1 số bài Tống Từ của Án Kỷ Đạo

Aizzz, đầu tiên là phải cho 1 câu tự hát tự khen hay mới dc!!! Kiếm đâu ra con người tử tế tốt bụng như ta nhỉ? Vầng, bạn YL bạn thik đọc thơ đọc từ, bạn chạy vào thivien, bạn đọc rồi bạn paste lên đây 1 đống lại còn đòi ta phải tìm công thức của từ điệu, rồi dịch nghĩa ra nữa huhuhu, thãm!

Đáng là ta cứ  ngâm đó đã, kệ thôi. Cơ mà đáng tiếc là ta đọc qua, lại thấy hay hay mới khỗ 😦 (Thực là vô tình bất tự đa tình khổ mà!)

Thế là đành mò mẫm đi search, với cái trình độ Hán ngữ Cơ sở của ta thì thú thực là quá nản lòng…

Và kết quả như sau:

(1) Phát hiện ra là cá nhân ta rất thik ca từ của bác Án, rất đẹp, rất diễm lệ, rất đau thương. Có điều bác này là đàn ông mà rất chi là mơ mộng (hình như bài nào cũng nhắc tới chữ “mộng”). Ý tứ cũng rất cá biệt, sáng tạo. Nói chung là: Rất có phong cách! 😛

(2 ) Đã tìm dc các loại từ điệu cho bạn YL rồi đây (Điểm Giáng Thần, Giá Cô Thiên, Điệp Luyến Hoa và Lâm giang Tiên)

Chú thik ký hiệu viết tắt:

B: Bằng (tiếng Hán là thanh 1 và thanh 2, tiếng V là thanh ngang và huyền)
T: Trắc (các thanh  3 và thanh 4, tiếng V là các dấu còn lại)
X: tùy ý.
V: chữ dc gieo vần.

Ngoài lề: Như hôm trc bạn YL có nói về cái dấu nặng và thanh bằng/trắc, ta cũng đồng ý là nó đọc giống dấu huyền, và vì vậy ủng hộ cho nó vào thanh bằng.

Tuy nhiên, xuất xứ của cái quy định này là do các chữ Hán-Việt mang dấu nặng, thì nguyên gốc của nó thường là thanh 4 (miàn: diện, jìn: cận, biàn: tiện…), mà thanh này thì dc các cụ Tàu hồi xưa xếp vào thanh trắc.

Có điều là mình linh hoạt adaptive với đặc thù của tiếng Việt cũng dc, ko cần phải quá câu nệ, bảo thủ 😛

(3) Đã dịch nghĩa 1 số bài từ, tuy nhiên, vì sức khỏe có hạn (+ tính biếng nhác cố hữu), và sự thiếu hứng thú đối với nx bài từ có vẻ ko có độc đáo lắm (theo ý kiến cá nhân), cho nên bỏ qua vài bài (kệ!)

Trong khi dịch thì phát hiện, có đôi chỗ có nhiều cách hiểu, vì vậy ta đã tự động cho vào cách hiểu khác vs các bài thơ dc Việt hóa (để tránh ai đó than là đọc nhiều thơ dịch của họ có thể tăng khả năng plagia). Đồng thơi, có 1 số chỗ, các bản dịch thơ dịch ko chính xác.

Dưới đây chỉ trích lại phần Hán Việt và phần dịch nghĩa, muốn so sánh vs các bản dịch thơ, thì tự đối chiếu vs post trước 😛

1. Điểm giáng thần 

Từ luật:

TTBB, XBXTBBT (V)
TBBT (V), XTBBT (V).

XTBB, XTBBT (V)
BBT (V), TBBT (V),
XTBBT (V).

Hoa tín lai thì, hận vô nhân tự hoa y cựu (*)
Hựu thành xuân sấu, chiết đoạn môn tiền liễu.(**)

Thiên dữ đa tình, bất dữ trường tương thủ.(***)
Phân phi hậu, lệ ngân hòa tửu,
Chiếm liễu song la tụ.

(Chữ “hoa” sai thanh, theo formula thì phãi là thanh trắc, but who cares? :P)

Dịch nghĩa

Mỗi dịp hoa mới nở (*) hận không có người nào như hoa vẫn nở tươi,
Bởi đã thành xuân gầy, bẻ gãy hết liễu trước cửa. (**).

Trời sinh/cho đa tình, sao trời lại không cho người ta ở bên nhau lâu dài??? (***).
Từ lúc chia tay, lệ ngân (dấu vết của nước mắt) cùng vs rượu
Đầy tràn hai tay áo.

Chú thik: 

(*) Theo cách tính lịch ngày xưa của người Tàu, mỗi năm có 24 tiết khí, mỗi tiết có 1 loại hoa nở, đặc trưng cho tiết đó (hoa tín). Tò mò thì vô đây: http://baike.baidu.com/view/54438.htm

===> Cái câu này nghĩa là cứ mỗi lần nhìn thấy mỗi loại hoa nở (tức là ngày tháng dần dần trôi) lại càng thêm hận, tại sao người không thể như hoa, tàn rồi nở, năm nào cũng như năm nấy, đúng hạn là nở đẹp, còn người thì càng ngày càng gầy mòn, tự kỷ tăng cao, uất hận tràn đầy, đến liễu trước cửa cũng đều bẻ trụi hết rồi 😛

(**) Bẻ liễu (chiết dương liễu) để chỉ sự biệt ly, mong đợi đối vs người đi xa.

(***) Nghe rất giống trời sinh Du, sao còn sinh Lượng? 😛

Thành ngữ 长相厮守- trường tương tư thủ: nghĩa là ở bên nhau trọn đời.

2. Giá Cô Thiên

Từ điệu

XTBBTTB (V),
XBXTTBB (V).
XBXTBBT,
XTBBTTB (V).

BTT TBB (V)
XBXTTBB (V)
XBXTBBT,
XTBBTTB (V).

Giá Cô Thiên số 1

Thái tụ ân cần phủng ngọc chung,
Đương niên biện khước tuý nhan hồng.
Vũ đê dương liễu lâu tâm nguyệt,
Ca tận đào hoa phiến để phong.

Tòng biệt hậu, ức tương phùng,
Kỷ hồi quy mộng dữ quân đồng.
Kim tiêu thặng bả ngân cang chiếu,
Do khủng tương phùng thị mộng trung.

Dịch nghĩa: 

Tay áo màu mè ân cần bưng chén rượu ngọc
Năm đó uống rượu không thèm từ chối, mặc cho uống đến say đỏ mặt. (*)
Nhảy múa cho tới khi từ trăng trên lầu hạ xuống thấp hơn cây dương liễu,
Ca hát hết hơi cho tới khi cây quạt vẽ hoa đào không còn quạt ra gió nữa. (**)

Từ lúc chia tay, luôn nhớ tới cái buổi đàn đúm ấy,
Không biết lúc nào mới có thể cùng người gặp lại.
(vì vậy) Tối hôm nay phải để đèn sáng để soi,
Chứ không lại tưởng là đang gặp nhau trong mơ.

(*) “biện” và “khước” đều là đại khái là refuse: 2 lần phủ định thì ra khẳng định, tác giả làm cái câu này rất chi là trúc trắc về nghĩa 😛

(**) 2 cái câu này đến các bạn Tàu cũng ko dịch dc chính xác thế nào, 9 người 10 ý. Mặc dù đại để ý của nó là múa may hát hò đến kiệt cả sức (ăn chơi vô độ). Cách hiểu như trên là ta cảm giác có vẻ khoa học nhất (về mặt ngôn ngữ/ngữ pháp) nên ta post vào đây 😛

Giá cô thiên số 5

Tuý phách xuân sam tích cựu hương,
Thiên tương ly hận não sơ cuồng.
Niên niên mạch thượng sinh thu thảo,
Nhật nhật lâu trung đáo tịch dương.

Vân diểu diểu, thuỷ mang mang,
Chinh nhân quy lộ hứa đa trường.
Tương tư bản thị vô bằng ngữ,
Mạc hướng hoa tiên phí lệ hàng.

Dịch nghĩa

Uống say vỗ vỗ áo (mặc mùa xuân) để áo bay ra mùi hương xưa
Trời làm chia ly khiến người phát điên
Hằng năm trên đồng cỏ úa càng nhiều,
Ngày ngày ở trong lầu cho tới tận hoàng hôn.

Mây bay bay, nước trôi trôi,
Đường về của chinh nhân không biết còn bao xa (bao lâu)
Tương tư không thể dựa trên lời nói để thể hiện
Không cần thiết phải hướng đến giấy hoa tiên mà khóc lóc kể lể. (*)

(*) Câu này có thể hiểu là, nỗi niềm tương tư của tác giả rất lớn, ko giấy bút nào viết ra dc cho hết. Hoặc là (có vẻ chính xác hơn), người viết muốn đối với “chinh nhân” mà nói rằng: Đừng có tốn thời gian viết thư kể lể sầu khổ làm gì, đi mau mà về cho rồi 😛 Bởi vì chữ  “mạc” nghĩa của nó là “don’t”, thường để nhắc người khác ko nên làm gì, chứ ít khi tự dùng cho bản thân, hơn nữa, “hoa tiên” hình như là giấy viết thư 😛

3. Điệp Luyến Hoa

Gồm 2 đoạn, vần điệu giống nhau y hệt:

XTXBBTT (v)
XTBB, XTBBT (v)
XTXBBTT (v)
XBXTBBT (v)

Tuý biệt tây lâu tỉnh bất ký,
Xuân mộng thu vân, tụ tán chân dung dị.
Tà nguyệt bán song hoàn thiểu thuỵ
Hoạ bình nhàn triển Ngô sơn thuý.

Y thượng tửu ngân thi lý tự,
Điểm điểm hàng hàng, tổng thị thê lương ý.
Hồng chúc tự liên vô hảo kế,
Dạ hàn không thế nhân thuỳ lệ.

Dịch nghĩa

Hôm chia tay ở tây lâu say tan tác, tỉnh dậy không nhớ j cả,
(Như?) giấc mộng đêm xuân, như mây mùa thu (*), gặp gỡ rồi xa cách, thực quá dễ dàng!
Trăng rằm chiếu qua song cửa mở hé làm người mất ngủ,
Bình phong lờ mờ thấy Núi Ngô màu xanh nhạt

Trên áo rượu chảy làm thơ bị nhòe
Từng điểm từng hàng, ý thơ tất cả đều là thê lương.
Nến hồng thấy cảm thương không biết làm sao
Đêm lạnh chậm rãi thay người rơi lệ.

(*) Cũng có thể hiểu là Giấc mộng đêm xuân qua mau như mây bay mùa thu 😛

4. Lâm Giang Tiên

XTXBBTT
XBXTBB (V)
XBXTTBB (V)
BBBTT
XTTBB (V).

XTXBBTT
XBXTBB (V)
XBXTTBB (V)
XBBTT
XTTBB (V)

Đấu thảo giai tiền sơ kiến,
Xuyên châm lâu thượng tằng phùng.
La quần hương lộ ngọc thoa phong.
Tịnh trang mi thấm lục,
Tu diện phấn sinh hồng.

Lưu thuỷ tiện tuỳ xuân viễn,
Hành vân chung dữ thuỳ đồng.
Tửu tinh trường hận cẩm bình không
Tương tầm mộng lý lộ,
Phi vũ lạc hoa trung.

Dịch nghĩa

Gặp nhau lần đầu ở trước thềm chơi trò đấu cỏ (*)
Gặp lại ở lầu kim thêu.
Váy áo thoảng hương, trâm ngọc bay trong gió (???)
Trang điểm cẩn thận, lông mày vẽ xanh lè (**)
Mặt thẹn phấn càng hồng

Dòng nước rồi sẽ trôi xa cùng mùa xuân
Mây bay cuối cùng rồi sẽ đến phương nao (nguyên gốc là đến với ai)
Tỉnh rượu tức giận cẩm bình trống vắng (***)
Trên con đường tìm nhau trong giấc mộng
Mưa bay hoa rụng đầy.

(*) là trò mà lấy 2 cọng cỏ đập vào nhau, bên nào gãy trước thì thua

( **) theo ngày xưa thì mi (tức là lông mày) đẹp là phải như là nét xuân sơn (mi tự thanh sơn).

(***) “cẩm bình” vốn nghĩa là chiếc bình phong gấm thêu, nhưng còn 1 nghĩa khác, là khuê phòng của phụ nữ.

Ôn Đình Quân (nổi tiếng làm từ hay, tuy nhiên bị đời sau phê phán là thơ từ diễm lệ mà ủy mị, màu mè mà nông cạn, chủ yếu về phấn son là lượt, nhi nữ tình trường 😛 Bạn AC chưa ngâm cứu bác này, nhưng để ý là tên bác rất đẹp, cho nên nhớ lâu) trong bài Từ “Phiền Nữ Oán” có câu: “年年征战,画楼离恨锦屏空,杏花红” (Niên niên chinh chến, họa lâu ly hận cẩm bình ko, hạnh hoa hồng) để nói đến sự oán hận của người chinh phụ trong phòng khuê vắng vẻ 😛

Vì vậy, có khi câu thơ “Tửu tinh trường hận cẩm bình không” nghĩa là khi tỉnh rượu thấy càng thêm oán hận khuê phòng trống vắng???

Rồi đấy, huynh đài ngâm cứu đi và mau nôn ra bản dịch 😛

Anh Ca

About Hoasinh Anhca
Trì Trung Hoa sinh hưởng lạc - Chi Thượng Anh ca mạn đề

21 Responses to 1 số bài Tống Từ của Án Kỷ Đạo

  1. Pingback: Án Kỷ Đạo « Hoasinh_Anhca

  2. Sen says:

    1. Sao ta suốt ngày đi làm cái việc là add link vào post cho nàng nhỉ?
    2. Cảm động rơi nước mắt vì cái sự khổ công nghiên cứu tìm tòi từ điệu với vò chín khúc, chau đôi mày dịch nghĩa của bạn. Ngưỡng mộ và cảm tạ không bút nào tả xiết 🙂
    3. tử tế tốt bụng –> phải chăng dạo này bạn thử nước mắm nhiều nên tử tế tốt bụng lên chăng? thế mới biết người ăn mặn tử tế hơn người ăn nhạt.

    4. Bài Điểm Giáng Thần: cách giải nghĩa này cho thấy cách hiểu của Cao Tự Thanh? khác quá nhỉ.
    Câu đầu tiên, hoa tín lai thì, hận vô nhân tự hoa y cựu, có thể có cách hiểu hơi khác??? Theo ta câu này giành cho người ko còn ở đó nữa, còn câu thứ 2 là về bản thân thác giả. Vì thế có thể hiểu là mỗi dịp hoa nở, lại hận người ko đến (or quay lại) như hoa, hơi giống kiểu Nhân diện bất tri hà xứ khứ, đào hoa y cựu tiếu đông phong ý??? (cái này là dựa trên bản phiên Hán Việt – ko dựa trên bản chữ Hán)

    5. Giá Cô Thiên kỳ 1: Thái tụ giải nghĩa là tay áo màu mè, tương phùng là đàn đúm hehehe khá khen cho tính sáng tạo trong cách áp dụng từ ngữ tân thời vào giải nghĩa thơ từ cổ.

    6. Hai câu cuối cùng có vẻ không khớp vào ý thơ? Rất phân vân ko hiểu nên hiểu 2 câu này thế nào? Câu trước hai câu này có thể hiểu: bao lần đều mộng lại cái lúc gặp gỡ nhau, hoặc là bao lần đều mộng đến 1 ngày lại được gặp gỡ nhau? Câu cuối là trong bối cảnh đang gặp lại, hay là trong bối cảnh vẫn đang nhung nhớ?

    Nếu hiểu trong bối cảnh gặp lại, thì câu trước có nghĩa là bao lần đều mộng lúc gặp nhau, nên hai câu sau: đêm nay gặp lại thật rồi, phải mang đèn chiếu vì sợ chỉ là mộng?

    hay là: câu trước, bao nhiêu lần mộng đến một ngày được gặp nhau –> đau lòng quá –> vì thế hôm nay phải thắp đèn vì sợ lại mộng?

    hay là: bao nhiêu lần gặp nhau nhưng khi tỉnh dậy hóa ra chỉ là trong mộng –> đau lòng –> vì thế đêm nay phải chiếu đèn vì sợ lại lặp lại giấc mộng, lại gặp nhau trong mộng –> khi tỉnh lại đau lòng?

    Tạm đến đây hẵng, vì các bài tiếp theo sẽ nghiên cứu kỹ hơn mới bình được

    (dạo này lạ ghê, muốn comment cứ phải đổi account thủ công, ko như ngày trước để comment ở account nào nó sẽ giữ nguyên như thế)

    Like

    • 1. Tại e ko biết ping back là làm thế nào 😦

      2, 3 & 5: Khách khí khách khí (mà dạo này trình độ đễu của bạn tăng lắm, trong khen có chê, khen mà chê, chê mà khen, khen khen chê chê, quả thực là tinh diệu, tại hạ bái phục bái phục :P)

      4. Mới đầu e cũng hiểu như người, về cái ý “người ko như hoa như cũ” (giống bài Về thăm chốn cũ của Thôi Hộ). Nhưng mà sau e ngẫm lại, e nghĩ rằng cái chữ “hựu” nó nối 2 câu với nhau, và đọc lên thì có lẽ là “người ko như hoa, mà người lại gầy đi” => object “người” là 1 chứ ko phải là 2 (người). Dĩ nhiên, kiến giải cá nhân 😛

      6. Cách suy nghĩ số 2 của bạn rất sáng tạo!!! Phải thắp đèn thì mới khỏi mơ mộng vớ vẩn => lại ám ảnh này nọ => rồi lại gầy mòn => lại ko ngủ dc => lại mơ mơ màng màng… (vicious circle).
      Có lẽ tác giả chuyển ý quá gấp cho nên làm người ta bất ngờ, hơn nữa, tác giả vốn bi thương, cái cảnh “tương phùng” này nó hạnh phúc quá, ko giống phong cách thường nhật cho nên hơi khó tin 😛
      Cơ mà cái này, e nghĩ ở đây tác giả ẩn đi phần “gặp lại”, để người đọc tự hiểu. Bởi vì theo ngữ pháp và ngữ nghĩa câu cuối thì ắt hẳn là đêm nay có tương phùng:
      Nếu muốn nói theo cách nghĩ của người, thì tác giả sẽ nói kiểu như là “Do khủng mộng trung tái tương phùng” hoặc “Do khủng tương phùng tại mộng trung” (trong khi đó, tác giả dùng chữ 是 (to be) mang tính khẳng định sự có tồn tại).

      AC

      Tốt nhất là cứ bắt chước e, auto login hsac (cơ mà cũng nguy hiểm là hay quên pass :P)

      Like

  3. Sen says:

    à comment thêm nữa là mấy bài từ toàn vần là vần, nhìn choáng cả váng!

    Like

    • Em thấy điệu Giá Cô Thiên đọc lên nghe hay hay, e thik cái điệu này: 1 phần chắc là do nó hơi giông 7n8c, mà ở giữa lại có 2 câu 3 chữ, kiểu như để nghỉ mệt…

      Like

  4. Sen says:

    mà dạo này trình độ đễu của bạn tăng lắm, trong khen có chê, khen mà chê, chê mà khen, khen khen chê chê, quả thực là tinh diệu, tại hạ bái phục bái phục –> chủ nghĩa hoài nghi tăng cao nhỉ? hehe lại thêm 1 bằng chứng sống cho thấy giả thuyết các triết gia/ lý thuyết gia càng về già càng bi quan là đúng!!!

    Like

  5. Sen says:

    bực mình quá, đang comment tự nhiên ấn phải cái gì mất tiêu, lại phải ngồi gõ lại từ đầu.

    1. Vẫn bài Điểm giáng thần: Hận vô nhân tự hoa y cựu. Lý do khiến ta nghĩ tới ý trong bài Đề đô thành nam trang của Thôi Hộ là vì chữ ”vô nhân” có thể hiểu là không có người, cảm tưởng là ám chỉ người khác chứ ko phải bản thân.

    2. Giá Cô thiên kỳ 1: câu Ca tận đào hoa phiến để phong, trong tưởng tưởng của ta, là dùng những hình ảnh lãn mạn để miêu tả cái buổi ăn chơi đàn đúm, chơi đến kiệt sức.Múa đến khi trời sáng, trăng lặn, còn ca hát đến khi hoa đào rụng hết 😀 không biết thiên hạ tranh cãi vấn đề này thế nào?

    Like

    • 1. Thôi, cái này chắc do ấn tượng của từng cá nhân, e hiểu 1 cách, c hiểu 1 cách, ko sao 😛

      2. Câu “ca tận đào hoa phiến để phong” nếu chị tách phần “tận đào hoa” (hoa đào rơi hết) thì phần “phiến để phong” (gió từ đáy quạt) nằm chơ vơ ko nơi nương tựa 😦

      Cách hiểu của e là: đặt câu này trong thế đối với câu trên (dù là ko chỉnh lắm)

      舞低杨柳楼心月,歌尽桃花扇底风
      Đê/tâm (dưới/tại) và tận/để (cho đến/dưới) là các giới từ.

      “đê dương liễu/ lâu tâm/ nguyệt”: nguyệt là thành tố chính, theo ngữ pháp thì bổ ngữ càng đứng xa thì ý nghĩa càng gần nhất => lâu tâm nguyệt là cụm nguyên bản (lâu tâm là trên đỉnh lầu, vd thế), sau đó mới đến cụm “đê dương liễu lâu tâm nguyệt” (trăng mà ở trên đỉnh lầu thấp hơn cành dương)

      => nhảy đến khi trăng trên lầu xuống dưới ngọn cây dương… (trăng tàn)

      “tận đào hoa phiến để phong”: tương tự trên, e hiểu phong là object chính (tại assume 2 câu này đối nhau) => phiến để phong nghĩa là “gió từ (đáy) quạt” (ý là đập quạt thì ra gió) + đào hoa thì bổ nghĩa cho phiến (quạt hoa đào)

      => ca tận đào hoa phiến để phong: ca cho đến khi gió quạt hoa đào hết, cũng có thể hiễu là ca cho đến lúc giọng như là gió từ quạt hoa đào (thều thào ko ra tiếng :P)

      3. E vừa edit chỗ “cẩm bình không” ở bài Lâm Giang Tiên, tuy nhiên là e vẫn có điểm vướng bận. Chị ngẫm xem bài đó là trai viết hay là gái viết?
      Vì cái đoạn đầu thì giống như trai viết, nhưng đoạn sau, nếu hiểu “cẩm bình không” như e chú thích thì lại giống như là gái viết????

      AC

      Like

  6. Sen says:

    2. ua ko hiểu lắm, tóm lại ý là sao, vì ở phần dịch nghĩa ở trên để nghĩa là gió từ quạt vẽ hoa đào, nếu như thế thì ”đào hoa phiến” sẽ là 1 cụm???, còn nếu để đối với câu trên, thì sẽ là ”tận đào hoa/ phiến để/ phong”?

    3. no idea, cẩm bình nghĩa đen là bình gấm, ko biết là chỉ khuê phòng của phụ nữ (nhà giàu) nói riêng, hay chỉ phòng ngủ nói chung?

    Like

    • 2. Theo em thì “tận/đào hoa phiến để/phong”.
      Ý em là ko phải đối chỉnh từng cụm từ ngữ, mà là đối ý, tức là ở trên là “nguyệt” ở dưới là “phong”, mỗi câu có 1 object, mấy cái trước đều là bổ nghĩ cho 2 cái này thôi.
      Còn hiểu như c thì nó sẽ thành “tận đào hoa” và “phiến để phong” – câu này có 2 objects (hic, e cảm thấy nếu hiểu như này thì nó ko có j liên kết với nhau giữa đào hoa và phong, hay là c nghĩ là “hát đến hoa rụng, quạt hết? :P)

      3. Hic, thế em mới ko hiểu, vì tra trên mạng thấy nó ghi 2 nghĩa:
      – Bình phong
      – Khuê phòng (đàn ông đâu có ở KP, chắc trừ bạn Bảo Ngọc :P)

      AC

      Like

    • Sen says:

      cũng có khả năng là 2 objects, ko liên quan gì đến nhau (ngay cả câu trên cũng thế), có bài dịch của Nguyễn Chí Viễn hiểu theo cách này.
      Hoặc là
      ”đê dương liêu” bổ nghĩa cho vế sau, ”tận đào hoa” cũng bổ nghĩa cho phiến để phong (hát cho đến khi gió từ quạt làm bay hết hoa đào) [theo từ điển Trung Anh chữ ”để” còn bằng nghĩa với chữ ”de” (đích?) có nghĩa là của ]….Thơ từ đôi lúc dùng hình ảnh gợi ý là chính, nên về mặt ngữ pháp chưa chắc chuẩn nhất nhất. Cái chính là gợi ý gì thì tùy theo cảm nhận của người đời sau mà thôi, hic. Bài Nhạn khâu của Nguyên Hiếu Vấn cũng có câu có thể có 2 cách hiểu, như ta đã từng hỏi nàng đấy…

      Ta chưa hoàn toàn theo cách hiểu nào, đợi đến lúc ngâm cữu kỹ hơn chắc dùng cảm nhận cá nhân để theo cách nào thôi.

      Like

      • Hehe, đúng là đời sau mỗi người 1 ý thôi 😛
        Em thì vẫn nghĩ là 1 object 1 câu, nhưng mà có thể cấu trúc là:

        Vũ/ đê/ dương liễu lâu/ tâm/ nguyệt

        Ca/ tận/ đào hoa phiến/ để/ phong.

        Nhưng thôi kệ, đọc nghe vần vần hay hay là dc 😛

        E ko để ý nên ko biết ÁKĐ người Bắc Tống (tưởng thời Đường, hehe :P)

        Like

  7. Sen says:

    À nàng ơi, bài Lâm giang tiên,
    câu 1: theo bài luật là 7 chữ, còn bài từ của Án ca ca là 6 chữ
    câu 6 7: theo luật là 1 câu 5, 1 câu 7 chữ, còn theo bài là 2 câu 6, nàng check lại nhé….

    Like

    • Lâm Giang Tiên là 1 khúc ca, còn gọi là Tạ Tân Ân, Nhạn Hậu Quy, Họa Bình Xuân (bình trong chữ cẩm bình ấy), Đình Viện Thâm Thâm, Thái Liên Hồi, Uyên Ương Mộng… Sau dc thống nhất gọi là LGT từ điệu. Trc nay, nổi tiếng nhất trong thể loại LGT là bài của Dương Thận (thời Minh), bài chủ đề của truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa…

      Có 3 công thức:
      – 58 chữ, mỗi phiến (phần) có 3 chữ dc gieo vần, đều thanh bằng
      – 60 chữ, cũng gieo vần như thế (nhưng ko biết thêm 2 chữ vào câu nào, c đối chiếu thử nhé)
      – Liễu Vĩnh (Bắc Tống) biến từ điệu này thành mạn khúc, 93 chữ, phiến đầu 5 vần bằng, phiến sau 6 vần bằng.

      Em đoán là vì Án Kỷ Đạo sống thời Đường (giao thời vs Tống) cho nên làm theo cách 58 chữ, về sau thời Tống thì từ mới thịnh, người ta sửa thành 60 chữ, và làm cho cách số 2 phổ biến hơn. Nản!

      Vd 1 bài LGT của Lý Thanh chiếu,

      Đình viện thâm thâm thâm kỷ hử,
      Vân song vụ các thường quynh,
      Liễu tiêu mai ngạc tiệm phân minh,
      Xuân quy Mạt Lăng thụ,
      Nhân lão Kiến Khang thành.

      Cảm nguyệt ngâm phong đa thiểu sự,
      Như kim lão khứ vô thành,
      Thuỳ liên tiều tuỵ cánh điêu linh,
      Thí đăng vô ý tứ,
      Đạp tuyết một tâm tình.

      AC.

      Like

  8. Pingback: Hoa phi hoa – Bạch Cư Dị « Hoasinh_Anhca

  9. Pingback: Ngọc lâu xuân – Án Thù « Hoasinh_Anhca

  10. Pingback: Tống Nhân Đông Du – Ôn Đình Quân « Hoasinh_Anhca

  11. Si says:

    Giá Cô thiên bản tiếng Anh này (ở đây đề là kỳ 2) http://www.orientalwomentalk.net/Lovepoems.html
    鷓 鴣 天 (二)

    彩 袖 殷 勤 捧 玉 鍾 ,
    當 年 拚 却 醉 顏 紅。
    舞 低 楊 栁 樓 心 月 ,
    歌 盡 桃 花 扇 底 風。
    從 別 後 ,
    憶 相 逢 ,
    幾 回 魂 夢 與 君 同。
    今 宵 剩 把 銀 釭 照 ,
    猶 恐 相 逢 是 夢 中。

    Partridge Sky (2)

    You, in dancing dress, offered me tenderly goblets of wine.
    I, putting drunkenness to the back of my mind,
    And with a blushing face, drank to my heart’s content.
    The moon was high above when dancing began,
    Which continued until it reached the willow branches’ end.
    Dances and songs carried on until fatique, and then,
    No energy was left even to wave a peach-blossom fan.
    Ever since we parted, my only thought was to see you again,
    How many times I’ve dreamed of meeting you hence.
    Tonight, I raised the silver lamp to light up the place,
    But still doubt if i am in a dream or this’ your real face.

    Like

  12. Pingback: [Sưu tầm] Thành Ngữ, Tục Ngữ, Tứ Tự Thành Ngữ | Phuocy's 3D Learning Curve

  13. Pingback: Ngọc lâu xuân – Án Thù | Hoasinh_Anhca

Leave a comment