Thu Chí I, II – Nguyễn Du

Dạo này bạn HS lại hăng hái xông vào cuộc chém giết, cho nên có chút bỏ bê văn thơ 😛

Thôi thì bạn A/C, nhân 1 ngày cuối tuần trời đẹp nắng vàng, nhưng mà thân mình lắm bệnh nằm bẹp ở nhà than vãn cho cái kiếp “Vạn lý bi thu thường tác khách”, đành tìm vài bài thơ hay post lên giải trí tiêu sầu vậy, tiện thể cổ vũ bạn HS với sự nghiệp chém giết kia (Mà nghe phong thanh là bạn HS dạo này đang rôi rỗi nhé ;))

Dưới đây là 2 bài thơ có tên là Thu Chí của “đại” thi hào Nguyễn Du:

Bài số 1: Nằm trong tập Nam Trung Tạp Ngâm (南中雜吟 (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm những bài thơ làm từ 1805-1812, từ khi được thăng hàm Đông các điện học sĩ ở Huế cho đến hết thời kỳ làm Cai bạ dinh Quảng Bình.

Bài Thu Chí số 2 nằm trong tập Mười Năm Gió Bụi (1786-1795), sáng tác trong thời gian ông lẩn trốn ở Quỳnh Côi (là ở đâu?) (hình như là giai đoạn trước khi bị Triều đình nhà Nguyễn bắt vào Huế làm quan)

Có 1 điều bạn A/C ko hiểu lắm, đó là rõ ràng bài Thu Chí số 2 dc sáng tác trước bài số 1, tại sao người ta lại đánh số như thế này? (Nếu dựa trên thời gian thì bài số 1 phải dc gọi là bài số 2 và ngược lại chứ nhỉ?) Đây là Nguyễn Du tự đánh số hay là những người tập hợp thơ của ông đánh số? Hy vọng các nhà “ngâm cứu” cổ thi VN – HS và VK có kiến giải 😛

秋至 (1)

香江一片月,
今古許多愁。
往事悲青塚,
新秋到白頭。
有形徒役役,
無病故拘拘。
回首藍江浦,
閒心謝白鷗。

Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu
Vãng sự bi thanh trủng
Tân thu đáo bạch đầu
Hữu hình đồ dịch dịch
Vô bệnh cố câu câu
Hồi thủ Lam Giang phố
Nhàn tâm tạ bạch âu.

Sông Hương một mảnh trăng
Xưa nay gợi không biết bao nhiêu mối sầu
Chuyện cũ chạnh thương mồ cỏ xanh
Thu mới tới trên đầu tóc bạc
Có hình nên phải chịu vất vả
Không bệnh mà lưng vẫn khom khom
Ngoảnh đầu trông về bến sông Lam
Lòng nhàn xin tạ từ chim âu trắng.

……………….

秋至 (2)

四時好景無多日,
拋擲如梭喚不回。
千里赤身為客久,
一庭黃葉送秋來。
簾垂小閣西風動,
雪暗窮村曉角哀。
惆悵流光催白髮,
一生幽思未曾開。

Tứ thì hảo cảnh vô đa nhật,
Phao trịch như thoa hoán bất hồi.
Thiên lý xích thân vi khách cửu,
Nhất đình hoàng diệp tống thu lai.
Liêm thuỳ tiểu các tây phong động,
Tuyết ám cùng thôn hiểu giác ai.
Trù trướng lưu quang thôi bạch phát,
Nhất sinh u tứ vị tằng khai.

Đã tra nghĩa và xem xét cấu tứ – đối từ đối ý của tác giả và tạm dịch nghĩa như sau:

Trong bốn mùa, không được mấy ngày cảnh đẹp.
Thời gian vun vút trôi qua như thoi đưa, gọi không trở lại.
Trơ trọi một mình ngoài ngàn dặm, làm khách đã lâu ngày, (1)
Một sân lá vàng đưa mùa thu tới
Bức mành trước gác nhỏ lay động theo gió tây,
Tuyết phủ thôn nghèo u buồn theo tiếng tù và buổi sớm.(2)
Đau thương thất vọng làm cho mái tóc chóng bạc
Cả cuộc đời vẫn không thoát được những suy nghĩ u uẩn. (3)

Chú giải:

(1) câu này ý rất là tương tự với “Vạn lý bi thu thường tác khách” của Đỗ Phủ. Rất hay!

(2)

Câu 5 và 6 đối nhau: câu 5 gồm

Liêm /thuỳ (v hoặc adj nghĩa là gần, ở bên)/ tiểu các /tây phong/ động (v)

Tuyết / ám (v hoặc agj này cũng nghĩa là gần)/cùng thôn/ hiểu giác /ai (v)

“ai” ở đây có lẽ là động từ “than vãn” thì mới đối chỉnh với “động” ở trên.

Theo tra trên mạng thì “hiểu giác” là cách nói tắt của “Sương thiên hiểu giác” – là 1 điệu từ. Như vậy, có thể hiểu là “tiếng bi thương từ điệu ‘hiểu giác'” ????

(3) E sửa lại luôn 2 câu cuối theo ý tác giả, phần dịch nghĩa của các bạn thivien phóng tác quá ác 😛

Rồi đấy, người, bây giờ có thể xắn tay áo xông vào dịch rồi đấy 😉

Bản dịch thơ (thô bỉ) của bạn AC 😛

Bốn mùa chẳng có mấy ngày vui

Vun vút thoi đưa chẳng thể lùi.

Đất khách dặm ngàn thân cô độc

Lá vàng sân vắng nhắc sang thu.

Rèm thưa gác nhỏ lay trong gió

Tuyết lạnh cô thôn vẳng tiếng tù. (*)

Dai dẳng  thương đau thay màu tóc

Vẩn vương u uất biết chừng nguôi.

(*) Câu này khó vì quá nhiều thứ, ko chứa dc trong 7 chữ :(((

Này phải hiểu theo kiểu thơ Bút Tre, tức là “vẳng tiếng tù (và)” he he he.

Đợi bản dịch của bạn HS…

…………

Trong 2 bài này thì bài số 1 nổi tiếng hơn, vì có 2 câu thơ rất thường dc nhai đi nhai lại “Hương Giang nhất phiến nguyệt/Kim cổ hứa đa sầu”. Bạn AC cũng thích cái câu này vì bạn AC thích dòng sông Hương này lắm.

Tiện thể post bài thơ, giới thiệu thêm ít cảnh đẹp quê hương đất nước cho mọi người thưởng thức. VN cũng giang sơn gấm vóc, cũng sơn thủy hữu tình lắm chứ bộ 😛

Anh Ca

About Hoasinh Anhca
Trì Trung Hoa sinh hưởng lạc - Chi Thượng Anh ca mạn đề

15 Responses to Thu Chí I, II – Nguyễn Du

  1. Si says:

    1. Xin hỏi là vì đâu mà nàng Dật Ly viết “đại” thi hào Nguyễn Du, lại mở đóng ngoặc kép ở chữ “đại” ạ? 😀
    2. Cái câu “hữu hình đồ dịch dịch” ở bài đầu tiên lạ quá, hình như có chút hơi hướng Phật giáo? không biết nàng Dật Ly có kiến giải gì không? (kiến giải gì thì cho luôn lên trên nhé)
    3. câu cuối của bài đầu tiên “nhàn tâm tạ bạch âu”, (mình cứ nghĩ là tạ ơn cơ :-)) nhưng ko hiểu tại sao lại tạ từ bạch âu? chim bạch âu gắn với mùa nào chăng?

    Like

  2. 1. Hehe, ND thì đúng là thi hào rồi, nhưng mà ko biết có “đại” hay ko. Cá nhân e thấy ổng là nhà thơ lớn, cho nên để chữ đại vào ” “? Ko dùng ngoặc kép thì nghĩa là mặc định ổng là đại thi hào, nhỡ có người lại ko đồng ý. Sách vở vẫn gọi đại thi hào như thường đấy, cơ mà có người hem thik thì sao, chả lẽ có dc cái Truyện Kiều dài dằng dặc thì dc gọi là “đại thi hào” :P. Btw, Nguyễn Đình Chiểu với Lục vân Tiên có dc gọi là đại thi hào hem người?
    2. Hữu hình đồ dịch dịch: theo giải nghĩa trên mạng thì là “có thân hình nên phải chịu khổ như trong quân dịch” (dịch chính là military service đấy). Em ko hiểu rõ lắm ý “hữu hình”, có lẽ để có thời gian sẽ đào sâu hơn. Câu này để đối với câu dưới, “ko có bệnh nhưng mà lưng vẫn khom khom như là bệnh gù” (câu này thì dễ hiểu hơn).
    3. Câu cuối theo chú giải thì là: “Bụng muốn nhàn nhưng đành phụ cùng đàn bạch âu.” Ko biết chú giải này là do ai giải 😛 http://nguyendu.com.free.fr/langues/thohan/nttn-003.htm
    Cũng có thể là như vậy, nhưng mà ấn tượng đầu tiên khi e đọc thì liên tưởng ra là nhà thơ nhìn về hướng quê nhà ổng, Lam Giang phố (bến sông Lam) thấy đàn âu trắng (ko biết là chim gì, mới đầu e tưởng là chim bồ câu hihi) nên cảm giác an tâm kiểu như đàn chim mang tín hiệu yên bình từ quê hương ông đến cho ông nên ổng tạ (cảm tạ) hehe

    Bài này ý tứ có vẻ khó hiểu, người đời sau có lẽ cũng là đoán mò ý tứ của ND, cho nên nói chung khó mà thống nhất dc.

    Nếu mà dịch thì có lẽ dịch bài số 2, vì thể 7n8c dễ hơn ngũ ngôn. Mà bài số 2 e cảm thấy hay và gây dư âm hơn bài số 1:
    “Trù trướng lưu quang thôi bạch phát,
    Nhất sinh u tứ vị tằng khai.”
    Cái “u tứ vị tằng khai” này thật là thấm đẫm phong cách Nguyễn Du 😛 (mà e nghĩ “u” là “u uất”, “u uẩn”, thay vì “u sầu” như trong phần dịch nghĩa)

    Anh Ca

    Like

  3. Si says:

    aha cách giải nghĩa ở cái link hay nhỉ, hóa ra là làm lụng vất vả với cả phải khúm núm vì làm việc giới quan trường 🙂
    riêng cách ta nghĩ khác 1 chút, Nguyễn Du này tình cảm u uẩn, nên hiếm khi bày tỏ thái độ “tiếu ngạo” quan trường lộ như thế..
    Hữu hình đồ dịch dịch
    Vô bệnh cố câu câu
    2 câu này có thể đơn giản chỉ là, đã sinh ra làm người (hữu hình) nên phải chịu vất vả, kiểu như đời là bể khổ. Không có bệnh nhưng lưng khom vì đã trải qua vất vả và đã già rồi (rất phù hợp với Nguyễn Du suốt ngày than già với sợ ko có ai khóc khi chết :D)

    Ta cũng thích bài thứ 2 hơn….

    Like

  4. Hehe, hiểu hay đấy. Cũng có thể như thế lắm, vì cụ ND này hay thương phân tiếc thận cho những kiếp người chung chung.
    Bonus info là e rất thik đọc bài thơ chiêu hồn hay tế cô hồn gì đó vào rằm tháng 7 của ND. Đọc thấy kiếp người thật là nhỏ nhoi và dễ bị tổn thương 😛 😛 😛

    Anh ca

    Like

  5. Si says:

    nàng ơi check lại bản dịch nghĩa bài thứ 2 đi, hình như ko chính xác lắm đâu, ta thấy tuyết tiếc gì đó mà bản dịch ko có….

    Like

  6. Si says:

    à,
    1. bài chiêu hồn gọi hồn thế nào post lên đây, lâu rồi ta quên cái bài đó ko có chút ấn tượng nào
    2. tiếp về bài số 1: sông Lam là sông nào ở đâu, có thể âu trắng có gì gắn với sông lam chăng? Vì bài này đang về sông hương, tự nhiên lại có 1 câu ngoảnh đầu nhìn sông Lam, như kiểu ngoảnh đầu nhìn về quá khứ (ở sông Lam) …. nàng check thử xem
    3. nếu blog này phần dịch nghĩa có kiến giải theo nghĩa mình hiểu đưa lên phần trên thì tốt hơn.

    Like

    • 1. Là bài “Văn tế thập loại chúng sinh”, để e post sang post khác nhé, hay tuyệt cú mèo 😛
      2. Sông Lam là ở Hà tĩnh hay Nghệ an gì đó, là quê của bác ND, ngóng về sông Lam ý là nhớ nhà đấy chị 😉 E ko nghĩ là chim âu liên quan tới sông Lam đâu (trừ phi ta cố ý hiểu là chim âu lạc, và sông Lam là cái nôi của văn hóa âu lạc ha ha ha, mà có thể cũng là 1 giả thuyết ;))
      3. Vầng, tại e lười nên cop luôn giải nghĩa của người ta, thường mà e rảnh thì e cũng tự tra từ và giải nghĩa… để e coi rồi edit lại

      Anh ca

      Like

  7. Si says:

    Có thể ko đặc biệt liên quan đến sông, nhưng mà mấy vùng nghệ an hà tĩnh gì đó có thể đều gần biển, có loại chim (hải) âu??? nên loại chim này cũng có thể là 1 đại diện của quê hương.

    Cũng có thể là cảm tạ chim âu mang mùa thu về??? hoặc là chào tạ từ chim âu cùng mùa hè đi??? bởi vì bài này có nghĩa là Thu đến mà? (khổ quá mình vốn dốt môn sinh vật học không biết loại chim âu là loại chim gì)

    Like

    • Nếu mà hải âu hải yến thì e nghĩ chỉ có đặc trưng cho vùng Phú Khánh (phú yên-khánh hòa) thôi chị, vì vùng này hay có những đảo đá nhỏ nhỏ quanh các đầm ven biển, nơi đó chúng có thể làm tổ dc.
      Nhưng mà e cũng ko biết hải âu là chim gì nữa, văn thơ ta ít khi đề cập tới chim này, có khi hết từ nên ND đành phải cho “chim âu” vào cho hợp vần với cả bài 😛

      Like

  8. Si says:

    a ha bây giờ mới để ý là nàng đã sửa lại phần dịch của bài 2 🙂
    Ở Vn lấy đâu ra tuyết mà tuyết phủ thôn nghèo nhỉ? 😀

    Like

  9. Si says:

    Câu “thiên lý xích thân vi khách cửu” chính xác hơn có lẽ là: trơ trọi một thân ngoài ngàn dặm, làm khách đã lâu ngày, chứ không phải là nơi đất khách đã lâu ngày!

    Like

  10. Si says:

    Tuyết ám cùng thôn hiểu giác ai.–> đặt ra nghi vấn, thế sao ko đổi nghĩa thành: tuyết phủ thôn nghèo, tiếng tù và buổi sáng như than vãn…
    chuyển ý thành thế này thấy cũng hợp lý

    Like

    • Aiz dza, nói chung cũng mấy cụm từ như vậy => có thể hình dung ra bức tranh gồm nx thứ: tuyết, thôn nghèo, tù và, than vãn… Chỉ là sắp xếp thứ tự khác nhau thôi. Đây là phần dịch nghĩa nên cũng ko quan trọng lắm. Khi nào rỗi e dịch thơ luôn 1 phen, tha hồ cân từ nhắc ngữ (đề ra mục tiêu thế thôi cơ mà chắc chã làm dc :P)

      AC

      Like

  11. Si says:

    Rèm thưa gác nhỏ lay trong gió

    Tuyết lạnh cô thôn vẳng tiếng tù

    thích hai câu này…

    Like

Leave a comment