“Nghe phong phanh” và “sự vẩn đục” của tiếng Việt?

Lâu lâu đọc báo, lướt FB hay blog bliec, thấy mọi người hay sử dụng cụm từ “nghe phong phanh” (ý là nghe loáng thoáng), mình thấy hơi bực tai. Dĩ nhiên với nhân sinh quan “sống chết mặc bay” vốn có thì bạn Anh Ca cũng chỉ nghe vậy và chỉ biết có vậy mà thôi, nói sai cũng có chết ai đâu, mà nói sai nhiều lần thì tự dưng nó cũng thành đúng thôi (Lỗ Tấn đại ca cũng từng nói, làm gì có đường…) 😛

Có điều nhờ phước của phong trào “Học tập tấm gương đạo đức HCM”, ta mới thấy được tấm lòng trăn trở da diết of Bác Hồ với sự nghiệp “giữ  gìn sự trong sáng của Tiếng Việt” quá, thôi thì nếu mình biết chút gì thì cũng lên tiếng vậy. Ai tình cờ đọc qua và thấy thích thì sửa đổi, còn nếu quen rồi ko sửa thì cũng ko sao.

“Phong phanh” thực ra nghĩa là “(áo quần) mỏng manh, đơn sơ”, dùng cụm “nghe phong phanh” là ko hề chính xác và có nghĩa, nên nói là “nghe phong thanh” thì mới chính xác. Từ “phong thanh” (风声), nghĩa gốc là “tiếng gió”, nghĩa bóng là “lời đồn, tin đồn loáng thoáng”. Nghe “tiếng gió” nên chỗ được chỗ mất, tin tức chưa được confirmed hay kiểm chứng. Để thể hiện sự khách quan và tránh bị người khác “đập” khi đưa tin sai, người ta phải mào đầu bằng cụm “nghe phong thanh” (gió thổi qua thì tôi nghe thấy thế thôi, nghe chỗ được chỗ mất).

Còn nhiều trường hợp dùng từ nhầm hoặc ko chính xác nữa, nhưng mà nhất thời ko nghĩ ra. Chỉ tạm đưa 3 ví dụ đơn sơ thôi:

Lãng mạn: nhiều người hay tưởng nhầm đây là từ láy (và viết thành “lạn mạn” hay “lãng mạng”) có lẽ nghĩ nó giống từ “lan man” hay là “lãng đãng” chăng? Thực ra thì nó là 1 từ ghép chứ ko phải từ láy (sự khác nhau giữa 2 loại từ này, xin xem lại ngữ pháp của Tiếng Việt). Gốc nó là từ 浪漫, “lãng” nghĩa là “sóng biển” hoặc là “phóng túng” (trong từ “lãng tử” ấy), “mạn” nghĩa là “tự do, tản mạn”. Nghĩa đen là “con sóng tự do, cù bơ cù bất”, còn nghĩa bóng là (tâm hồn, tính cách) thoái mái, phóng túng, ko ràng buộc (ban đầu ko có nghĩa là sướt mướt gì đâu, sau thì ko biết sao mà “lãng mạn” bị coi là equivalent với sầu bi, sướt mướt, haizzz, lại đọc Lỗ Tấn’s quote :P)

Diên hải (thay vì duyên hải): gốc là 沿海, đọc là “diên hải”, nghĩa là gần biển. Chắc là người Việt thấy đọc là “diên” nghe ko êm tai nên chuyển thành “duyên” cho nó mặn mà :P. Thấy trên trang web của bộ nào đó của Chính phủ ta đã bắt đầu sử dụng từ “diên hải” rồi đấy. 😀

Tương tự vần “iên” bị thay bằng “uyên” là trường hợp Điêu Thiền hoặc là “kim thiền thoát xác”, thường bị người V ta đọc là “thuyền” hehehe.  “Thiền” ở 2 cụm trên đều có nghĩa là con ve.

Lỗi phát âm có thể châm chước, vd từ “lãng mạn” – người Miền Nam thường sẽ đọc thành “lãng mạng”, nhưng mà khi viết chính tả thì nên cố viết đúng. Mà muốn viết đúng thì đầu tiên là phải hiểu sao nó lại viết như thế này mà ko viết như thế kia. 😛

Dĩ nhiên, ngôn ngữ là do con người tạo ra, nếu chúng ta đều quy ước với nhau là “nghe phong phanh” là nghe đồn, “duyên hải” là ven biển… thì chúng ta sử dụng các từ này cũng là bình thường, “cứ đi mãi thì thành đường thôi”. Có điều nếu tình cờ mà chúng ta biết được các từ ngữ  nguyên gốc thì ta nên sử dụng các từ ngữ  gốc, bởi vì ko những chúng biểu nghĩa chính xác hơn mà ta cũng góp phần làm tiếng Việt rõ ràng và đẹp hơn. 😛

Anh Ca

About Hoasinh Anhca
Trì Trung Hoa sinh hưởng lạc - Chi Thượng Anh ca mạn đề

15 Responses to “Nghe phong phanh” và “sự vẩn đục” của tiếng Việt?

  1. Comment 1: thật là nhờ phước của cái phong trào kia à? 😀 – HS

    Like

  2. Đúng dợ, nhờ nó mà khẩu hiệu “giữ gìn…” cứ ra rả trên các loại mass media :))

    Anh Ca

    Like

  3. Comment 2: có người dùng nghe phong phanh thật à? –> mình phải chăm chỉ ra vào mấy diễn đàn xã hội mới được… – HS

    Like

  4. Comment 3: Trong Liêu Trai Chí Dị có chuyện Nhiếp Tiểu Thiền hay lắm…. 😀 – HS

    Like

  5. Si says:

    Pronounce van uyen co ve de hon van ien, dac biet trong truong hop ten dieu thuyen.
    Chu han viet thi cung co the cai cach, nhieu truong hop ko can thiet phai om lay cai cu, lai thanh hu?…. Hs

    Like

    • Tất cả các chữ sau tiếng Hán đều đọc là “chán” 嬋/ 蟬/ 禪 /單 (phồn thể), các cụ ta phiên âm giống nhau thành “thiền” (chữ 1: trong chữ thiền quyên, nghĩa là đẹp, 2: trong điêu thiền, 3: Zen, 4: trong Thiền Vu) để tạo thành 1 nhóm, vì chúng đều có chữ 单/單 giống nhau (phần 单/單 là để ký âm còn bộ thủ bên trái là biểu nghĩa mà)
      “Thuyền” các cụ đã dành để phiên âm chữ 船, đọc là “chuán”, nhìn bộ chữ khác nhau. Nếu đọc mấy chữ trên kia là “thuyền” thì e sẽ lẫn lộn, gây khó khăn trong việc nhớ mặt chữ.
      Mục đích ngày xưa cũng rõ ràng lắm, chứ ko phải là thik phiên âm thế nào thì phiên đâu ạ 😛
      Dĩ nhiên bây giờ ít người dùng chữ Hán Việt hay viết chữ Hán, cho nên việc đọc là gì cũng ko quan trọng nữa rồi. Nhưng mà vì mình học lõm bõm tiếng Hoa, lại yêu mến Bác Hồ nên cẩn thận 1 chút có lẽ tốt hơn 😀

      Anh Ca

      Like

  6. Riêng việc tên tuổi, một số chữ là cố tình dùng. Ví dụ điêu thuyền, chẳng nhẽ dịch được cả bộ tam quốc lại dịch sai 1 cái tên? chẳng qua đọc thuyền thuận hơn thì dùng thuyền. Hay ngày xưa cố ý dịch Triệu Mẫn thành Triệu Minh.

    Ngoài ra thì cố gắng đưa thành chuẩn cũng tốt, nhóm họp gì đó giống như các bạn TQ, nhưng cũng chẳng thể tuyệt đối. chuyện chữ Hán 1 chữ phiên âm nhiều cách, hay nhiều chữ phiên âm theo 1 cách là chuyện thường, đổi qua tiếng Việt biến cả cách, biến cả ý nghĩa, đảo lộn cả trật tự từ, cũng là bt.

    Phiên như thế nào, hiển hiện thành mặt chữ cho chúng ta đọc thì cũng mới 100 năm lại đây từ khi có chữ latinh chứ mấy. Cũng ko đảm bảo được thế nào mới là đúng.
    Mà từ thời Đường Kach Mệnh của Bác đến giờ đã khác lắm rồi
    Ví dụ như chuyện “lão gia” hay “lão da”, bây giờ mà dùng lão da nhìn hơi buồn cười, mặc dù theo từ điển cũ, hoặc từ điển nào biên soạn dựa trên từ điển cũ thì dùng là da, có từ điển mới đã chuyển là gia rồi
    Hay như Chu Du hay Châu Du. Nhiều người khẳng định là Châu mới là đúng
    Kiều của cụ Thanh Hiên nhà mình, có đổi từ nôm qua latinh thôi, cùng là tiếng Việt, mà cũng sai ầm ầm, cãi nhau ầm ầm. Mỗi tội bản của cụ Đào Duy Anh nổi quá rồi, được phổ biến rộng rãi rồi, nên khó có ai thay đổi được.
    Thôi ngôn ngữ nằm ngoài chuyên môn…chỉ biết đến thế. – HS

    Like

    • – “Phiên như thế nào, hiển hiện thành mặt chữ cho chúng ta đọc thì cũng mới 100 năm lại đây từ khi có chữ latinh chứ mấy. Cũng ko đảm bảo được thế nào mới là đúng.” ===> em nghĩ là phiên âm HV đã có từ ngàn xưa, chỉ là dc ký âm bằng chữ Nôm chẳng hạn, sau này có mẫu tự Latin thì mới dc ký âm lại bằng Latin, âm được ký theo nguyên tắc sẽ ko thay đổi.
      – Cụ nào đó dịch ra Điêu Thuyền chắc vì cụ ấy hứng chí lên thì thích thế, rồi editor ko để ý, làm cho Điêu Thuyền trở thành “chính thống”. Nghe thuyền lại thấy đẹp hơn thiền???!! Để ý là nếu “chán” dc công nhận đọc là “thuyền” thì sao các từ điển ko để thêm alternative “thuyền” bên cạnh “thiền”??? 😛
      Lại nói, các chữ “thiền” trong tiếng Hán đều ko phát âm một cách tròn miệng, trong khi chữ “thuyền” (chuán) thì phải uốn miệng. Tương tự chữ “diên” cũng ko tròn miệng (yán) còn nx chữ đọc là “duyên” thì tròn miệng (yuán). Khi phiên âm sang Hán Việt, các cụ Hủ Nho của ta đã cố hết sức để hệ thống hóa nhằm đơn giản hóa và khoa học hóa quá trình này (dĩ nhiên là cố hết sức thôi, chứ làm j đạt được mục tiêu 100%).
      – Chữ “da” và “gia” đều phát âm Việt giống nhau nên người ta viết 2 cách thì đều tương đương như nhau (dù gia nhìn đẹp hơn da :P)
      – Về Triệu Minh, có lẽ ngày xưa bác KD đặt tên cho cô ấy là chữ Minh chăng, ông này vẫn hay đổi tên nhân vật. Còn nếu như mà original là Mẫn mà phiên thành Minh thì người dịch cẩu thả thôi, chả bao giờ chữ Mẫn đọc thành chữ Minh cả.
      – Chu và Châu: 朱 (Zhu) và 周 (Zhou) thì em ko biết sao mà cả 2 đều đọc thành 2 cách, có điều các cụ đều cung cấp 2 alternatives này trong tự điển 😛 => đã đc legitimised! (chết thật, mình elitism quá, lại khuôn sáo cổ hủ nữa, Hủ Nho rồi :P)
      – Truyện Kiều e ko hứng thú mấy nên ko tìm hiểu 😀

      Hủ Anh Ca

      Like

  7. ko phải chan duoc công nhận hay ko công nhận là thuyền, mà chị chỉ nói riêng tên Điêu Thuyền được đổi vì có thể người dịch thấy thuận miệng hơn, đó là cảm nhận của mỗi người, vậy thôi. Mà cũng ko biết chúng ta gọi là Điêu Thuyền từ khi nào. Ở trên đã nói là “Riêng việc tên tuổi”, chứ ko nói những việc khác liên quan đến phát âm với ý nghĩa, Triệu Mẫn là nguyên tác, nhưng cố tình dịch sai. Những vấn đề này khỏi cần nói nữa cho mệt.

    Những chuyện phức tạp chữ hán – chữ nôm – phiên âm hán việt – ký xướng âm ngày xưa ngày nay, từ điển và hiện thực dùng ngôn ngữ, cái nào theo cái nào, thì nằm ngoài chuyên môn – miễn bàn.

    Còn việc cái nào sẽ trở thành chuẩn thì lịch sử sẽ có câu trả lời.

    – HS

    Like

    • Overnite hả, sao wake up sớm thế, mới 5am 😛
      Thừa nhận là e vốn hơi consevative trong lĩnh vực này. Có điều e cũng ko bắt buộc mọi người phải sửa đổi hoặc thừa nhận “thiền” mới đúng. E chỉ chỉ mún nói rằng cách phiên âm cũ của các cụ Hủ Nho là khoa học hơn => recommended nên theo thôi!

      Like

  8. Btw, hình như version 1 là Minh 明, sang version sau đổi thành Mẫn 敏 hay sao ý, theo wiki thôi, ko sure lắm 😦 http://en.wikipedia.org/wiki/Zhao_Min

    Hủ Anh Ca

    Like

  9. nhanha315 says:

    Cái từ nghe phong thanh có 1 con mẹc cứ cố cãi ta nghe phong phanh. Thiệt muốn đập cuốn từ điển tiếng Việt vô mặt nó. Ngu mà cho mình thông minh là tội ác a~. Bệnh nên chữa

    Like

Leave a comment