Hải khẩu dạ bạc hữu cảm I – Nguyễn Trãi

海口夜泊有感

一別江湖數十年,
海門今日繫吟船。
波心浩渺滄洲月,
樹影參差浦漵煙。
往事難尋時易過,
國恩未報老堪憐。
平生獨抱先憂念,
坐擁寒衾夜不眠。

Nhất biệt giang hồ sổ thập niên
Hải môn kim nhật hệ ngâm thuyền
Ba tâm hạo diểu thương châu nguyệt
Thụ ảnh sâm si phố tự yên
Vãng sự nan tầm thời dị quá
Quốc ân vị báo lão kham liên.
Bình sinh độc bão tiên ưu niệm*
Tọa ủng hàn khâm dạ bất miên.

Dịch nghĩa

Từ ra đi lưu lạc giang hồ đã mấy mươi năm
Tối nay buộc thuyền thơ nơi cửa biển
Đáy nước mênh mang, trăng chiếu trên bãi lạnh
Hình dáng cây cối lô nhô, khói phủ trên bến
Khó tìm nhớ lại việc xưa, thời gian trôi quá dễ
Tự thương xót mình đã già mà ơn nước chưa đền
Bình sinh một mình ôm cái chí lo truớc hưởng sau
Ngồi cuốn chăn lạnh thức suốt đêm.

* Bản Đào Duy Anh (Nguyễn Trãi toàn tập) ghi là ‘tiên ưu chí’: ý chí lo trước, do chữ ‘tiên ưu hậu lạc’ (lo trước vui sau). Bài Nhạc Dương Lâu ký của Phạm Trọng Yêm đời Tống có câu: ‘tất kỳ tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc’ (phải lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ), là tinh thần phục vụ của kẻ giúp dân giúp nước.

Cảm hứng đêm đậu thuyền ở cửa biển (Bản dịch của Nguyễn Tấn Hưng)
Bao năm xa cách sông hồ,
Đêm nay lại buộc thuyền thơ chốn này.
Mênh mông sóng bãi trăng đầy,
Khói lồng bến nước bóng cây im lìm.
Thời qua, việc cũ khó tìm
Chưa đền ơn nước buồn thêm tuổi già.
Tiên ưu ray rứt lòng ta,
Khoác chăn trằn trọc canh tà khôn khuây…

(nguồn: thivien.net)

—-

Đưa trước bài này lên để nâng cao sỹ khí, ‘câu dẫn’ bản dịch của Vũ Khánh 😀

Yên Liên đã có 2 bản dịch, nhưng chưa “show hàng”, phần vì vẫn phân vân 1 số ‘tu từ’, và phần vì đợi bản dịch của Vũ Khánh…

Đây là bài thơ được YL đánh giá là khá khó dịch, vì ba câu 5 6 7, đặc biệt nếu muốn giữ nguyên thể thơ Đường luật.

Vãng sự nan tầm thời dị quá…. cái ý ‘vãng sự nan tầm’ đối với YL quả có trừu tượng (hoặc là nàng này đầu óc không thông), không hiểu ý Ức Trai tiền bối là gì?

Quốc ân vị báo lão kham liên… dịch giả Nguyễn Tuấn Hưng dịch rất hay, nhưng muốn gói ý này trong câu 7 chữ không đơn giản chút nào, đặc biệt theo đúng luật câu này phải đối với câu trên.

Bình sinh độc bão tiên ưu niệm… chỉ là ba chữ tiên ưu niệm, nhưng bao hàm ý tứ sâu xa, nếu có tham vọng diễn Nôm, chọn từ ngữ  khá nan giải…

Tuy nhiên, vẫn vì cái sự người Việt dùng hàng Việt,  mà gửi email “bức” Vũ Khánh tham gia cuộc chơi này… Yên Liên gọi là cuộc chơi, còn Vũ Khánh email phúc đáp gọi đây là “kì thi”, hy vọng Vũ Khánh không đến mức cảm giác bị YL “ép người quá đáng” 🙂 (mà về kinh nghiệm và khả năng dịch thơ YL còn xách dép chạy theo Vũ Khánh dài dài) ….

YL đang dài cổ ngóng thí sinh VK nộp quyển…

(khẽ khàng, nhỏ nhẹ hỏi con chim: nàng Dật Ly có nhã hứng dịch chơi bài này chăng? [không dám trắng trợn gợi ý vì biết nàng không phải là fan cuồng của Ức Trai tiền bối])

Câu chuyện bên lề: chính từ đọc bài thơ này, mới mượn ba chữ “Tiên Ưu Niệm” để đặt tên cho một mục của blog này. Tuy nhiên, tên đặt cho đao to búa lớn, chứ thực không có chí cao xa lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ 🙂

—-

Có vẻ như Yên Liên phải xuất hàng trước vậy. Theo lời khuyên của Dật Ly là xuất trước một bài, ‘găm’ lại một bài cho vui, nhưng ngặt một nỗi có thể từ giờ đến chủ nhật không vào internet, cho nên… thôi thì….

Cảm xúc đêm cửa biển

Bản dịch thất ngôn của Yên Liên

Giang hồ lưu lạc mấy mươi năm

Cửa biển thuyền thơ đêm lạnh căm

Đáy nước mênh mang trăng bạc bãi

Bến cây xao xác khói mờ giăng.

Việc xưa khó kiếm xuân trôi hết

Ơn nước chưa đền cuộc đã tan

Ôm chí tiên ưu lòng chẳng dứt

Trắng đêm chăn lạnh ý miên man.

Bản dịch lục bát của Yên Liên

Giang hồ trôi nổi bao năm

Thuyền thơ cửa biển lạnh căm chốn này

Mênh mang đáy nước trăng gầy

Khói mù thấp thoáng bãi cây xa bờ.

Việc xưa qua tự bao giờ

Chưa đền ơn nước đã trơ tuổi già

Tiên ưu nặng gánh san hà

Đêm khuya chăn lạnh canh đà nối canh…

Bản dịch lục bát của Vũ Khánh

CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM
ĐỖ THUYỀN BẾN CỬA BIỂN

Bấy lâu làm khách sông hồ

Đêm nay cửa biển thuyền thơ dừng chèo

Nước ròng trăng bãi đìu hiu

Cây ngàn khói tỏa bến chiều sương giăng

Bóng câu việc cũ âm thầm

Chửa xong nợ nước một thân đã già

“Tiên ưu” ai biết cho mà

Thâu canh ôm gối những là buồn tênh.

Lần thứ hai dịch thơ (lần 1 là bài Phong Kiều Dạ Bạc thì phải), thất ngôn bát cú quá là khó :( (
Vì ko phải fan cuồng của bác Ức Trai nên ko dám phóng dịch, thôi thì ý bác thế nào mình bê nguyên như vậy, vì thế bản dịch khá là khô cứng, đọc lên hơn chán. Có mấy chỗ nhất thời ko tìm ra từ hợp vần, VK và Trì Trung sư huynh cực lực góp ý, nếu sửa dc thì càng welcome :)

Giang hồ lưu lạc mấy mươi năm
Cửa biển cắm thuyền ghé một đêm
Đáy nước mênh mang trăng ngập bãi (*)
Bóng cây lay lắt khói tràn bờ (**)
Chuyện xưa qua mãi cùng năm tháng
Nợ nước chưa xong tuổi đã thâm (***)
Nguyện chí một đời “tiên ưu niệm”
Ôm chăn lạnh lẽo thức thâu đêm.

(*) Câu này plagiarize của Trì sư huynh
(**) Chữ “bờ” bị thất vận
(***) “Tuổi đã thâm” hơi ko chính xác về nghĩa trong tiếng Việt (hình như chả ai dùng), bạn Anh Ca ở đây bị ảnh hưởng từ chữ “thâm niên”…

Nói chung là tự “biết phân biết thận”, có lẽ sau này ko trèo cao dịch thơ nữa, quá khó :P

Anh Ca

About Hoasinh Anhca
Trì Trung Hoa sinh hưởng lạc - Chi Thượng Anh ca mạn đề

23 Responses to Hải khẩu dạ bạc hữu cảm I – Nguyễn Trãi

  1. Vũ Khánh says:

    “Kỳ thi” hay “Cuộc chơi” thì cũng là sự gặp – quý nhau ở cái ý:” Ta về ta dịch thơ ta”. Chỉ có chút băn khoăn là, thống kê toán học: Quá ít bản dịch sang ngang mà thành – Có chăng là cụ Tản với ” Hai cái oanh vàng kêu liễu biếc…”, ” Nói láo mà chơi nghe láo chơi…”. Còn toàn là 6/8 cả, HS và AC ạ. Thế nên, LỤC BÁT (Song thất lục bát cũng là thế), chỉ xứ ta mới có – hàng Việt. Lục bát nước Nam ta như nước vậy, nước thì hòa tan được cái nghiêm cẩn, trang trọng của những Thất ngôn, Ngũ ngôn, Cổ thể… Dân dã đấy mà sang quý đấy. Nhu đấy mà cũng là cương đấy – là quẻ Khảm chăng ? Có lẽ chưa từng có bài thơ lục bát nào bằng chữ Hán.
    Sẽ cố gắng tham gia cuộc chơi do YL khởi xướng, còn AC nghĩ sao ?
    Lần này xin để YL ” show hàng” trước vậy.

    Like

  2. Hỏi nhỏ thì e cũng đáp nhỏ nhỏ: Thú thực là e ko phải là Fan của cụ Ức Trai, lại thêm e chưa thử dịch thơ bao giờ :)) Nhưng mà cũng thử 1 phen vậy 🙂
    Mời 2 tiền bối ra tay trước để đàn e học tập học tập.

    Anh ca

    Like

  3. Vũ Khánh says:

    Đành phải xuất chiêu trước vậy. Ức Trai tiên sinh chắc là miễn chấp. Vả, nhị vị cô nương ép người quá đáng, thưa Tiên sinh !

    CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM
    ĐỖ THUYỀN BẾN CỬA BIỂN

    Bấy lâu làm khách sông hồ
    Đêm nay cửa biển thuyền thơ dừng chèo
    Nước ròng trăng bãi đìu hiu
    Cây ngàn khói tỏa bến chiều sương giăng
    Bóng câu việc cũ âm thầm
    Chửa xong nợ nước một thân đã già
    “Tiên ưu” ai biết cho mà
    Thâu canh ôm gối những là buồn tênh.

    ( Nhị vị cô nương ra chiêu đi chứ !)

    Like

  4. Có vẻ như YL và VK xuất chiêu cùng một lúc… bài của VK đã được đưa lên trên – YL

    Like

  5. Lần thứ hai dịch thơ (lần 1 là bài Phong Kiều Dạ Bạc thì phải), thất ngôn bát cú quá là khó :((
    Vì ko phải fan cuồng của bác Ức Trai nên ko dám phóng dịch, thôi thì ý bác thế nào mình bê nguyên như vậy, vì thế bản dịch khá là khô cứng, đọc lên hơn chán. Có mấy chỗ nhất thời ko tìm ra từ hợp vần, VK và Trì Trung sư huynh cực lực góp ý, nếu sửa dc thì càng welcome 🙂

    Giang hồ lưu lạc mấy mươi năm
    Cửa biển cắm thuyền ghé một đêm
    Đáy nước mênh mang trăng ngập bãi (*)
    Bóng cây lay lắt khói tràn bờ (**)
    Chuyện xưa qua mãi cùng năm tháng
    Nợ nước chưa xong tuổi đã thâm (***)
    Nguyện chí một đời “tiên ưu niệm”
    Ôm chăn lạnh lẽo thức thâu đêm.

    (*) Câu này plagiarize của Trì sư huynh
    (**) Chữ “bờ” bị thất vận
    (***) “Tuổi đã thâm” hơi ko chính xác về nghĩa trong tiếng Việt (hình như chả ai dùng), bạn Anh Ca ở đây bị ảnh hưởng từ chữ “thâm niên”…

    Nói chung là tự “biết phân biết thận”, có lẽ sau này ko trèo cao dịch thơ nữa, quá khó 😛

    Anh Ca

    Like

  6. Vũ Khánh says:

    Quan chủ khảo tha hồ bận rôn nhé. Bạn AC chớ nản. Bản nào cũng có cái được riêng chứ. Chẳng qua là câu chuyện tu từ mà thôi. HS, AC, VK mỗi người mỗi vẻ. Chẳng thú vị lắm sao ! Vả lại, các bạn dịch “tín” hơn, VK có phần hơi phóng tác.
    Song, có lẽ bản lục bát của YL thích hơn cả. Nhất là 2 câu cuối: “Tiên ưu nặng gánh sơn hà – Đêm khuya chăn lạnh canh đà nối canh” – Rất là hàng Việt đó !
    Thêm một lần nữa – chuyển ngang rất khó hay được, nếu không phải là bình (đựng rượu) của ta. Liệu phải thế chăng ?

    Like

  7. vừa bước chân vào nhà… mọi chuyện hồi sau phân giải…. – HS

    Like

  8. Si says:

    ý của anh Vũ Khánh là bài chuyển ngang của em không hay chăng :D? Bản thân em thì không cho rằng cứ phải bình đựng rượu của ta mới hay, chẳng qua là thơ lục bát gần gũi với người Việt Nam, đọc dễ ‘vào’ hơn, cái gì khiến cho ta dễ cảm nhận được thì ta thích hơn, thấy hay hơn.

    do đó không thể nói chỉ có dịch ra lục bát mới hay, còn dịch giữ nguyên Đường luật không hay, hay khó hay (nếu Vũ Khánh không cảm được bài dịch đường luật của YL thì là do YL dịch kém, chứ không phải là do chuyển ngang khó hay)

    Dịch giữ nguyên thể thơ Đường luật tuy hơi thiếu cái mượt mà của giọng điệu lục bát (quen tai đối với người Việt Nam), nhưng ở khía cạnh khác lại giữ nguyên được cái ‘thần’ của bài thơ, ví dụ như hai câu đối nhau, có tác dụng làm nổi bật tư tưởng tình cảm của tác giả….

    Giống như khó có thể đem đàn tranh, đàn bầu ra chơi nhạc cổ điển phương Tây vậy… – YL

    Like

  9. E thấy cái hay của thể 7 ngôn 8 cú là ở chỗ nó bắt người làm thơ (dịch thơ) phải suy nghĩ rất căng để chọn từ chọn ngữ vì luật của thể này quá là khắc nghiệt – thanh vận đối đều phải chỉnh. Lại thêm cấu trúc của nó cũng rất là súc tích, đầy đủ mở bài thân bài kết luận, nói chung là rất scientific 😀 => cảm giác làm 1 bài 7n8c là rất công phu.

    Khen 7n8c ko phải là chê 6-8 đâu, vì mỗi cái nó có cái hay riêng. Âm điệu của 6-8 rất dịu dàng, như Tiếng Việt vậy (hihi đoạn này là tự sướng về Tiếng Việt), đọc Tố Hữu nhiều khi muốn khóc (hehe, sến nhỉ) chứ đọc 7n8c hầu như ít có cảm giác xúc động và gần gũi với đời sống như 6-8.

    Đọc 2 bản dịch của Trì huynh, bản 6-8 tự nhiên cảm giác buồn “sến” hơn hẳn. Có nhẽ dịch 7n8c sang TV thành 6-8 hay giữ 7n8c cũng tùy vào ý tứ của từng bài và cả cảm nhận của mỗi người về bài thơ đó 🙂

    Mấy lời thô thiển.

    Anh Thị Ca

    Like

  10. Si says:

    ehehe, “sến” là đặc sản của ta mà (khỗ là fan cuồng của Vũ Linh)…. 😀

    “Có nhẽ dịch 7n8c sang TV thành 6-8 hay giữ 7n8c cũng tùy vào ý tứ của từng bài và cả cảm nhận của mỗi người về bài thơ đó :)” –> cái câu này là postmodernist quá nha…

    ta không giúp nàng comment hay sửa bàn dịch, cũng vì cái postmodernist perspective này, dịch ra thế nào là cảm nhận của nàng, sửa vào thì ko còn là nàng nữa… – Yên Liên

    Like

  11. Si says:

    Quên mất, lần này bản dịch của anh Vũ Khánh, đúng là phóng dịch, bản này phong thái hơi “cô đơn” nhỉ: âm thầm, một thân, ai biết cho, ôm gối….??? Là tâm trạng của Vũ Khánh chăng?

    Em thích câu này: Cây ngàn khói tỏa bến chiều sương giăng…. – YL

    Like

  12. Vũ Khánh says:

    HS,AC đều đúng cả, và VK cũng nghĩ như vậy đó. Thể cách nào – 6/8, 7n8c, song thất lục bát, kể cả ngũ ngôn, hát nói, tự do, cổ thể…đều chỉ là cách thức. Vấn đề là có hợp cảnh ko, có chuyển được cái thần ko ? Cái thần là gốc vậy. Khi được thế, tự nó sẽ đòi thể cách phù hợp – Y phục xứng kỳ đức.
    YL nói về sự cô đơn ư ? Ức Trai tiên sinh cô đơn như thế mà.
    “Có nhẽ dịch 7n8c sang TV thành 6-8 hay giữ 7n8c cũng tùy vào ý tứ của từng bài và cả cảm nhận của mỗi người về bài thơ đó” – AC đã nói hộ tất cả chúng ta ! Làm sao mà nói được hay thế, và đúng thế, nhất cá Hoàng li ?

    Like

  13. Si says:

    “Có nhẽ dịch 7n8c sang TV thành 6-8 hay giữ 7n8c cũng tùy vào ý tứ của từng bài và cả cảm nhận của mỗi người về bài thơ đó” – AC đã nói hộ tất cả chúng ta ! Làm sao mà nói được hay thế, và đúng thế, nhất cá Hoàng li ?—————————> hahaha anh Vũ Khánh ko nên khen ngợi, cổ vũ cho cái bọn postmodernist relativist elitist ăn trên ngồi chốc thiên hạ… em Dật Ly nhỉ..??? 😛 – Yên Liên

    Like

    • Hic hic, po-mo hay mà, chỉ có French po-mo mới extremist và elitist thôi, chứ cụ Trang Tử po-mo mà vẫn gần gũi vs dân chúng còn gì, tìm đọc đi hay lắm, kiểu như Trang Chu Mộng Điệp ấy 😀

      Anh thị Ca

      Like

  14. Vũ Khánh says:

    Thêm một chút tham khảo: Sách DỊCH TỪ HÁN SANG VIỆT – MỘT KHOA HỌC, MỘT NGHỆ THUẬT – Nxb KHXH 1982, tr. 216 : ” Ba tâm hạo diểu thương châu nguyệt – Thu ảnh sâm si phố tự yên – Không nên dịch: Bãi sông sóng gợn vầng trăng sáng – Bóng nước cây lồng lớp khói râm. Mà nên dịch: Mặt nước mênh mông trăng biển cả – Bóng cây thấp thoáng khói sông xa”. Họ cho rằng là thế, YL và DL thấy thế nào ?

    Like

    • Hehe, có lẽ có 2 cách hiểu nghĩa 2 câu thơ này:

      Cách hiểu 1: Đáy nước mênh mang, trăng chiếu trên bãi lạnh (mặc dù “ba tâm”có lẽ cũng ko chính xác là “đáy nước”)
      Bóng cây cối lô nhô, khói phủ trên bến.
      Cách này miêu tả 4 thứ riêng biệt: 1.sóng nước hay đáy nước – ba tâm, 2.trăng, 3. cây cối, 4. khói (mấy từ râu ria còn lại là để bổ nghĩa cho 4 thứ này)

      Cách hiểu 2: Ánh trăng xanh tỏa khắp mặt nước (ba tâm) mênh mang và bờ bãi lạnh lẽo
      Khói tỏa trên bờ sông trên nx bóng cây bụi rậm rạp.
      Cách này thì chỉ có 2 thứ dc coi là trọng tâm: trăng và khói, mấy thứ còn lại là để bổ nghĩa cho 2 cái này.

      E thì nghiêng về cách hiểu số 1 hơn.

      Cảm giác là cách dịch thơ thứ 2 thì nghiêng về cách dịch nghĩa số 1 và ngược lại. Cá nhân Anh Ca khi đọc lên thì thik cách dịch thơ số 2 hơn :P. Có điều để ý kỹ thì 2 cách dịch đều làm rơi rớt ý của cụ Trai, câu 1 rớt mất sự rộng lớn và lạnh lẽo, câu 2 rớt mất phần trạng ngữ trên bờ sông (nhưng mà cây thì mọc ở trên bờ, nên coi như tự hiểu cũng dc)

      Hic, cái hay của tiếng Hán Việt nó nằm ở chỗ nó rất cô đọng và súc tích, một chữ Hán việt muốn dịch ra tiếng Việt thuần thì cần 2-3 chữ, mà câu thơ chỉ giới hạn trong 7 hoặc 8 chữ 😦

      Nếu dịch thơ theo kiểu phóng khoáng, ko cốt dịch thật sát vs nguyên tác thì 2 cách dịch anh VK đề cập đều hay, có điều dịch vừa có vần điệu lại cố sát vs nguyên văn thì e vote cách dịch của chị YL – khá là đủ ý :))

      “Đáy nước mênh mang trăng bạc bãi
      Bến cây xao xác khói mờ giăng”

      (Tinh thần tự kỷ narcissist, con hát mẹ khen hay đã dc phát huy triệt để)

      Anh Ca

      Like

  15. Si says:

    “con hát mẹ khen hay” !!!!

    Like

  16. Si says:

    by the way, đã xong essays chưa nàng? có thời gian phân tích thơ dài thế?- YL

    Like

    • Essays thì luôn luôn có, nhưng mà deadline vẫn còn thì vẫn còn thời gian ngồi đọc bậy bạ 😛
      E ko reply trên chỗ cmmt Trang Tử dc, hic, ý e là đọc Trang tử ấy, hình như Nam Hoa Kinh thì phải, hehe. Rỗi thì đọc thôi. Nói chung là nếu có thời gian thì đọc Luận Ngữ, Nam Hoa Kinh và Binh Pháp Tôn Tử (e học 1 môn lấy cuốn này làm textbook hahaha) là đủ, mấy thứ Tứ thư Ngũ Kinh này nọ đọc nhiều loạn đầu, ko tốt 😛

      Anh Ca

      Like

  17. Pingback: Trúc Nô Minh – Trần Nhân Tông « Hoasinh_Anhca

  18. Pingback: Không ngủ – Nguyễn Trãi vs. Nguyễn Du « Hoasinh_Anhca

  19. Pingback: [Sưu tầm] Thành Ngữ, Tục Ngữ, Tứ Tự Thành Ngữ | Phuocy's 3D Learning Curve

Leave a comment