Ỷ hoài kỳ 15 – Hoàng Cảnh Nhân

Đang luyện mấy tập đầu Phúc Vũ Phiên Vân (kiếm hiệp/potentially sắc hiệp???, thấy thiên hạ đồn thổi thế) của Hoàng Dị, thấy đoạn viết về  mối quan hệ yêu/hận …giữa ma sư Bàng Ban và Băng Vân, Bàng Ban có niệm lên hai câu thơ Tự thử tinh thần phi tác dạ – Vị thùy phong lộ lập trung tiêu, check ra hóa ra là trong bài Ỷ hoài kỳ 15 của Hoàng Cảnh Nhân.

Thơ của Hoàng Cảnh Nhân có vẻ không phổ biến ở Việt Nam, vì tác gia này thuộc thời nhà Thanh (Càn Long), mà tính đến thời nhà Thanh thì Việt Nam đã độc lập rất lâu khỏi   Trung Quốc rồi nên chắc… cập nhật thông tin ít đi – personal opinion (ở Việt Nam ta hình như phổ biến nhất là thơ thời Đường – là thời mà (miền Bắc)Việt Nam được hành chính hóa một cách có hệ thống, bài bản vào Trung Quốc; về sau thời Tống – giai đoạn Việt Nam bắt đầu ly khai nhưng chịu ảnh hưởng cũng còn mạnh lắm, đặc biệt là Nho học thời Tống-  Tống từ  không còn được ưa chuộng bằng nữa – ít ra ở khía cạnh là các dạng từ điệu (kể cả luật lẫn nhạc) hầu như ko du nhập vào Việt Nam). “Hình như, có vẻ” thôi nhé, vì đây là cảm nhận cá nhân, chứ ko dựa trên ”nghiên cứu và chứng minh khoa học” hì…

Trên thivien.net chỉ có duy nhất 1 bài thơ của Hoàng Cảnh Nhân, nhưng đây là tác gia nổi tiếng lắm, còn cái bài sắp chép ra đây nằm trong top 100 bài thơ tình nổi tiếng nhất của TQ (hôm qua google ra mấy cái link nói như thế đấy, nhưng quên giữ lại 😦 ) Bonus info là hóa ra khá nhiều tiểu thuyết ngôn tình mượn hai câu chép ở trên (again, thanks google).

绮怀 -黄景仁
几回花下坐吹箫,
银汉红墙入望遥。
似此星辰非昨夜,
为谁风露立中宵。
缠绵思尽抽残茧,
宛转心伤剥后蕉。
三五年时三五月,
可怜杯酒不曾消。

Hán Việt:

Ỷ hoài

Kỷ hồi hoa hạ tọa xuy tiêu

Ngân Hán hồng tường nhập vọng diêu

Tự thử tinh thần phi tác dạ

Vị thùy phong lộ lập trung tiêu (”vi” hay ”vị” nhỉ?)

Triền miên tư tận trừu tàn kiển

Uyển chuyển tâm thương bác hậu tiêu

Tam ngũ niên thì tam ngũ nguyệt

Khả liên bôi tửu bất tằng tiêu.

Dịch nghĩa

cái này… hic, ngoài phạm vi khả năng của mình… không biết ai kia có giúp gì được ko???

Bài thơ gì mà khó hiểu, cơ mà thấy các bạn Tàu kêu là “kiệt tác” trong thể loại thơ tình (quên rồi, trong cái link nào đó ấy). Dưới đây là phần dịch nghĩa, sau bao trăn trở và interactions của bạn YL và DL 😛

Bao lần ngồi thổi tiêu dưới hoa,
Ở trong tường (nhà) thất thần ngắm dòng Ngân hán (1)
Sao đêm nay đã không còn là sao của đêm trước,
Vì ai mà (ta) vẫn đứng trong gió sương này (2)
Tương tư suy nghĩ triền miên như kén tằm bị kéo kiệt hết cả tơ, (3)
Thương tâm day dứt/ trăn trở như cây chuối bị rụng hết lá xác xơ (4)
Thời gian mười lăm năm, bao lần lần trăng đầy
Thật là tội nghiệp, chén rượu chưa bao giờ tiêu.(5)

1. Tức dải ngân hà, và liên quan đến chuyện tình anh Ngưu chị Chức 😛

2. chắc đại loại hàm ý là vật đổi sao dời nhưng tình ko đổi – đứng tất nhiên là đứng cô đơn, tương tư, sầu khổ, hoặc đợi chờ hì)

3. Mới đọc qua thì bạn DL vs trí tưởng bở phong phú đã hiểu ra thành tương tư triền miên ngồi kéo da chết ở tay ra nghịch (kiển là vết chai tay :P)

4. YL: http://baike.baidu.com/view/764.htm#7 –> cái trang này, ở phần cuối cùng có nhắc đến trong văn thơ cổ Trung Quốc cây chuối thường được liên hệ với cô độc ưu sầu đặc biệt là do ly tình biệt tự (常常与孤独忧愁特别是离情别绪相联系) , lại còn dẫn dắt cả Lý thanh Chiếu với Hồng Lâu Mộng gì đó… hic chỉ biết đến đó thôi… mà hình như baidu là nguồn kiểu wiki, ko trích dẫn được? :D

DL: lại tưởng bở phong phú, suy luận ra là thương tâm day dứt ngồi bóc vỏ chuối (ăn) 😛

5. Còn có cách hiểu khác là:

Tam ngũ niên, tam ngũ nguyệt chỉ có nghĩa tương đối, để chỉ 1 khoảng thời gian dài, thậm chí vô tận, chén rượu nuốt ko thể trôi, nghĩa bóng là ko thể bỏ dc nỗi niềm tương tư, thương tâm 😛

Bạn YL: Trong lòng luôn vấn vương sầu khổ, cho nên chưa từng uống dc cạn 1 chén rượu, uống 1 trận thống khoái, hào sảng như kiểu bác Lý Bạch dc 😀 or thương thay chén rượu chưa bao giờ tiêu sầu (chén rượu chưa bao giờ làm được việc là tiêu sầu)

Bạn DL: Ko phải ko uống rượu hết ly, mà là uống hết ly rượu bi thương này, ly sau vẫn là ly rượu bi thương, rượu nào cũng chứa nỗi tương tư sầu khỗ, ko có rượu nào là vui, là để tán sầu cả 😛

—-

Bản dịch lục bát của Yên Liên (tức là sẽ còn bản dịch thất ngôn bát cú chăng 😀 who knows?)

Đâu khi tiêu thổi dưới hoa

Tường hồng lặng ngắm ngân hà trên cao

Sao kia đã chẳng đêm nào

Vì ai vẫn đứng nghẹn ngào gió sương

Mỏi mòn kiệt sức tơ vương

Lòng đau thân chuối canh trường càng trơ.

Tháng năm vò võ thoi đưa

Thương thay chén rượu mãi chưa cạn sầu.

Bản dịch thất ngôn của Yên Liên

Mấy độ thổi tiêu dưới gốc hoa

Tường hồng lặng ngắm dải ngân hà

Sao kia đã chẳng sao đêm trước

Sương gió vì ai giữa bóng tà

Mòn mỏi tương tư tằm kiệt xác

Quắt quay thương hận chuối trầy da

Mười lăm năm biết bao trăng sáng

Rượu cạn được đâu luống xót xa.

—-

Lãnh Trì Huyết Liên

About Hoasinh Anhca
Trì Trung Hoa sinh hưởng lạc - Chi Thượng Anh ca mạn đề

9 Responses to Ỷ hoài kỳ 15 – Hoàng Cảnh Nhân

  1. 1. Sao có time đọc truyện rồi???? (Btw, e nói thật vs chị là e hối hận lắm ấy, muốn đập đầu vào tường lắm rồi. Khỗ cái bệnh cả nể. Bây g mới nghiệm ra cái gọi là “dc đằng chân lân đằng đầu” – khi nào lên gchat e chém cho mà nghe :()

    2. Hehe, quả thực là em thậm chí còn chưa nghe tới tên tác giả Hoàng Cảnh Nhân này bao h 😦 Lý do thì có lẽ bởi như bạn nói, văn thơ các thời Minh-Thanh ít dc phổ biến ở VN.

    3. Bài thơ này đọc qua, ko hiểu mấy, nhưng mà thấy có tả nx thứ rất đời thường, cái j mà chán nản/tương tư ngồi bóc chuối, lột da cái j đó, hahaha, nhưng thôi, để tối (Sing time) e dịch cho nhé 😛
    Đọc qua thì mới chỉ thấy 2 câu đầu hay 😀 (đoạn sau chả hiểu j :P)

    Anhca

    Like

  2. Sen says:

    bị trầm cảm nặng, ko viết được, xoay sang đọc truyện…
    đại ý bài thơ này theo ta hiểu (suy đoán) là:
    bao lần ngồi thổi tiêu dưới hoa,
    ở trong tường (nhà) nhưng nhìn lên cao ngắm dòng Ngân hán (tức ngân hà, và liên quan đến chuyện tình ngưu lang chức nữ),
    sao đêm nay đã không còn là sao của đêm trước,
    mà vẫn vì ai đứng trong gió sương này, (chắc đại loại hàm ý là vật đổi sao dời nhưng tình ko đổi – đứng tất nhiên là đứng cô đơn, tương tư, sầu khổ, hoặc đợi chờ hì)
    tương tư suy nghĩ triền miên đến kéo kiệt cả tơ tằm,
    thương tâm day dứt/ trăn trở đến rụng hết cả lá chuối (ko biết cây chuối lá chuối có liên quan đến điển tích gì không mà thơ văn cũng hay nhắc đến)
    thời gian mười lăm năm …. (câu này chắc phải xem các bạn TQ giải nghĩa thế nào, ko biết tam ngũ nghĩa là gì, ba mươi lăm, mười lăm, hay gì nữa)
    lòng thương cảm, không thể nào cạn hết chén rượu.

    đó để nàng tham khảo….

    Like

    • Ôi chao, té ra nghĩa cũng thơ mộng quá hả :P, làm sao e có thể hiểu ra thành bóc da, lột vỏ chuối dc nhỉ 😦
      Ô kê con gà đen, tối về đọc kỹ rùi 888…

      Like

      • Sen says:

        chắc tại bài này có đến 3 chữ theo vần, theo Hán – Việt đều là ”tiêu” cả nên nàng ấn tượng với ”chuối”, có thể cộng thêm tác động là sáng nay ra bếp nhìn thấy mấy quả chuối trên bàn, hoặc là ăn chuối trước khi chuẩn bị đi lên trường…. 😛

        Like

  3. Sen says:

    http://baike.baidu.com/view/764.htm#7 –> cái trang này, ở phần cuối cùng có nhắc đến trong văn thơ cổ Trung Quốc cây chuối thường được liên hệ với cô độc ưu sầu đặc biệt là do ly tình biệt tự (常常与孤独忧愁特别是离情别绪相联系) , lại còn dẫn dắt cả Lý thanh Chiếu với Hồng Lâu Mộng gì đó… hic chỉ biết đến đó thôi… mà hình như baidu là nguồn kiểu wiki, ko trích dẫn được? 😀

    Like

  4. Sen says:

    ”Mới đọc qua thì bạn DL vs trí tưởng bở phong phú đã hiểu ra thành tương tư triền miên ngồi kéo da chết ở tay ra nghịch (kiển là vết chai tay )” –> thừa nhận là phong phú ngoài mức tưởng tượng của những người ”thông thường” hehehe.

    By the way, nhân đọc 2 câu “Tự thử tinh thần phi tác dạ Vị thùy phong lộ lập trung tiêu” mới thấy điều này thú vị nha:

    Đề đô thành nam trang – Thôi hộ:
    Nhân diện bất tri hà xứ khứ
    Đào hoa y cựu tiếu đông phong
    (Trước sau chẳng thấy phóng người – Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông)
    +
    Điểm giáng thần – Án Kỷ Đạo:
    Hoa tín lai thì
    Hận vô nhân tự hoa y cựu
    +
    trong Hồng Lâu Mộng
    sang năm đào lý trổ hoa
    sang năm buồng gấm biết là còn ai?

    —-> cảnh như cũ, nhưng người ko còn/ người ko như cũ. ”Hoa” có vẻ được gắn với ý nghĩa là ”ko đổi, bất biến”

    Không như sao hôm nay đã ko còn là sao hôm trước (tất nhiên ẩn ý là sao của đêm nay cùng với ta phải đứng cô đơn sầu khổ đã ko còn là cái dĩ vãng vui vầy hôm trước)….

    Like

  5. Hoàng Oanh says:

    DỊCH HAY LẮM!
    Trừ 2 câu, tương tư tơ vương vs lại vỏ chuối vẫn chưa toát hết ý, thì tất cả các câu còn lại đều rất tuyệt. Thực sự là nàng rất có năng khiếu dịch thơ, đợi ta qua ta sẽ kiếm vài bài hay ho cho nàng dịch 😛

    Like

  6. Sen says:

    Cảm ơn à. Có phải ngoài văn hóa facebook bây giờ lại có văn hóa wordpress là CHMKH nữa không? Hai câu kia khó dịch vô cùng… giữ nguyên ý nghe cũng hơi rùng rợn nữa… 🙂 nàng qua lại đây ta với nàng, rủ cả chị Thủy, bày trò làm thơ…

    Like

  7. Hoàng Oanh says:

    Thực ra cái văn hóa CHMKH là lan từ wp sang fb chứ 😛
    Ờ, để rủ nàng Thủy tham gia, căn bản e biết cái tâm lý chung của con người là – cứ lúc nào càng bận, càng xì chét, như cái lúc ôn thi hoặc deadline (càng cắm đầu vào cái máy tính) thì càng lan man, văn thơ vớ vỉn, chứ còn lúc mà rỗi, ko có việc j làm thì lại ko có hứng thơ văn đâu (mấy lúc đó bận ăn uống, ngủ nghỉ, chơi bời mất rồi :P)

    Bank ca 😛

    Like

Leave a comment