Mỗi ngày một kiến thức – Cuộc chiến vì chó

Hôm nay đọc được trên BBC Vietnamese bài viết thú vị này, nguyên văn:

Tình trạng trộm chó ở Việt Nam đang diễn ra trầm trọng đến mức Mike Ives, phóng viên hãng thông tấn Mỹ AP ở Hà Nội, gọi đó là ‘cuộc chiến vì chó’ (dog wars). BBC Việt ngữ xin giới thiệu bài viết này với độc giả

Khi ông Nguyễn Văn Cường, một người dân ở thủ đô Hà Nội, nghe tiếng tri hô ‘Trộm’, ‘Trộm’ từ người hàng xóm thì đã quá muộn.

Hai tên trộm đi trên một chiếc xe gắn máy đã chộp lấy con chó yêu quý của ông và phóng vèo đi mất.

Ông Cường và hàng xóm đuổi theo hai tên trộm trong tuyệt vọng. Trong khi đó, hai tên trộm chuyên nghiệp ném gạch ngói vào những người truy đuổi. Một trong những miếng ngói bay trúng đầu của một người đứng gần đó và làm ông này tử vong.

Những cuộc truy đuổi tương tự cũng xảy ra trên khắp Việt Nam giữa những kẻ trộm chó để bán cho các quán thịt cầy và những người nuôi chó vốn ngày càng có xu hướng tự mình hành động để đối phó với bọn trộm vì công an chẳng làm được gì nhiều trong chuyện này.

Sử dụng bạo lực

Trong một số trường hợp, người dân đuổi theo bọn trộm và dùng gậy gộc đánh chúng đến chết – thậm chí có trường hợp châm lửa đốt tên trộm. Ngược lại, bọn trộm cũng sử dụng tất cả những gì họ có trong tay để chống trả những người truy đuổi để đảm bảo mình có tiền tiêu trong ngày.

“Những tên trộm chó ngày càng táo tợn – chúng trộm chó của dân giữa ban ngày,” ông Trần Thế Thiệu, trưởng công an xã Hưng Đông, tỉnh Nghệ An, nói.

“Người dân rất giận dữ khi bị mất chó trong khi những kẻ trộm ít khi bị bắt,” ông Thiệu cho biết.

Thịt chó là một món ăn được ưa chuộng ở Việt Nam thường xuất hiện trên thực đơn trong các bữa tiệc, nhất là ở các tỉnh phía bắc. Các quán nhậu chuyên thịt cầy nướng đặc biệt đông khách vào cuối mỗi tháng âm lịch khi dân nhậu chén thịt chó với hy vọng đẩy được vận xui.

Các quán thịt chó đã bùng nổ ở Hà Nội khi Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất Châu Á. Khi lạm phát tăng cao, một số người Việt Nam đã nghĩ cách kiếm tiền sáng tạo hơn.

Chó ở Việt Nam thường đi lung tung ngoài đường nên chúng trở thành những miếng mồi ngon. Chó còn sống bán được đến gần 6 đôla/kg – thậm chí còn đắt hơn cả thịt gà. Một con chó nặng khoảng 20kg có thể bán được đến hơn 100 đôla – gần bằng mức lương tháng của một công nhân trung bình.

Việc trộm chó đem lại thu nhập khá cho những kẻ thường xuyên đảo qua đảo lại các khu phố và làng mạc trên xe gắn máy để bẫy chó. Đôi khi họ tìm cách vô hiệu hóa con mồi trước tiên bằng cách bắn phi tiêu hoặc mũi tên có dòng điện.

Nhiều người Việt Nam có hai cách suy nghĩ về chó. Một mặt họ dựa vào chó để canh giữ nhà cửa và đặt tên cho chúng, nhưng mặt khác họ cũng không hề xem chúng là thành viên gia đình như ở các nước phương Tây. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là họ không quan tâm đến thú cưng của mình.

Chỉ riêng ở tỉnh Nghệ An, trưởng công an xã Thiệu cho biết tình trạng bạo lực có liên quan đến trộm chó đang leo thang. Tháng Sáu vừa qua, một tên trộm chó đã bị truy đuổi và bị đánh bằng gậy gộc đến chết và sau đó còn bị châm lửa đốt, để lại một xác chết cháy thành than bên vệ đường như một lời cảnh báo.

Trong một vụ việc khác cũng ở xã Hưng Đông, bảy dân làng đã bị thương khi họ đuổi theo những kẻ trộm chó dùng dao, chai lọ và ná để phản công.

Chỉ là trộm vặt!

Tình trạng trộm chó ngày càng gia tăng ở Việt Nam

Trong phần lớn các trường hợp, người mất chó cũng chẳng thèm gọi công an.

“Người dân bảo rằng công an chỉ phạt tiền những kẻ trộm chó và cho chúng đi,” ông Hồ Bá Võ, phó chánh thanh tra tỉnh Nghệ An, nói với báo Thanh Niên.

“Điều này đúng. Luật quy định trộm trên 2 triệu đồng mới cấu thành tội và bị xử lý hình sự. Một con chó thì thường có giá trị it́ hơn thế cho nên kẻ trộm chỉ bị phạt hành chính,” ông giải thích.

Không có tội danh và khung hình phạt cụ thể cho việc trộm chó, trong khi trộm vặt chỉ bị phạt tiền từ 1 đến 2 triệu đồng.

Ở tỉnh Sóc Trăng vào ngày 26/9 vừa qua, hai kẻ trộm chó đã ra công an đầu thú một ngày sau khi bắn tên trúng tim người nuôi chó đang rượt theo làm ông tử vong.

Nghề buôn chó bất hợp pháp vốn đem lại lợi nhuận cao cũng đã vượt ra khỏi biên giới Việt Nam.

Mới tháng trước, cảnh sát Thái Lan đã bắt hai người đàn ông đang tìm cách buôn lậu 120 con con chó bị nhồi trong các bao tải vào Việt Nam. Trước đó nữa vào tháng Tám, 1.800 con chó ốm yếu bị nhồi nhét trong các cũi sắt cũng bị tịch thu ở Thái Lan trong khi chúng đang trên đường được vận chuyển đến Việt Nam. Một nửa trong số đó đã chết sau đó, theo báo chí Thái Lan.

Một cảnh tượng thường thấy ở Việt Nam là những con chó cỡ vừa mình đầy lở loét bị nhét vào những chiếc cũi sắt đặt ở phía sau yên xe gắn máy. Chúng bị giết, lột da và quay và sau đó được treo lủng lẳng trước các quán nhậu với hàm răng nhe ra trắng hếu và đuôi dựng thẳng đứng.

Phản đối mạnh mẽ

Người mất chó thường rất đau lòng

Các món thịt chó cũng rất đa dạng, từ nướng than hồng cho nấu lẩu ăn với mắm tôm.

Ăn thịt chó cũng rất phổ biến ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Philippines và bị các nhà bảo vệ động vật phản đối mạnh mẽ.

Robert Lucius, một cựu viên chức của Tòa đại sứ Mỹ ở Hà Nội do quá ghê tởm với các quán thịt chó ở Việt Nam mà ông đã thành lập một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở ở California với tên gọi Kairos Coalition (Liên minh Kairos) để thúc đẩy việc đối xử nhân đạo đối với vật nuôi.

Và cuộc chiến quanh thói quen ăn thịt chó ngày càng trở nên nóng bỏng.

Lucius cho biết tổ chức của ông đang làm việc với các đối tác Việt Nam là các nhóm hoạt động vì quyền của động vật và các sinh viên thú y.

“Chúng ta đang thật sự chứng kiến sự đối đầu của hai khuynh hướng,” ông nói.

“Khuynh hướng cũ của việc buôn bán chó lấy thịt vốn xem chó chẳng có ý nghĩa gì nhiều đang đối đầu với khuynh hướng mới vốn xem chó là những người bạn thật sự được yêu mến, nuôi nấng và trân trọng,” ông nói thêm.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Cường đã vĩnh viễn mất con chó 15 tuổi mà ông đã nuôi nấng và gắn bó từ khi nó còn là một chú cún.

Ông nói công an cho ông biết là họ bắt giữ hai kẻ trộm chó đã ném gạch làm chết một người đàn ông 54 tuổi đang đứng ở bên đường.

Ông cũng nói thêm là công an đã thông báo là chú chó yêu của ông được nhận diện vì đôi chỗ trên lưng không có lông, đã được bán cho quán nhậu với giá 900.000 đồng.

“Rất khó để nuôi được một con chó ngoan và thông minh,” ông Cường nói. Ông Cường cũng cho biết là ông đã mất 10 con chó vào tay bọn trộm trong nhiều năm qua.

“Nếu tôi mà bắt được thủ phạm, tôi sẽ đánh cho nó nhừ tử!” ông Cường nói.

Ông Cường là hình ảnh tiêu biểu cho thái độ nước đôi của nhiều người Việt Nam đối với chó.

Khi được hỏi là ông có bao giờ ăn thịt những con chó chính ông nuôi hay không, ông Cường lắc đầu rất quả quyết.

“Nếu tôi thèm thịt chó, tôi sẽ ra quán nhậu,” ông nói.

🙂

Thử áp dụng cái post modernism của con chim để đọc bài báo này xem nào…

Người viết/ dịch bài báo này hiển nhiên là phản đối ghê gớm cái thú vui ăn thịt chó của người VN (đọc kỹ khắc thấy), vì thế mới đặt hai khuynh hướng yêu chó >< ăn chó trong cục diện “đối đầu”/ war.

Thể hiện rõ trong câu trích dẫn:

“Chúng ta đang thật sự chứng kiến sự đối đầu của hai khuynh hướng,” ông nói.

“Khuynh hướng cũ của việc buôn bán chó lấy thịt vốn xem chó chẳng có ý nghĩa gì nhiều đang đối đầu với khuynh hướng mới vốn xem chó là những người bạn thật sự được yêu mến, nuôi nấng và trân trọng,” ông nói thêm.

hay là câu:

Và cuộc chiến quanh thói quen ăn thịt chó ngày càng trở nên nóng bỏng.

Có hai khuynh hướng trái ngược nhau thì đúng rồi, nhưng hai khuynh hướng này trên thực tế lại cùng tồn tại hòa bình (hoặc là khá hòa bình), chứ không (hoặc chưa) nước lửa tương tranh, đối đầu một mất một còn, “nóng bỏng” gì cả 🙂

Cụ thể là người vô cùng đau lòng vì mất chó đã nói:

“Nếu tôi mà bắt được thủ phạm, tôi sẽ đánh cho nó nhừ tử!” ông Cường nói.

Ông Cường là hình ảnh tiêu biểu cho thái độ nước đôi của nhiều người Việt Nam đối với chó.

Khi được hỏi là ông có bao giờ ăn thịt những con chó chính ông nuôi hay không, ông Cường lắc đầu rất quả quyết.

“Nếu tôi thèm thịt chó, tôi sẽ ra quán nhậu,” ông nói.

Hì,

Cũng tức là, cái cuộc “chiến tranh” kia (mà đã được miêu tả rất ngoạn mục ở phần đầu bài báo), chưa hẳn là biểu hiện/ chứng cớ/ bằng chứng/ minh chứng cụ thể/ vân vân và vân vân… 😛 của cuộc đối đầu không đội chung trời (nóng bỏng) giữa một bên là tình yêu cao cả bao la (yêu mến, nuôi nấng và trân trọng) đối với chó, và một bên là xem chó chẳng có ý nghĩa gì (buôn bán lấy thịt). Mà có thể đơn giản, đó chỉ là biểu hiện của cuộc đối đầu ‘mày cắp đồ của tao, tao đánh mày nhừ tử’ giữa người bị  cắp và kẻ ăn cắp.

(A di đà phật, tất nhiên không dám xem nhẹ tình yêu chó của rất nhiều người).

Tóm lại là, có trái ngược, nhưng chưa đến mức đối đầu nóng bỏng/ chiến tranh vì chó (personal opinion). Ai yêu chó vẫn yêu, ai ăn chó vẫn ăn, ai đau lòng vì bị mất chó vẫn đau lòng, ai hân hoan vì trộm được chó vẫn hân hoan, và 😛 ai yêu chó vẫn ăn, ai ăn chó vẫn yêu (ăn chó thiên hạ, yêu chó nhà mình) 😛 Thế mới gọi là cuộc sống chứ nhỉ!!!

Suy luận ngoài chủ đề chó, cái thái độ nước đôi kia cho thấy bản thân mỗi cá nhân con người ta đều rất mâu thuẫn, yêu ghét lẫn lộn, quan niệm và sự phân định ranh giới giữa đúng sai, chính tà đều rất mơ hồ và tùy theo thời điểm (nay yêu mai ghét), cũng như trong 1 xã hội luôn cùng tồn tại nhiều khuynh hướng khác nhau  (hôm nay nổi hứng triết lý gớm) … vì thế những ai cho rằng những thế lực nào kia cả vài nghìn năm nay đồng ý đồng lòng, duy nhất có một mục tiêu là nhăm nhe, chăm chăm thôn tính phía Nam… nên chăng suy nghĩ kỹ hơn 😀

Ngoài ra thì, bài báo này cũng reflect khá thú vị một số nét văn hóa đặc trưng / bản sắc??? của người VN. Hàng xóm láng giềng rất chi là đồng sức đồng lòng (cùng nhau truy đuổi trộm chó). Khi đã lâm chiến thì ‘ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, ai không có gươm thì dùng cuốc thuổng gậy gộc’, rất là quyết chiến quyết thắng. Thêm nữa thì phép vua và lệ làng cùng tồn tại song song, công an cảnh sát vẫn xử lý các vụ trộm chó, bắt chó, buôn lậu chó, án mạng liên quan đến chó, mà người dân thì khi giặc đến nhà cũng chơi luôn luật “làng” không ngán gì ai :-). Thêm nữa nữa là từ thời An Dương Vương, Mỵ Châu – Trọng Thủy đến nay dân Nam chúng ta có vẻ chuộng mấy món cung tiễn, đến trộm chó thời nay cũng dùng phi tiêu với mũi tên có dòng điện, hì.

Tán nhảm: Anh hùng xạ điêu, ăn mày đả cẩu, còn tiểu nhân thì xạ cẩu??? 😛

Hủ Sinh

About Hoasinh Anhca
Trì Trung Hoa sinh hưởng lạc - Chi Thượng Anh ca mạn đề

12 Responses to Mỗi ngày một kiến thức – Cuộc chiến vì chó

  1. Bài viết vui mà comment cũng hay đấy 😛
    “Anh hùng xạ điêu, ăn mày đả cẩu, còn tiểu nhân thì xạ cẩu???”: câu này nghĩa là gì? 😛

    Về cái bài viết, có lẽ là tác giả ko phãi là người VN nên vẫn chưa thấm nhuần dc cách suy nghĩ của người Vn. Có vẽ ông vẫn đang bị ảnh hưởng bởi cái animal rights activism phổ biến ở các nước phương Tây, cho nên mới khắc họa hiện tượng đang diễn ra ở vn như “một cuộc chiến vì chó” :P. Điểm này bạn AC đồng ý với cmmt của bạn HS: “Mà có thể đơn giản, đó chỉ là biểu hiện của cuộc đối đầu ‘mày cắp đồ của tao, tao đánh mày nhừ tử’ giữa người bị cắp và kẻ ăn cắp.”

    Chừng nào cái suy nghĩ này “Nếu tôi thèm thịt chó, tôi sẽ ra quán nhậu ”vẫn còn phổ biến thì “chó’s rights” vẫn còn bị đe dọa. Haizzz, buồn lòng.
    Hiện nay thì chó ko chỉ bị đe dọa về tính mạng, mà còn cả về “danh dự”: cái từ “chó” nó mang nghĩa rất chi là degrading, mặc dù 1 đống các con khác còn tệ hơn cả chó 😦

    Về cái việc đánh đập người trộm chó, nói thực là, hơi ngược lại với ý kiến bạn Hủ Sinh, bạn AC ủng hộ (ai chà, mình thiệt là có mầm mống bạo lực cách mạng mà), tại vì sức răn đe của pháp luật ko đáng kể, nếu ko có luật rừng thì cái “vấn nạn” trộm chó này nó sẽ ngày càng tăng thôi. Hành động này ko chỉ vi phạm chó’s rights to life and dignity mà còn vi phạm chủ chó’s rights to private property nữa 😦

    Ghét các trang web tung hô việc ăn thịt chó, “văn hóa ẩm thực thịt chó”

    Anh Ca

    Like

    • Si says:

      fan truyện chưởng đây mà.
      Anh hùng xạ điêu -> tên 1 bộ truyện của Kim Dung
      Đả cẩu bổng pháp -> võ đặc trưng của Cái Bang
      mượn mấy câu này để chơi chữ chút thôi…. 🙂

      Like

      • “Anh hùng xạ điêu, tiểu nhân xạ cẩu” là degrade danh dự của cẩu lắm nhé, phân biệt đối xử.
        Ko biết tới khi nào dog rights mới dc constructed thành 1 norm trong đời sống xã hội như là quá trình hình thành norm “human rights” nhỉ.
        Nếu có thời gian thì chị coi phim District 9 đi, rất là constructivist đấy. E mà là giáo viên IR e sẽ cho sinh viên coi phim này khi học bài về constructivism 😛

        Anhca

        Like

  2. “… cũng như trong 1 xã hội luôn cùng tồn tại nhiều khuynh hướng khác nhau (hôm nay nổi hứng triết lý gớm) … vì thế những ai cho rằng những thế lực nào kia cả vài nghìn năm nay đồng ý đồng lòng, duy nhất có một mục tiêu là nhăm nhe, chăm chăm thôn tính phía Nam… nên chăng suy nghĩ kỹ hơn” ===> từ chuyện chó mèo mà diễn dịch ra tới tận đây, bái hết cả phục 😛

    Anh Ca

    Like

  3. Si says:

    à trong tiếng Anh/ tiếng Trung từ “chó” cũng có ý nghĩa negative tương tự, vd: bitch, son of bitch, cẩu tặc… và vô cùng nhiều các loại thành ngữ liên quan đến dog….

    Interesting!

    Like

  4. Nhân tiện chuyện chó, hôm nay lên lại thấy 1 cái tin khá là “lá cải” trên trang web có tên là Mương 14:
    “Lý Nhã Kỳ (*) tốt nghiệp trường dành cho… cún ở Đức?”

    http://kenh14.vn/c102/20111005043646635/ly-nha-ky-tot-nghiep-truong-danh-cho-cun-o-duc.chn

    (*) Lý Nhã Kỳ, tên thật là cái j j Nhàn đó, cách đây 2-3 năm tự dưng nổi lên thành “sao”, đi đâu cũng thấy (ờ, cũng ko chính xác là “đi đâu”, thực ra thì tại AC hay vào nx trang lá cải thôi, chứ nx tạp chí chính thống như TCCS, CAND thì chắc ko thấy đâu) ảnh quảng cáo về bộ phim gì đó bên Tàu. Sau lại phim ra mới biết nàng chỉ đóng có khoảng 2 giây, là 1 trong những người múa làm nền cho cảnh diễn viên nữ chính hát trên sân khấu 😛

    Sau bẵng đi, lâu lâu trên mạng cũng thấy nx bộ ảnh vớ vỉn, cá nhân mình thì thấy ko thích cái kiểu “đẹp” của cô này nên ko care, mãi cho tới khi xảy ra “Thảm họa lộ ngưc ở Điện Biên” khá nổi tiếng.
    Rồi mấy ngày hôm nay, ko care cũng ko được, vì ở đâu cũng nhắc tới cổ (ko biết trên TCCS có ko, chưa check thử) vì cổ vừa dc bộ jj đó (gọn lại là bộ Văn hóa-du lịch đi) cử lên làm Đại sứ du lịch Việt.

    Thế là hàng loạt báo chí vây quanh cô LNK như là ruồi vây quanh…: 1 bên thì chê bai, dìm hàng, bên kia thì ủng hộ… Bạn AC, chắc là cũng như rất nhiều nhiều người khác, chả có hứng thú gì về chuyện này cho nên là ko có đọc mấy cái bài báo xoay quanh chủ đề này, cơ mà hôm nay vào mạng thấy cái tít này nên hơi tò mò (tại nó liên quan tới chó, chủ đề mà hôm qua bạn HS vừa viết cmmt 1 bài rất hay :P) thế nên là gửi link cho bạn HS tham khảo thôi, bồi dưỡng thêm ít kiến thức về chó 😉

    Anh Ca

    Like

  5. Si says:

    à, cảm ơn, thank you very much, duo xie vì “chứng minh khoa học” của bạn nhé, bạn làm tớ ngượng….

    Like

    • Ài, ko có gì, ko cần khiêm tốn. Mà bạn Anhca cũng là đang trong quá trình bồi dưỡng năng lực “CHMKH” mà, thuận tiện thực hành 😛

      Link chết rồi thì chị copy cái title vào guc gồ, thể nào cũng còn trang nào đó giữ lại bài này, trong trường hợp chị có hứng thú tìm hiểu 😉

      Anhca

      Like

  6. Pingback: Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên – đôi điều thú vị « Hoasinh_Anhca

Leave a comment