Báo nào là “báo lá cải”?

Chán lắm ấy, dạo này ko thể tập trung dc, toàn ngồi đọc báo lá cải thôi ấy! 😦 Căn bản mình bị cái tật procrastination, mà báo lá cải nó cũng lôi cuốn ghê đi :P, hì hì, thế nên chi là mình phá cái lệ “bàng quan” quen thuộc để theo dõi và “cằn nhằn” (thật là rỗi việc :() bằng cách làm 1 cái overview về 1 vụ “ân oán” đầy kịch tính vừa diễn ra trên thị trường nghe nhìn gần đây.

Cái vụ “chém giết” sôi nổi bằng ngòi bút này đã nổ ra cách đây tầm 2 tuần, mở màn bằng một bài trong mục Phóng sự-Ký sự của báo SGGP (Tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tphcm): Thảm họa “báo lá cải” 28/05/2012, 00:03 (GMT+7). Nội dung của bài xã luận (?) này chủ yếu là kể ra “Độc giả bị… đầu độc” như thế nào, “báo lá cải” “Đảo lộn giá trị” ra sao, và cần mạnh tay dẹp “báo lá cải” như thế nào v.v. Vd:

Hãi hùng nhất trong việc “trồng cải” là “tập đoàn” báo ĐS&PL với 4 ấn phẩm “con, cháu”. 😛

đặt lợi nhuận lên làm đầu, coi kinh tế là mục đích, biến tờ báo thành công cụ kiếm tiền, thu lời; báo đã đánh mất đi chức năng thông tin, định hướng và tính chuyên nghiệp, đạo đức người làm báo cũng không còn.

“Khuyến khích các báo làm kinh tế nhưng nên ở mức độ và không những không yêu cầu nộp ngân sách nhiều mà cần chăm lo, đầu tư lại cho các tờ báo, nhất là các tờ báo lớn, để nhà báo sống được bằng lương, cơ quan báo chí không phải “sống” vật vờ, tự bơi rồi tìm mọi cách tận thu”

“Quan điểm của Bộ Thông tin – Truyền thông là xử lý kiên quyết. Sau một vài tháng “tự điều chỉnh”, nếu các ấn phẩm “lá cải” không thay đổi, Bộ Thông tin – Truyền thông sẽ có biện pháp nghiêm”

Thực ra thì SGGP có vẻ đã nhức mắt với vấn nạn “báo lá cải” từ lâu rồi: Vẩn đục môi trường văn hóa mạng! Chủ nhật, 18/12/2011, 07:29 (GMT+7). Chẳng qua dạo này ồ ạt các em người đẹp lộ hàng (cả ta cả Tàu) trên mặt báo, rồi bán d*m đi khách này nọ cũng vừa dc khai quật cho nên các báo được mùa tin tức, át hết các tin tức “có giá trị”. (Mà nói thật, ta cảm giác em NT có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy cuộc xung đột này nha 😛  Ta nghĩ cuối năm này ai đó nên có 1 giải gì đó, vd như là Cống Hiến Của Năm, cho e NT vs cái vụ “cạp đất”)

Ngay tiếp sau bài báo “cảnh tỉnh: này thì lập tức có 3 luồng phản ứng mạnh mẽ:

– “Tát nước theo mưa”: mở màn bằng một bài dc đặt tít khá là câu khách Ma trận truyền thông – Kỳ 1: Choáng váng với báo “lá cải”  (là 1 series dài tập nha :P). Tại sao bạn cmmt nó là “câu khách”? Bởi vì bản thân cái tên đã có đủ tính khiêu gợi đối vs nx độc giả “nghiêm túc”  lẫn thị trường phổ thông – “ma trận truyền thông”: nghe rất chi có tính thuật ngữ khoa học này, bên cạnh thì đặt cùng cụm “choáng váng” + “báo lá cải” thì lại rất gần gũi với đời sống bà con 😛 (đấy, đặt tít nó phải xịn thế nhé, bạn YL xem và học tập dần).

– “Ông ăn chả thì bà ăn nem” (ơ, hình như nhầm thành  ngữ), “Nợ máu phải trả bằng máu”? (nghe giang hồ chém giết quá hả :P) hay là “con giun xéo lắm cũng quằn”? (Đến khỗ cái bệnh chữ thì ít mà cứ thích nói chữ :(): 1 đợt tổng tiến công và nổi dậy mạnh mẽ của “tập đoàn ĐS-PL” (báo này và nx tờ phụ trương của nó thuộc Hội Luật gia VN, hehe, người quen hả :P). Nói chung là bảo vệ sự trong sạch của mình “xem lại mặt hàng nhé” :P, đồng thời thì chỉ trích bên kia “nhìn lại mình đi” (này trong truyện chưởng ta gọi là chiến thuật “đồng quy vu tận”同归于尽 , ta mà chết cũng kéo người chết cùng, trên đường đi xuống hell cho có bạn :P)

– Bên thứ ba: này có 2 nhóm 🙂

+ 1 số báo khác  tìm thấy 1 cơ hội béo bở để tách biệt báo mình với nhóm “lá cải” bằng cách post lên nx bài bình luận hoặc ý kiến “bên lề” nghe có vẻ “objective” :P:   Tổng hợp vụ luận chiến về báo lá cải ở Việt Nam,  Thế nào là báo lá cải? (Bee lấy từ trang gọi là Khampha.vn). Bán báo “lá cải” tôi thấy xấu hổ quá! (CATP).

+ 1 số blogger và các bình luận viên “bên ngoài” hào hứng vì cuộc “nội chiến” trong báo giới vn, Một môi trường báo chí đang bị vẩn đục (RFA/SongChi), Báo nhà nước phê nhau là ‘lá cải’Trả lại tên cho ‘lá cải’Cuộc sống sẽ tự dọn dẹp “lá cải”… tự google thêm nếu có hứng thú 😛 . Nói chung đây là 1 cơ hội tốt để “các thế lực thù địch” tô đậm thêm nx nét “xấu xí” trong xh vn đương thời :P, vd:

Nhưng suy cho cùng, báo chí băng hoại cũng chỉ là một phần trong cà bức tranh xã hội VN băng hoại về mặt đạo đức hôm nay mà thôi!

Câu chuyện về “báo lá cải” có thể khiến cho người ta giật mình khi nhìn vào mặt bằng dân trí của xã hội Việt Nam. Người ta ta đang xây dựng điều gì khi báo chí thích thú đăng tải chính sự vô văn hóa của chính mình lên mặt giấy để góp phần làm “đen kịt” xã hội!

[Tuy nhiên, mấy bài trên bbc thì viết đọc cũng dc]
Post tạm… đi ăn cơm đã 😛
Haizzz, ăn xong, dọn dẹp xong, dọn luôn mớ suy nghĩ lúc chiều định viết rồi :P. Thôi thì đợi cmmt 888 của bạn YL vậy.
Nói chung thì ta thấy cuộc tranh luận này nó vô bổ và “lá cải”, và nói thực là ta thì nghĩ rằng ko nên kiểm soát/cấm đoán báo lá cải, mà thực ra có kiểm cũng chẳng nổi. Bởi là:
1. Cái gì là “báo lá cải”: có ý kiến thì nói rằng ở Vn chưa tồn tại báo lá cải, có ý kiến lại nói rằng bây giờ báo nào cũng có phần lá cải, đến cả vnnet, nghe bảo là báo “nghiêm túc” nhất (hì hì, nghe bảo nhé, ta thì ít đọc báo này :P), mà cũng đầy rẫy các tin tức đủ để qualified là “tin lá cải”. Đây là nx bài “nóng nhất” trên vvnet vào lúc này, 9:46pm (gmt+8) (ko hiểu nóng là gì?)

Hưng Yên tạm dẫn đầu tỷ lệ tốt nghiệp với 99,9%
Hà Lan – Đức: Cuộc chiến sinh tử
Maradona: ‘Hà Lan, hãy chắt chiu cơ hội!’
Hoảng loạn vì rắn cực độc bò khắp xe khách
Sợ vỡ nợ, chợ thuốc như ong vỡ tổ
Lưới thép B40 ‘ra hoa’ giống hoa ưu đàm
Đan Mạch – Bồ Đào Nha: Bóng ma quá khứ
Hà Nội: Xe Nouvo cháy dữ dội rồi phát nổ
Đồi Ngô là vấn đề xã hội đáng quan tâm
Bệnh nhân chết vì kết quả xét nghiệm ‘đá nhau’
Dấu hỏi bất ngờ trong vụ tranh chấp 1.000 tỷ
Nữ sinh trong clip sex được bạn trai hỏi cưới

Trừ các thông tin bóng đá, vì đang mùa euro (tin mang tính thời vụ), ta thấy có 5 tin là thuộc vấn đề XH đáng quan tâm, vì dính dáng tới lợi ích thiết thực, còn 4 cái tin in nghiêng thì rõ là chả liên quan gì, trừ nx người trong cuộc :P. Và đây là Top reads:

Hoảng loạn vì rắn cực độc bò khắp xe khách (người V có máu phiêu lưu :P)
Thiếu nữ Đà Lạt xưa ở trần trong đời thường (háo sắc, nghe nude là click ngay & luôn)
Dấu hỏi bất ngờ trong vụ tranh chấp 1.000 tỷ (tọc mạch chuyện nhà ngta)
Lời khai của kẻ giết vợ vứt ở triền đê (có máu phiêu lưu)
Vì sao Bộ trưởng Thăng không đăng đàn?
Diễn viên “Hà Nội, Hà Nội” nude khoe thân (lại nude)
Tìm ra kẻ phát tán clip sex ở Hải Dương 😛
Nữ sinh trong clip sex được bạn trai hỏi cưới 😛
Trần tình của đại gia bị thiếu nữ tống tiền (lại tọc mạch)
Hưng Yên tạm dẫn đầu tỷ lệ tốt nghiệp với 99,9%
Nghi án loạn luân vụ 2 mẹ con ‘người rừng’
Lộ diện ‘đội quân thảm sát’ ở Syria

 Đấy, chỉ 4 tin in nghiêng là mang tính “có giá trị” nhé 😛 (“có giá trị” dựa trên tiêu chuẩn đã dc briefly defined đâu đó trong loạt bài trên kia ;))
2. Có cầu tất có cung, nói thực cụm “định hướng thị hiếu” nghe hơi có chút phãn cãm, lại nói đọc xong báo lá cải có bị ảnh hưởng hay ko thì tùy người nha, ai yếu thần kinh thì chạy theo báo lá cải, cũng đầy người đọc xong quên luôn, đọc cũng như ko đọc, tâm bất tại yên… 😛 (lại tranh thủ dùng ko chính xác thành ngữ hihi). Nào là xuống cấp đạo đức rồi thì giá trị đảo lộn này nọ, ko phải do “báo lá cải” mà thành đâu.
3. Trong 1 bài báo trên bbc dc dẫn trên kia, có 1 bài trích ý kiến của 1 số nhà nghiên cứu cho rằng, báo lá cải có thể dc coi như sự phản kháng của văn hóa phổ thông  vs “sự bá chủ văn hóa” của văn hóa cao cấp/bác học/thượng lưu.(cultural hegemony? maybe cultural dominance, hì vừa check google, đều có 2 terms này, ko biết có j khác nhau, lúc nào rỗi sẽ tìm hiểu thêm) ===> ta nghĩ “báo lá cải” có quyền dc tồn tại, việc bôi nhọ hay cấm đoán chính là 1 kiểu cultural dominance.
Thôi, thế đã nhỉ, đợi bạn YL vào chém 😛
—-
Anhca

About Hoasinh Anhca
Trì Trung Hoa sinh hưởng lạc - Chi Thượng Anh ca mạn đề

8 Responses to Báo nào là “báo lá cải”?

  1. Sen says:

    vừa ngủ dậy… để lại 1 dòng hẵng, tẹo nữa quay lại đọc…

    Like

  2. Sen says:

    Cảm ơn bạn có 1 bài review. Chưa đọc xuống dưới, mới mở cái link đầu tiên SGGP ra, copy được đoạn hay, phải ghi lại đây để học từ, sau còn vận dụng:

    “Bí quyết đầu tiên để câu khách là hàng loạt title bài dài lê thê được “giật” kèm những tính từ rất “tâm trạng” của nhân vật như: nức nở, sững sờ, vật vã, tơi tả, đắng lòng… đến cảm giác, nhận định của tác giả “gào” lên như: sốc, chết điếng, hãi hùng, lạnh người, rùng rợn…”

    Bây giờ đọc tiếp và comment tiếp….

    – Khiếp tên ma trận truyền thông… học được gì từ đây: –> cách giật tít –> “mục Chia sẻ, hiển thị trên trang nhất của Phunutoday.vn “giật” lên hàng loạt bài mà chỉ cần đọc tựa đã choáng: Chán chồng, tôi tìm đến phi công trẻ; Dân văn phòng gần như ai cũng ngoại tình; Thỏa mãn với cùng lúc ba người, tôi ghê tởm chính mình; Tôi thỏa dục vọng với sếp và cả đối tác của sếp…” –> đúng là lúc nào chúng ta cũng học được 1 cái gì đó thú vị ở cuộc sống

    – Lại còn vần như thơ – “Đứa cháu bệnh hoạn không cưa đổ mợ thì đốt chợ khiến cả xã xém đi ở đợ” –> nghĩ ra cái tít vần thế này kể cũng công phu 🙂

    – Phản công có bài bản thế cơ chứ: (hình như chiêu này người ta gọi là Phản khách vi chủ???)
    “Hôm trước đã bị SGGP gán nhãn “hãi hùng nhất trong việc “trồng cải”, ĐS&PL cho đăng bài lên trang nhất “chỉ tội” của hai tờ kia với tiêu đề “Choáng váng chiêu “bôi bẩn” đồng nghiệp của một số tờ báo”. Tiếp sau đó chỉ 8 phút, dường như để tăng thêm sức nặng, họ đăng tiếp bài thứ hai với tiêu đề ‘Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: “Tôi thấy mình bị xúc phạm”. Trong bài này, họ cũng dẫn lời hàng loạt quan chức, đương nhiệm hay đã về hưu bày tỏ ý kiến khen ngợi giá trị tờ báo. Cụ thể như:

    Viện sỹ, thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu- nguyên thứ trưởng Bộ Quốc Phòng: “Nếu có ý kiến cho rằng báo ĐS&PL “lá cải”… là nhân vật từng được viết trên báo, tôi thấy mình bị xúc phạm”!

    Ông Trần Đại Hưng – Nguyên Phó Trưởng ban Nội chính TW: “Các vụ việc nêu trên báo đều rõ ràng, có đầu, có cuối”

    Ông Nguyễn Đức Kiên – Phó chủ nhiệm UB Kinh tế của Quốc hội khẳng định: Đó là sự “chơi xấu” nhau của báo chí

    Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám- Ủy viên Uỷ ban Pháp luật của Quốc Hội: “Trên tờ Đời sống & Pháp luật, các bài báo đều có phân tích, đánh giá để định hướng dư luận rõ ràng”

    Luật sư Nguyễn Việt Hùng – Trưởng Văn phòng luật sư Kinh Đô: “Một sự xúc phạm với hàng loạt chuyên gia pháp lý từng phát biểu trên ĐS&PL”.”

    Like

  3. Sen says:

    Bây giờ bàn luận nghiêm túc:

    – Tác động của thông tin đến con người là thứ ko phải bàn cãi, tất nhiên tác động đối với mỗi người là khác nhau. Có những người có cơ hội được tiếp xúc với nhiều loại thông tin, có đủ kinh nghiệm để phân biệt Lá cải hay ko lá cải. Nhưng ko phải ai cũng may mắn như thế, có những người tiếp nhận thông tin từ báo chí at face value. Lấy ví dụ của 1 chuyện ko hề lá cải. 2 tháng trước có 1 đứa người Đức show 1 collection các loại ảnh và thậm chí là tranh bìa minh họa của 1 tạp chí uy tín thế giới (hình như là the Economics, the Times phiên bản tiếng Đức hay đại loại như thế) về TQ. Bao giờ cũng là màu đỏ, con rồng (dùng con rồng ác theo imagination của phương Tây chứ ko phải con rồng mang ý nghĩa quyền quý của TQ: tức là có nanh có vuốt có cánh, nhìn rất ghê, mà dù là con rồng nào đi nữa thì tại sao lại cứ phải là rồng???) và còn gì nữa thì ko nhớ rõ –>nhưng construct ấn tượng là TQ rất ghê gớm, khát máu, đe dọa, lúc nào cũng như giương cánh, giơ vuốt chực nuốt chửng người khác –> tưởng tượng xem những người ko biết gì về TQ sẽ tiếp nhận thông tin thế nào? (mà những người đọc the economics assume là giới trí thức rồi đấy)

    – CHuyện “định hướng thị hiếu”, theo cách thô thiển hay tinh vi, nói toẹt ra hay ko nói toẹt ra, xã hội nào cũng làm. Thế cho nên mới có thứ gọi là giáo dục. Ở phương Tây kiểm duyệt phim ảnh gắt gao, phân cấp rõ ràng phim nào giành cho lứa tuổi nào, cũng là 1 cách định hướng thị hiếu.

    -Báo lá cải ko phải là thứ duy nhất gây “đảo lộn giá trị” này nọ, nhưng có góp 1 phần. Điển hình là việc xã hội giờ nhiều người coi hay tin việc ngoại tình là đương nhiên, ko xấu, bởi vì báo chí phản ảnh nhiều trường hợp như thế nhưng ko cho đó là chuyện đáng phê phán (thiên hạ đều thế, dù sao cũng là nhu cầu tự nhiên của con người –> thế là hòa).

    – Văn hóa phổ thông, mặc dù bị coi là thấp hơn văn hóa bác học (tất nhiên đây là sản phẩm của social constructrion, còn thấp hơn thật hay ko có lẽ tùy thuộc từng người), nhưng đang dominant, có bao giờ phải phản kháng ai? Mấy thứ văn hóa bác học đều sống lay lắt, hầu như ở nước nào cũng cần trợ cấp thêm của chính phủ để duy trì, còn văn hóa phổ thông lại sống rất khỏe, nổi như cồn…. Ví dụ điển hình, chúng ta có biết tên vài ba nghệ sỹ piano, violon, ballet, drama nổi tiếng thế giới hay ở Vn ko? Nhưng chúng ta lại biết Paris Hilton, vân vân và vân vân (tất nhiên, ví dụ này dựa trên giả định là các bộ môn nghệ thuật trên được tính là thượng lưu, cao cấp hơn pop, rap, múa cột…)

    – Báo lá cải có quyền được tồn tại, nhưng nếu để nó trở thành dominant, thì cũng nên suy nghĩ lại.

    Like

    • Thường thì e hay có các argument cực đoan, mặc dù bản thân e thì theo lối trung dung (mà thực ra là bàng quan), cái này e cũng ko hiểu tại sao, e đoán là do tâm lý thích ra giá nặng, sau đó negotiate giảm dần là vừa 😛 😛 :P.
      E ko thik đọc báo lá cải (dantri có tính lá cải ko nhỉ, hic e cũng ko biết PL-ĐS & co. lại là tập đoàn hùng hậu nhất trong việc trồng cải cho tới khi đọc mấy bài trong loạt trên) nhưng e nghĩ ko nên cấm đoán ng khác đọc báo lá cải.

      Response cho từng ý của người nhé

      1. Đây chính là vd rõ nhất về tác động của báo lá cải và báo xịn lên ng đọc. Nếu báo lá cải cũng dùng biện pháp như này (cố ý tạo ra 1 image “sai lệch” theo mong muốn về 1 object nào đó) thì chưa chắc thành công. Bởi vì ngta thường xác định đọc báo lá cải là đọc cho vui, kể cả nx người dân trí thấp, chứ báo lá cải khó mà mislead dc mọi người.

      2. Định hướng ở mình thì khác, c ko nhớ việc cần định hướng âm nhạc, ko nên khuyến khích các thể loại nhạc “u sầu” à (why? e ko thấy lý do chính đáng cho việc này, đến sở thik mà cũng định hướng nữa sao?).
      Về bạo lực và xxx, e nói thật nx người muốn xem họ cũng ko cần phải coi báo lá cải, đầy web đen, vn cần kiểm soát cái này đi đã. Về nội dung tin bài, hình ảnh của “báo lá cải” của vn hiện nay, e ko thấy offensive (ko mắc mớ gì mà cấm cản). Trên 18 đọc vô tư. Còn dưới 18, e nghĩ đây là trách nhiệm của gia đình thôi.
      (Mọi người thường nghĩ báo lá cải là tờ báo, nhưng thực ra e thấy lượng thông tin lá cải thì trên mạng nhiều hơn, mà độc giả của “báo” lá cải thì thường là nx người lao động, thu nhập thấp, dân trí ko cao => ko biết hoặc ko có điều kiện xài internet. Trong khi cái dân số trẻ hừng hực đông đảo ở VN thì dù nghèo vẫn xài internet như thường, giá cả bây giờ chắc còn 2000/giờ. Dùng tha hồ 😛 => mạng internet mới là thứ nên dc kiểm duyệt so vs báo lá cải (dù e cũng ko ủng hộ việc này lắm)

      3. Em thì nghĩ rằng ko có báo lá cải, ngta vẫn ngoại tình, vẫn bạo lực bạo hành như thường ngày ở huyện 😛 Báo lá cải có thể khuyến khích các hành vi này, cũng có thể có tác dụng răn đe (các câu chuyện rùng rợn về đánh ghen, về HVI, về án phạt…).

      4. Chưa có lúc nào nhạc cổ điển hay múa ballet là văn hóa thống trị ở vn cả. Và ở 1 số nơi, văn hóa cao cấp ko là nx thứ mà phương tây coi là “cao cấp” (Xem Kỳ Án Ánh Trăng :P, mặc dù bây giờ ko bài xích các thứ “tư sản”, thậm chí tung hô chúng, nhưng “văn hóa cao cấp” mà chúng ta đang có và đang hướng đến là 1 thứ khác người ạ:P). Mà VH ở đây ko bó hẹp ở nx thứ cụ thể, ý của e là xem VH như 1 cách sống, 1 cách suy nghĩ.

      Nếu báo chí nào cũng định hướng, e đoán sẽ tạo thành 1 nếp nghĩ tập thể nào đó trong quần chúng, 1 cái nhìn hơi quá lạc quan về XH, tạo ra thái độ thỏa mãn với “bản thân” (“bản thân” ko phải là cá nhân) đến khi tiếp xúc vs bên ngoài thì bị shock, làm thui chột đi tinh thần sáng tạo và cách suy nghĩ cá nhân. Nói chung ý của em là, cứ cho người ta sống trong 1 mớ tốt xấu lẫn lộn của XH đi, lúc đó sẽ sinh ra cái gọi là survival of the fittest.
      Em ko ủng hộ báo lá cải thành dominant (và dù sao đi nữa nó cũng ko đủ sức để thành dominant dc), chỉ là e nghĩ nó có thể dc tồn tại.

      5. Về việc bới móc đời tư, xuyên tạc, vu khống này nọ, tốt nhất là hoàn thiện pháp luật, tập cho người dân thói quen kiện tụng đi là vừa 😦 [xem bói ấy, cứ thấy cái cụm “công đường” hay gì gì đó thì cho là xấu rồi. Mà đọc ở đâu đó, người V cũng coi việc ra công đường là 1 cái j đó ko tốt đẹp gì, kể cả khi chính đáng, chúng ta yêu thích việc giải quyết kiểu hòa giải, mặc dù hòa giải ko phải lúc nào cũng đưa đến kết quả thỏa đáng về longterm]

      Mà e cũng đồng ý vs 1 cái bài nào đó trên bbc, cái j mà cuộc sống sẽ tự dọn dẹp báo lá cải ấy…

      Anhca

      Like

  4. Sen says:

    à quên mất, đúng là ở Anh phân ra 2 loại báo rõ ràng: broadsheet >< tabloid (cái mà ta gọi là lá cải)… ở Vn mình thì có vẻ ko phân rành mạch, mà báo nào cũng này 1 ít, kia 1 ít? ví dụ như phunutoday thấy có mấy bộ ảnh biển Đông với tàu chiến của TQ "hoành tráng" quá đấy chứ…

    Like

  5. Sen says:

    Quên nữa, khuyến khích nàng Anh Ca lập 1 danh sách thành ngữ, bốn chữ.. tiếng Việt đi… để giúp chúng ta trong quá trình tập tọng nói chữ…. 😀

    Like

  6. Sen says:

    Sorry đã biến mất mấy ngày… haizzzz

    Like

Leave a comment