Hoang lạnh

😀

Đầu tiên, nở 1 nụ cười đã. Viết văn hoa thế thôi, ý là chưa nói gì, mà cười một phát lấy hơi đã, tại vào cái blog lạnh tanh, ko biết nói gì nữa, haizzz. (Ngoài lề: cái tính chưa nói đã cười này, hình như trong tướng số là tướng rất xấu xa bỉ ổi hay sao ấy, haizzz chả hiểu mình lây ở đâu cái thói cười trừ này, chưa nói gì, cứ cười trừ 1 phát đã rồi tính sau, rồi lại vừa cười vừa nói -> tướng xấu tướng xấu!!!!!!!)

Hoang lạnh: nghĩa là than cho cái blog mốc meo của chúng ta 😀 (ớ, lại cười >_< )

Cái tiêu đề nghe rợn rợn hả, thực ra mới đầu định viết là “Nx tâm hồn hoang lạnh” cho nó bắt mắt cơ, nhưng nghĩ lại, thấy viết thế thì sến quá, “nx tâm hồn hoang lạnh” nghe sến kinh!!! Mà thực ra là sến thực, vì nó là tên của 1 bài “nhạc sến” (aka nhạc vàng, nhạc trữ tình trước 75), trong đó có những câu rất cảm thán cho số phận con jun cái kiến thời chiến tranh loạn lạc như:

Anh hai mươi vào quân ngũ
Em mười sáu đến vũ trường.
Trót sinh giữa thời loạn ly
Khát khao bao nhiêu tình thương
Tâm hồn lạnh như băng giá… (Y Vũ) (Nhạc nhẽo thế này thì đánh đấm thế nào dc nữa 😛 )

Haizzz, đi xa chủ đề quá. Chuyện là lúc nãy surf facebook, thấy có bài thơ hay hay, định post lên đây cho blog đỡ lạnh lẽo.

Đây, nó đây:

Sau Phút Biệt Ly
By: Ngân Giang
Trời ở đâu, mà nước ở đâu?
Mây bay tám hướng lạnh chân cầu.
Tôi đi, đi mãi tìm trăng rụng,
Loáng thoáng hoa rừng vướng vó câu.

Nhà ở đây, và tôi ở đây,
Nửa khung cửa nhỏ, cánh thơ đầy.
Từng chiều nhẹ nhẹ vương theo gió
Có cả trăng về với bóng mây.

Thôi nhé!Người đi cứ việc đi,
Nhìn nhau lần chót nữa mà chi?
Có hồn nghệ sĩ lang thang đấy
Tiếng hát vang đường khóc biệt ly.

Tôi mơ hoa đăng đêm Giang Châu
Bốn mắt ngời sao…Họ hiểu nhau.
Họ hiểu nhau rồi, sau buổi ấy
Đôi lòng cùng nặng trĩu thương đau.

Bờ suối kìa ai soi võ vàng,
Nét gầy hằn rõ vẻ hiên ngang.
Tôi về khép kín dư âm lại
Cho đọng tơ lòng những tiếng vang.

Đấy một người đi tìm một người.
Sa trường ghê lạnh máu tanh hôi,
Sa trường có cả vầng trăng đẹp
Tôi nhớ đêm nào giọt lệ rơi…

Có tiếng chân người bước ở đâu,
Mênh mang cồn vắng trắng ngang đầu.
Sang Tần buổi ấy chia cành liễu
Sông Dịch trầm trầm nhạc nhớ nhau.

Kìa đôi chim én đã bay về
Mà cánh chim bằng vẫn cứ đi.
Lá rụng, cành rơi cành thấp thoáng,
Trăng vàng gầy gõ tiếng tử quy.

Thôi, không nhạc nữa, không thơ nữa,
Không khóc, mà không một tiếng cười.
Tôi nhất định không, không tất cả
Khi người ấy vẫn ở xa xôi…

……

Dài ghê hả, sến ghê hả 😀 Hình như là thơ tình thì phải.

Vầng, và blog giờ đây chắc đã bớt lạnh lẽo, và trở nên sụt sùi, và sến sủa haha  (như bản chất vốn có của nó 😛 )

Đây là về tác giả, trích từ thivien.net

Ngân Giang (1916-2002) là một nữ thi sĩ Việt Nam được biết đến với sở trường thơ mang hơi hướng thơ Đường, có nhiều bài được truyền tụng và được coi là hay trong áng văn thơ Việt Nam như “Trưng Nữ Vương”, “Xuân chiến địa”… Bà là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957.

….

Nữ sĩ Ngân Giang nổi tiếng là một nhà thơ nữ thời Tiền chiến và đã để lại nhiều áng thơ hay. Khi thấy bà không có tên trong “Thi Nhân tiền chiến” của Hoài Thanh, Hoài Chân và cũng không có tên trong “Nhà Văn hiện đại” của Vũ Ngọc Phan, hai biên soạn là Nguyễn Tấn Long và Nguyễn Hữu Trọng trong “Việt Nam thi nhân tiền chiến” (quyển trung, NXB Sống Mới, 1968, tr. 151) đã ghi lời than phiền của thi sĩ Thẩm Thệ Hà:
“Điều làm cho ngạc nhiên là tại sao các nhà phê bình văn học lại bỏ quên một nữ sĩ tài hoa đến thế?”

Đây là collection của bả trên thivien: http://www.thivien.net/Ng%C3%A2n-Giang/author-93pnrzipHZlLkZCzVum_Tg

Btw, thivien bây giờ giao diện khác hoắc (hay là em vô nhầm page???). Nhìn nó không thô sơ, giản tiện và mộc mạc như thời xưa nữa, thay vào đó là đủ mọi thứ màu mè, hoa lá cành, ảnh động, chữ động của vô vàn các loại quãng cáo quãng mèo nhảy lên nhảy xuống. Đủ các loại nồi cơm điện, sạc điện thoại, cho đến máy hút bụi, bàn ủi bàn là, vé máy bay giá rẻ đi Đài Loan 9k vnd… Đúng là “cơm áo ko đùa với khách thơ”, thivien cũng phải làm dịch vụ mới tồn tại dc? Biết thế, nhưng vào trang thấy xấu hẳn, cảm hứng thơ thẩn tuột dốc vèo vèo 😥

…..

Anh ca

Bán Túi Thơ – Hàn Mặc Tử

Mấy bài thơ này đọc thấy Hàn Mặc Tử dễ thương thế nào ấy 😀

Bán Túi Thơ

Ai mua ta bán túi thơ đây
Đổi lấy tiền tiêu với tháng ngày
Vay mãi non sông coi hổ mặt
Mượn hoài trời đất đã quen tay
Xuân về bố thí năm ba chữ
Tết lại tiêu pha sáu bảy bài
Nhắn khách văn chương trong bốn bể
Bằng lòng mua lấy trả tiền ngay.

Bán Túi Thơ (tự họa)

Này người rao bán túi thơ đây
Văn ấy ta xem kể những ngày
Lắm đoạn tầm thường chưa xứng mặt
Đôi câu kha khá lại lên tay
Rừng Nho cao thẳm bao nhiêu chữ
Biển học sâu xa há mấy bài
Nhắn nhủ, thôi đừng mua bán nữa
Túng tiền hỏi tớ, giúp cho ngay.

Hai bài này nằm trong “Lệ Thanh Thi Tập”, viết hồi còn trẻ, vẫn vui tươi hồn nhiên phóng khoáng, ngông nghênh và hài hước 😛

Đọc bài này em hay nghĩ tới một cảnh… thời nay 😀

Trả lời người rao bán thơ

Một trăm người bán vạn người mua
Khế ngọt thì chanh ắt phải chua.
Cái lưỡi không xương nhiều lắt léo
Con người mắt thịt lắm thêu thùa.
Thôi đừng nhát khỉ rung cây nữa
Mà chớ vườn hoang múa gậy bừa
Có biết thì thưa, không dựa cột
Lên tay, xuống ngón, vội hơn thua.
Trả lời người rao bán thơ (tự họa)

Mặc người trau chuốt, mặc người mua
Ai bảo chanh chua, khế chẳng chua
Mắt cá, hạt châu nên lựa lọc
Miệng lằn, lưỡi mối khá thêu thùa
Trống qua cửa Sấm qua đâu nổi,
………………………………………….
Đàn gảy tai trâu, tay móng nhọn
Mạt cưa mướp đắng thủa nào thua.

Nói chung là trào phúng (tự trào) nhưng vẫn ngông cuồng kiêu căng, chê mình chê người 😛

Văn cảnh:

Theo tác giả Nguyễn Bá Tín (Hàn Mặc Tử trong riêng tư, NXB Hội Nhà Văn, 1994) thì: Khi bước vào địa hạt thơ mới, Hàn bắt đầu được nhiều người khen ngợi. Nhà thơ trẻ Bích Khê chê anh “Điên”, qua lời lẽ khinh bạc mất cả…. vệ sinh trong bài thơ “ Bán Thơ ”…. Nghe được, Hàn cao hứng làm luôn bốn bài, vừa tự xướng, vừa tự họa. Từ đó về sau nghe nói họ quen nhau.

Bán thơ (Bích Khê)

Mưỡu:

Hôm xưa tớ đã bán sầu
Món hàng khá đắt, khách cầu khách mua.
Còn môn Thi vẫn của chua
Khách nào có thích tớ cũng bán đùa làm quen.

Nói:

Sầu đã bán thì thơ cũng bán nốt
Mối Thi-Sầu không cột lại làm chi!
Kìa như đau, như khổ, như oán, như si
Nào giọng đàn ai oán, giọt lệ thương bi
Kết cuộc lại “mốc xì” gì đâu ráo!
Rồng vẽ lối xưa toàn những sao
Cua bò Thơ Mới chả nên câu!
Cũng rung đùi xưng Lí, Đỗ, Hàn, Tô.
Rõ “bát xáo cởi quần mò không thấy cái…”,
Tớ trót đã cùng mang bệnh dại
Từ nay xin đem bán lại cho đời.
Khách làng chơi ai cần đến vốn chơi
Tớ xin bán không lời, cả vốn.
Đời tranh cạnh xen thi vào càng lộn xộn
Chẳng ích chi thêm hao tốn lòng người
Để công phấn đấu với đời.
………….

Anhca

Vè nói ngược

Tháng trước nữa ta qua nhà ông bà chơi, vớ được quyển tuyển tập ca dao tục ngữ Việt Nam, đọc nhiều câu rất thú vị, định (mượn) vác về nhà viết một bài chơi, nhưng bận quá đi (a traditional excuse), rồi quên mất… Đành hẹn năm sau vậy.

Hôm nay đăng lên đây tập hợp một số bài vè nói ngược trong dân gian, đăng rải rác trên các trang mạng.

Vè nói ngược  bắt nguồn vùng nông thôn miền Bắc, phản ảnh những quan sát trong cuộc sống của người nông dân (nhưng tất nhiên được nói ngược lại), ý tứ hóm hỉnh nhẹ nhàng, đọc lên nghe vui vui.

Không có bản nào là bản original, có lẽ đầu tiên chỉ là vài câu, rồi người này người kia, làng này xã kia, quê này vùng kia, qua thời gian, mỗi nơi thêm một ít, không giống nhau, ko thống nhất. Mấy đoạn cuối, chắc là thêm vào thời thuộc địa.

(bản đăng trên thivien.net)

Ve vẻ vè ve
Cái vè nói ngược
Non cao đầy nước
Đáy biển đầy cây
Dưới đất lắm mây
Trên trời lắm cỏ
Người thì có mỏ
Chim thì có mồm
Thẳng như lưng tôm
Cong như cán cuốc
Thơm nhất là ruốc
Hôi nhất là hương
Đặc như ống bương
Rỗng như ruột gỗ
Chó thì hay mổ
Gà hay liếm la
Xù xì quả cà
Trơn như quả mít
Meo meo là vịt
Quạc quạc là mèo
Trâu thì hay trèo
Sóc thì lội nước
Rắn thì hay bước
Voi thì hay bò
Ngắn như cổ cò
Dài như cổ vịt
Đỏ như quả quýt
Vàng như quả hồng
Cao tồng ngồng như chim tu hú
Lùn lụ khụ như chim bồ nông
Hay chạy lon ton là gà mới nở
Cái mặt hay đỏ là con gà mào
Hay bơi dưới ao mẹ con nhà vịt
Hay la hay hét là con bồ chao
Hay bay hay nhào mẹ con bói cá

Ngồi buồn nói ngược mà chơi
Cua đinh nó liệng trên trời quá hay
Trưa trưa bắt chó ra cày
Trâu kia hực sủa, chuột dày ông voi
Một lũ thầy bói đi coi
Trưa trưa đốt đuốc mà soi ếch bà
Con nít mà dắt bà già
Chân đi lỏng khỏng té mà xuống ao
Câu thì lấy đá làm phao
Lưới kia đem bủa ào ào ngọn cây
Con sấu liệng bay trên mây
Rồng vàng trói ké nằm ngay dưới bè
Thầy pháp tụng kinh rề rà
Thầy chùa bắt chó ra hè mà ram
Thầy tu mắng chửi làm xàm
Chằn tinh tu hành đọc sách siêng năng
Chuột xạ thấy thịt thì gầm
Hùm thì bươi rác xóc dằm trong da
Dưới sông tàu ngựa, chuồng dê
Trên bờ lại thả câu rê, lưới mành
Chẻ tre mà buộc manh manh
Xe sợi chỉ mành cột cổ con nai
Bùn kia đã cứng còn dai
Thịt gà cồ nọ chưa nhai đã mềm
Con vịt đá độ ăn tiền
Gà trống mẹ hiền lặn lội nuôi con
Đàn bà trang điểm kiếm chồng
Con gái ở vậy dốc lòng thuỷ chung
Bảy mươi, bảy mốt còn son
Mười lăm mười sáu cháu con bộn bàng

(một số bản tập hợp trên trang này)

Bước sang tháng sáu giá chân
Tháng chạp nằm trần bức đổ mồ hôi
Con chuột kéo cày lồi lồi
Con trâu bốc gạo vào ngồi trong nong
Vườn rộng thì thả rau rong
Ao sâu giữa đồng, vãi cải làm dưa
Đàn bò đi tắm đến trưa
Một đàn con vịt đi bừa ruộng nương
Voi kia nằm ở gậm giường
Cóc kia đánh giặc bốn phương nhọc nhằn
Chuồn chuồn thấy cám liền ăn
Lợn kia thấy cám nhọc nhằn bay qua
Bao giờ cho đến tháng ba
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng
Hùm nằm cho lợn liếm lông
Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi
Nắm xôi nuốt trẻ lên mười
Con gà, nậm rượu nuốt người lao đao
Lươn nằm cho trúm bò vào
Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô
Thóc giống đuổi chuột trong bồ
Một trăm lá mạ đuổi vồ con trâu
Chim chích cắn cổ diều hâu
Gà con tha quạ biết đâu mà tìm
Gà con đuổi đánh diều hâu
Chim ry đuổi đánh vỡ đầu bồ nông
Thóc gạo đuổi chuột trong bồ
Đòng đong cân cấn đuổi cò ngoài ao

Bao giờ cho đến tháng ba
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng
Hùm nằm cho lợn liếm lông
Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi

Nắm xôi nuốt trẻ lên mười
Con gà nậm rượu nuốt người lao đao
Lươn nằm cho trúm bò vào
Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô

Thóc giống cắn chuột trong bồ
Một trăm lá mạ đuổi vồ con trâu
Chim chích cắn cổ diều hâu
Gà con tha quạ biết đâu mà tìm

Lúa mạ nhảy lên ăn bò
Cỏ lăn, cỏ lác rình mò bắt trâu
Gà con đuổi bắt diều hâu
Chim ri đuổi đánh vỡ đầu bồ nông

Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè nói ngược
Ngựa đua dưới nước
Tàu chạy trên bờ
Lên núi đặt lờ
Xuống sông đốn củi
Gà cồ hay ủi
Heo nái hay bươi
Nước kém ba mươi
Mồng mười nước nhảy
Ghe nổi thì đẩy
Ghe cạn thì chèo
Mấy chú nhà nghèo
Cho vay bạc nợ
Nhà giàu nhà có
Thiếu trước hụt sau
Đòn xóc bổ cau
Dao bầu cắt lúa
May quần bằng búa
Bửa củi bằng kim
Bới đất tìm chim
Sư chùa gian ác
Què đi công tác
Lác lái máy bay
Cụt tay đào hầm
Thằng câm gọi điện
Chị điếc nghe đài
Ông móm nhai xương
Bà mù đọc báo
Mùa hè chết cóng
Nước nóng đóng băng
Tìm chim dưới nước
Ban phước cho cha
Rùa chạy lăng xăng
Thỏ bò nhúc nhích
Model phục phịch
Bà chửa có eo
Heo thích leo trèo
Mèo thương chuột lắm!
Giữa đêm có nắng
Trưa trời đầy sao
Yêu thì mày-tao
Ghét thì ấy-tớ
Vua làm thằng ở
Thị Nở hoa khôi
Thợ xây thì phá
Cá nhảy bằng chân
Vạn lý thì gần
Nhà bên xa cách
Chuông kêu tí tách
Vải rách ầm trời

Ve vẻ vè ve
Nghe vè nói ngược

Cái lược quyét nhà
Chổi bà chải tóc
Cụ già đi học
Cháu bé ngồi nhà

Gà mẹ đẻ con
Lợn sề ấp trứng
Em bé cao hứng
Hát ca cải lương
Nghệ sỹ thân thương
Khóc đòi ty mẹ

Củ hành củ hẹ
To bằng bình vôi
Quả mít chín rồi
Bé bằng hạt bưởi

Tất ta tất tưởi
Khen là ung dung
Ăn nói lung tunng
Khen là điềm đạm

Mưa nhiều bị hạn
Nắng cháy đầm lầy
Bong bóng thì chìm
Gỗ lim thì nổi
Đào ao bằng chổi
Quét nhà bằng mai
Hòn đá dẻo dai
Cục xôi rắn chắc
Gan lợn thì đắng
Bồ hòn thì bùi
Hương hoa thì hôi
Nhất thơm thì cú
Đàn ông to vú
Đàn bà rậm râu
Hay sủa thì trâu
Hay cày thì chó
Người thì có mỏ
Chim thì có mồm
Thẳng như lưng tôm
Cong như cán cuốc
Thơm nhất là ruốc
Hôi nhất là hương
Đặc như ống bương
Rỗng như ruột gỗ
Chó thì hay mổ
Gà thì liếm la
Xù xì quả cà
Nhẵn như quả mít
Meo meo là vịt
Quạc quạc là mèo
Trâu thì hay trèo
Sóc thì lội nước
Rắn thì hay bước
Voi thì hay bò
Ngắn như cổ cò
Dài như cổ vịt
Đỏ như quả quýt
Vàng như quả hồng
Nghe vẻ nghe ve,
nghe vè nói ngược
Voi tượng dưới nước
Thuyền đi trên bờ
Trên núi đặt lờ

Dưới sông bửa củi
Gà cồ hay ủi
Heo nái hay bươi
Mùng mười nước chảy

Ghe nhẹ thì đẩy
Ghe nặng thì chèo
Bớ chú nhà nghèo
Cho vay bạc nợ

Có chú nhà rách
Cầm vách bửa cau
Tiêm trầu bằng bột
Gói bánh bằng vôi

Giã gạo bằng nồi,
nấu cơm bằng cối
Bữa rằm trời tối,
mùng 1 sáng trăng
Con nít rụng răng,
bà già mới mọc

Nghe vẽ nghe ve
Nghe vè nói ngược
Cái lưng đằng trước
Cặp mắt đằng sau
Chiên cá dùng thau
Giặc đồ sài chão
4 tuổi gọi lão
70 kêu thằng
Sáng mà thấy trăng
Đêm về có nắng
Cục than màu trắng
Viên phấn màu đen
Chân để thổi kèn
Miệng thì nhịp trống
Mũi thường nghe ngống
Tai ngữi thấy mùi
Nhà ở có mui
Chiếc xe có nóc
Lớn giống con ốc
Bé tựa con voi
Gạo dùng nấu xôi
Nếp làm cơm tấm
Đi mưa thì ấm
Đi nắng lạnh run
Chó đen tên mun
Mèo đen tên mực
Cao ví như vực
Núi lại thẩm sâu
—-


Hay nàng Dật Ly chơi một bài vè nói ngược về Quan hệ quốc tế hay biển Đông chăng???

Trăng của Hàn Mặc Tử

Vốn tính kiếm bài thơ Tàu ngắn gọn súc tích post lên chơi, nhưng mà lại đang hô hào a dua theo phong trào “người V dùng hàng V chống hàng T” nên thôi 😛

Thơ VN thì thik nhất là Hàn Mặc Tử, thế làm 1 ít Hàn Mặc Tử vậy 😉

Lần đầu tiên biết tới nhà thơ Hàn Mặc Tử là từ bài hát Hàn Mặc Tử của nhạc sỹ Trần Thiện Thanh – bài hát kể về cuộc đời thảm của nhà thơ tài hoa mà vắn số – 27 or 28 tuổi gì đó (Thông cãm, bạn Anh Ca từ bé đã bị nhiễm nhạc vàng/sến, mà thực ra cũng nhờ nhạc vàng mà cái lòng yêu thơ mới nó mới có thể lay lắt tồn tại được trong 1 tâm hồn khô cằn như thế này.  Nguyên do là bởi nhạc vàng thường dc phổ từ thơ mới hoặc các nhạc sỹ  thường hợp tác vs các nhà thơ để viết bài hát).

Mở đầu bài hát Hàn Mặc Tử là 1 đoạn thơ rất … aizzz ko biết nói thế nào, chỉ biết dùng 1 từ “hay” cho gọn :D.

“Ai mua trăng, tôi bán trăng cho
Trăng nằm im trên cành liễu đợi chờ
Ai mua trăng, tôi bán trăng cho
Chẳng bán tình duyên ước hẹn hò.”

Câu thơ có vai trò câu chốt, bao hàm ý tứ cho cả bài hát. Trần Thiện Thanh đã rất là tri âm vs Hàn Mặc Tử về cái tình yêu to lớn của thi sỹ họ Hàn (thực ra thì ko phải là Hàn, nhưng thôi cứ gọi thế cho hay ho vậy :P) đối với trăng. Ta chưa làm thống kê, nhưng có lẽ phải tới 70-80% bài thơ của họ Hàn có nhắc tới trăng.

Trăng thì xưa nay vốn dc công nhận trong thơ văn là “đẹp” rồi, còn đẹp positive hay negative thì tùy người. Văn thơ cổ thì “trăng” là nhã khách, thanh tao cao nhã, dĩ nhiên đôi khi cũng không nhã mấy, ví dụ “trăng” như trong các tình huống “hoa tiền nguyệt hạ” hoặc kiểu:

“Nhạn tự hồi thì,
Nguyệt mãn tây lâu.” (Lý Thanh Chiếu)

Có điều ko nhã ko có nghĩa là tục, chỉ là bạn “trăng” trong mấy trường hợp này ít hơn phần “tao nhân mặc khách” mà nhiều hơn ủy mị kiểu nhi nữ tình trường.

Hàn bạn cũng là 1 kẻ tao nhân mặc khách, nhưng đáng tiếc là cuộc đời quá bi kịch:

“Tình yêu vừa chớm xót thương cho chàng cuộc sống phế nhân
Tiếc thay cho thân trai, một nửa đời chưa qua hết
Trách thay cho tơ duyên chưa thắm nồng đã vội tan
Hồn ngất ngư điên cuồng cho trời đất cũng tang thương, mà khổ đau niềm riêng.” (Trần Thiện Thanh)

Nói thật là trong hoàn cảnh đó mà còn “tao” với “nhã” được thì quả là có vấn đề ấy. Vì vậy mà trăng trong thơ bạn ấy, có thơ mộng, có dịu dàng, nhưng cũng có ghê rợn và khủng bố 😛 , nhất là giai đoạn khi bệnh tình chuyển sang nguy kịch :P.

Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sông Trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay ?

===> quá thơ mộng đi thôi! Nhưng mà:

“Ta đã ngậm hương trăng đầy lỗ miệng
Cho ngây người mê dại đến tâm can
Thét chòm sao hoảng rơi vào đáy giếng
Mà muôn năm rướm máu trong không gian.”

“Ta hoảng hồn, hoảng vía, ta hoảng điên
Nhảy ùm xuống giếng vớt trăng lên.”

“Hôm nay còn một nửa trăng thôi
Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi!”

“Ta gặp nàng Trăng ở suối Trăng
Nỗi lòng ta mở lẹ như phăng
Sáng trưng sáng cả vùng tiên động
Ta ngắm hồn ta dáng trẻ măng

Thơ ta vọt bắn thơm phưng phứt
Vô số màu tươi chảy lặng lờ
Lời đẹp thôi miên người đẹp lạ
Ta cười khanh khách điệu tơ mơ .”

…vv… và vv…

thì quả là ma quái và đáng sợ mà 😛 (may mà bạn Anh Ca vốn là fan truyện kinh dị nên nuốt vẫn vào). Viết khí ko phải chứ nhiều lúc ta còn tưởng tượng Hàn Mặc Tử là như thế này này (hehehe)

Hình như khoa học cũng có vài công trình đưa ra giả thuyết là trăng tròn dễ khiến người ta thay đổi tâm lý và hành vi (tỷ lệ phạm tội đêm rằm tăng hơn, ma cà rồng và người sói cũng thường xuất hiện hihihi).

Bài hát kêt thúc vs câu thơ:

“Trăng vàng ngọc, trăng ân tình chưa phỉ
Ta nhìn trăng, khôn xiết ngậm ngùi trăng…”

vốn được trích từ bài Phan Thiết Phan Thiêt! (trong tập Xuân Như Ý – 1939)

“Nơi đã khóc, đã yêu thương da diết
Ôi trời ôi! là Phan Thiết Phan Thiết
Mà tang thương còn lại mảnh trăng rơi
Ta đến nơi Nường ấy vắng lâu rồi
Nghĩa là chết từ muôn trăng thế kỷ
Trăng vàng ngọc, trăng ân tình, chưa phỉ!
Ta nhìn trăng, khôn xiết ngậm ngùi trăng
Ta vãi tung thơ lên tận sông Hằng,
Thơ phép tắc bỗng kêu rên thống thiết
Hỡi Phan Thiết! Phan Thiết!
Mi là nơi ta chôn hận nghìn thu
Mi là nơi ta sầu muộn ngất ngư .”

Mỗi lần đọc thơ Hàn Mặc Tử lại thấy có gì đó uất ức, thương hận. Hận cho một kiếp tài hoa mà bạc mệnh. Có lẽ vì cái sự tiếc nuối này mà mình đặc biệt thích Hàn Mặc Tử (bonus thêm là ác cảm người tên là Mộng Cầm, chưa ngâm cứu nhiều, nhưng mà đọc trong thơ tự dưng ghét, cảm tính lắm :P)

Ghi chú: Lười nên ko ghi tên từng bài thơ, trên trang Thi Viện có 1 collection của HMT, ta lấy ở đó đấy 😛

Anh Ca

Thơ ‘Tự do’

Tình hình là hôm trước mềnh vừa chê bôi 1 hồi thể loại thơ ‘tự do’ , sau mới giật mình – thật là… ăn ko trông nồi, ngồi ko trông hướng j cả. Lại cái tật nói năng mà không nhìn trước nhìn sau 😦

Ông bác mình – nhà báo là chính, nhưng lâu lâu cũng làm thơ , in thơ này nọ – chính là 1 nhà thơ “tự do”. Dĩ nhiên làm nhiều thể loại khác nhau, cũng nhiều bài theo lối ‘cổ điển’, nhưng cũng có thể loại 1 câu 1 chữ, 1 câu 3 chữ, rồi 1 câu 8 chữ…:(

Chính là kiểu này đây 😦

BẾN

Bến
Gợn lăn tăn
Thuyền chống sào
Cây đa tỏa bóng
Rễ buông lòng thòng
Bức tranh thủy mặc
Thuần khiết
Tâm hồn Việt.

Thuở mười lăm
Xuống bến
Chờ em
Ta trở về
Cây đa già ngoài năm mươi năm
Rễ bành chiếc ghế
Đợi
Tuổi em rằm

Bến
Đầu nguồn
Tõe những con thuyền
Và hút những con thuyền./.

Ôi, cháu vs chắt, theo Hủ Nho thì thế này chắc bạn Anh Ca đã dc xếp vào loại hỗn láo rồi :B

……….

Có điều, quả thực là mình cũng ko hiểu là thơ kiểu này nó hay chỗ nào nhỉ? Có lẽ mỗi người 1 cảm nhận. Theo ý của ổng:

Các báo hiện nay đều đăng nhiều thơ cho nhiều tác giả, đủ mọi ngành nghề. Ðiều này có cái lợi cho phong trào là không khí thơ đa dạng. Nghĩa là thơ có bình diện rộng, đề tài rộng. Nhưng , thơ là “ý tại ngôn ngoại” , chủ yếu ở “tứ thơ” mới thành bài thơ. Nhờ tứ , bài thơ dễ nhớ. Thơ không có tứ, dù cố ý quảng cáo mong người ta nhớ cũng bằng không!

Có lẽ nx người làm thơ tự do cũng có cái lý của họ thật, tứ thơ hiếm lạ độc đáo, nhưng mà phải gò ép theo luật gieo vần gieo thanh thì có lẽ mất cái tứ  thơ hay… Hình thức và nội dung cả hai đều quan trọng, nhưng có khi phải đánh đổi.

Có điều, sự thực là thơ tự do người ta làm hàng tấn, nhưng lại ít bài gây ấn tượng, được ghi nhớ… Có lẽ đã gọi là thơ, ‘vần điệu’ vẫn là thứ quan trọng.

Truyện Kiều cốt truyện nhàm chán như vậy, qua tay cụ Nguyễn Du mà lưu truyền từ đời này sang đời khác, phần nhiều chính là nhờ âm điệu du dương dìu dặt của nó.

Trường ca Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, bao nhiêu tứ thơ hay, nhưng mấy người có thể thuộc (Anh Ca thì chả thuộc câu nào, nếu ko muốn nói hồi đi học rất ghét bài ý)

Vậy mới thấy, 1 bài thơ vừa có tứ hay, lại niêm luật chặt chẽ quả thực là viên ngọc quý giá.

Aizzz, bạn Anh Ca bình thường khá liberal, có điều trong sở thích thơ từ, thái độ có lẽ vẫn là conservative.

Anh Ca

12/6 — Vũ Hoàng Chương

Mình thích thơ của VHC — tứ thơ cũ cũ mà lại mới mới,  thanh tao mà lại táo bạo, Đông Đông Tây Tây lẫn lộn 1 mớ, nhưng mà hay…

Có lẽ vì cái sự “phiêu” hết mức của bác ấy — Cùng vs Hàn Mặc Tử, là 2 nhà thơ mình thích nhất trong dòng Thơ Mới :))

Trích đoạn “Mười hai tháng sáu”

…Là thế, là thôi, là thế đó!
Mười năm thôi thế mộng tan tành.
Mười năm trăng cũ ai nguyền ước,
Tố của Hoàng ơi! Tố của Anh…

Bài này thãm quá nên mình cũng ko thích, nhưng đoạn thơ này thì bị khắc khá sâu trong đầu, từ hồi nhỏ đã bị nghe riết tới thuộc 1 đoạn ngâm — đã bị modified — sau này mới tìm được bản gốc, hihi.

“Là thế là thôi là thế đó

Ba năm thôi thế mộng tan tành

Ba năm trăng cũ ai nguyện ước

Tố của Hoàng ơi, hỡi nhớ thương”

Nếu có nhã hứng muốn đọc, rất thích hợp cho nx người thất tình, he he, có thể vào trang, or search đầy trên mạng 😉

http://www.thivien.net/viewpoem.php?ID=230

Sao cứ tới lúc sức ép deadline ngập đầu thì mới có hứng đọc thơ ngẫm nghĩ thế nhỉ, chết mất. Lúc rỗi thì lại tót đi chơi 😦 — PHẢI SỬA ĐỔI! 😦

Anh Ca