Phim: Hậu Cung Chân Huyên Truyện

Đầu tiên là nói luôn, đây ko phải là 1 review film. Vì là film này bạn chưa xem, mà cũng ko có ý định xem.

Ngoài lề: lý do ko xem

1. Bạn vốn không thích xem các loại tranh đấu giữa các phi tần, mà căn nguyên là do ko thik cái chế độ đa thê, hic

2. Ko thấy bạn Tôn Lệ này gây cảm tình gì cả, từ xưa nay rồi, trong khi đó nàng Ada Choi mình yêu thik thì lại đóng vai phãn diện, mà kết cục có lẽ là bị đầu độc bởi em Tôn Lệ, ko thì ông vua ban cho ba thước bạch lăng, ko thì cũng chết rục trong lãnh cung mà thôi… Hic hic hic.

Ai đẹp hơn?

Image

3. Dàn diễn viên, trừ nàng Ada Choi kia nhìn thích thích, còn lại thì chán. Nhất là bác vua. Giả mà chọn anh mỹ nam nào đó đóng, có khi mình cũng cắn răng mà xem, haizz. Ảnh đây:

Image

Tại sao tự dưng lại post về cái film này. Hihi, là tình cờ, tình cờ mà thôi.

Bạn AC được cái cũng hay vào cái trang nổi tiếng máu lửa của các bạn ba Tàu, Hoàn cầu Thời báo ấy 😀 để xem vớ vẩn thôi, cơ mà ko biết loay hoay thế nào lại thấy cái link có vẻ thú tính:

Desperate concubines http://www.globaltimes.cn/content/758446.shtml

Mà cái bản chất vốn có của bạn là ham vui, cứ thấy có j hay ho là lại lan man đi xem, và nhiều khi ngồi cả ngày trên mạng để xem hết link này đến link khác, toàn nx thứ vô bổ, từ con dâu chửi mẹ chồng, tới bố chồng yyy con dâu, từ gọt hàm độn mũi cho tới điểm g thần thánh có thực sự tồn tại??!!!ặc ặc ặc (được cái tính nhát gan, vẫn là ko dám đọc các loại cướp giết hiếp, chứ ko thì chắc 24.7 online đọc vớ vẩn rồi)

Đây, nói chung cái bài báo nói về việc là 1 vở tv drama của TQ có vẻ sẽ dc edited lại để trình chiếu ở Mỹ, có vẻ đáng tự hào chứ hả, dĩ nhiên vs người TQ, chứ VN xơ múi j đâu 😛

The most popular Chinese TV opera series of 2012 would undoubtedly be Legend of Zhen Huan, which depicts a fictional power struggle between the concubines of an emperor during the Qing Dynasty (1644-1911). The red hot TV drama not only swept the Chinese mainland, Taiwan and some Southeast Asian countries like Singapore and Malaysia, but it is now marching into the US market.

Trong lề:

Giới thiệu vài dòng về cái film:

– Đây là chuyển thể từ tiểu thuyết (thế là hết muốn xem rồi :P)

– Nói về 1 cô gái vào cung, Chân Huyên, mới đầu thơ ngây, về sau bị môi trường – hì, môi trường, làm cho gian ngoan ác độc đi, từ cung nữ hay là tần phi nhỏ nhỏ, leo dần lên thành hoàng hậu, dành được ngai vàng lưu trữ cho con mình sau này.

– Trên thực tế, nhân vật này dc dựng theo nhân vật thực là HIếu Thánh Hiến Hoàng hậu, phi của vua Ung chính, mẹ của vua Càn long. Bonus info, bà này chỉ dc phong tới Quý Phi, sau khi chết mới dc phong thụy hiệu là hoàng hậu j đó. Vua Ung chính chỉ có 1 hoàng hậu thôi, chắc là vai do Thái thiếu phân đóng (điểm này là bonus, nhưng mà rất đáng lưu ý, tí nữa nói tiếp)

Sở dĩ hôm nay post 1 bài về cái film này là bởi nó có lẽ nằm trong 1 cuộc thảo luận trường kỳ, 1 trong nx chủ đề ưa thik của nhà này, đó là Asian values vs Western values. Bộ drama này dc TQ tung hô, vd thế này đây:

Besides the good story and skilled acting, Zheng attributed its success to the righteous historic values presented in the opera. “It is not a simple ancient love or idol story. It reflects the cruelty of feudal society including a tragic end for almost everyone in the opera including the emperor himself (who was cheated by his concubine and raged to death),” said Zheng.

“Through presenting the ruthless power struggle in the imperial palace during ancient China, the opera does not just criticize the feudal system, but also issues a warning for the current era,” he further analyzed.

Chà, nghe thực đầy nhiệt huyết cách mạng xhcn (màu sắc TQ) hả :P. Thêm nữa, theo như nhận xét trên tinh thần nghiên cứu khoa học suýt đến nơi đến chốn của nhà mình, thì người châu Á, à, Đông Á, rất là thik các thể loại mưu kế gian ngoan, âm hiểm, cái j mà tiếu lý tàng bông tàng đao ấy nhỉ 😛 cho nên 99.99% là vô cùng hứng thú vs thể loại này (chả thế mà film cung đấu, truyện cung đấu phát triển như nấm độc sau mưa)

Mà theo như cái bonus info, bà Hoàng hậu của vua, ko biết trên thực tế có ác độc hay ko, nhưng ko mất ngôi. Còn trong film, em Chân Huyên, sau mọi thủ đoạn, mới đầu có vẻ là non tay hơn Hoàng hậu, sau thì cũng chiến thắng vinh quang ===> chứng tỏ có một thị hiếu lớn lao được nhìn thấy sự thành công sau nx nỗ lực xảo quyệt và âm hiểm. Đấy, trong khi các anh x-biến số-man thì phải đánh đấm hùng hục mới giành chiến thắng, các bạn châu Á chúng ta là dùng đầu óc, người chứ có phải trâu bò gì 😀 À, có 1 film/truyện khá tương tự của Tây phương về đề tài hậu cung, chuyện về cuộc đời Ann Boleyn, trong đó, nhân vật Ann cũng là người giảo hoạt, tâm cơ, nhưng kết thúc thì lại bị chém đầu, người đời sỉ vả.

Mục tiêu của người TQ xuất khẩu cái film này là gì? Dĩ nhiên là lợi nhuận thì thấy rõ rồi đã. Bỏ tiền ra thì phải thu tiền vô, lại mở rộng thị trường, quảng bá diễn viên, ăn mặc đẹp, makeup lạ mắt, khung cảnh vàng son hoành tráng => cho các bạn US lác mắt 1 phen, biết thế nào là sức mạnh Tung của, văn minh Tung của. Đằng sau nó, là xuất khẩu văn hóa, là Hán lưu, là chính sách. Dĩ nhiên, cái này mình cũng ko biết chắc, nhưng mà ai cũng nói thế, xuất khẩu film ảnh là để mở rộng ảnh hưởng, thế nên mình cũng cứ là cho vào đây đi hả 😛 Hán lưu ở Đông Á thì mạnh quá rồi, thế cho nên, việc bộ này sẽ dc chiếu ở Mỹ là 1 tin rất vui, rất đáng khích lệ.

Tuy nhiên, liệu có đáng hả hê hay ko? Có vẻ là, chưa chắc là nó đã dc đón nhận ở Mỹ. Trừ sự tò mò về phục trang, lễ tiết, đời sống phong kiến (mà dc mô tả khá xa xỉ), thì chưa chắc người Mỹ hiểu và hứng thú vs nội dung film. Vì sự khó khăn trong việc chuyển ngữ và vì khác biệt văn hóa. Trong khi người Mỹ, giá trị phương Tây thường đề cao các loại chính nghĩa, thẳng thắn, sự cố gắng chính đáng, đánh nhau thì đánh tay đôi, thì film TQ, nhất là thể loại cổ trang, càng nhất là các loại cổ trang hậu cung, lại đề cao mưu mẹo, tâm kế, sự gian xảo, giả dối, âm hiểm, hai ba mặt…

In Legend of Zhen Huan, the biting dialogue is a highlight, with some lines having become catchy symbols of the show. For example, “Jian ren jiu shi jiao qing,” spoken by the powerful concubine Hua, has become a popular phrase now. In English, it literally means “bitches are hypocrites.”

[Câu này là 贱 人 就 是 矫 情 tiện nhân tựu thị kiểu tình]

Chưa nói tới việc khán giả Mỹ có hiểu cái film này hay ko, nhưng mà nếu để phục vụ cho chính sách xuất khẩu văn hóa, Hán lưu, thì có vẻ ko phải là 1 tác phẩm tốt rồi. Người Đông Á, vốn đã quen việc nhìn nhận người TQ chứa đựng nx phẩm chất âm hiểm, giảo hoạt (hì, và có lẽ họ cũng thế) sẽ cảm thấy ko có vấn đề j vs cái film, hào hứng vs nó. Nhưng người Mỹ, cứ cho họ cũng giảo hoạt đi nhưng chưa thấy tung hô nó bao giờ, có lẽ, vốn đã nghĩ xấu, nay lại càng nghĩ xấu về các giá trị TQ, mà nói rộng ra, các giá trị châu Á hơn mà thôi :D.

Tuy nhiên, vốn là 1 người Đông Á, lớn lên trong môi trường phủ đầy các giá trị châu Á, bạn AC cũng ủng hộ film này dc chiếu ở Mỹ, hi hi hi, để cho các bạn Mỹ thêm phãn cãm và đề phòng người TQ (chà, mình cũng đễu thế cơ chứ lị :P)

Anhca

About Hoasinh Anhca
Trì Trung Hoa sinh hưởng lạc - Chi Thượng Anh ca mạn đề

9 Responses to Phim: Hậu Cung Chân Huyên Truyện

  1. Sen says:

    hic, tối qua ngủ thế nào hôm nay bị vẹo cả cổ, h là gần 12h đêm mới vào mạng, thấy bài này của con chim. Khoan bàn luận về bài viết, sau đây là cung cấp 1 số thông tin :

    – Phim dựa theo truyện Hậu cung Chân Hoàn truyện. Theo truyện thì là 1 vương quốc tưởng tượng. Anh vua đẹp trai, lúc nạp em Chân Hoàn mới có 25 tuổi. Có vẻ như phim ảnh bây giờ, muốn nâng tầm giá trị /nghệ thuật này kia, cứ phải gắn vào lịch sử thật nó mới mang tính hiện thực/ giáo dục cao, mới thoát khỏi cái danh “phim chỉ để giải trí”. Phim này gắn vào vương triều Ung Chính –> nói thật cái bác Tào Tháo đóng Ung CHính kia nhìn khá mất cảm tình, và theo đánh giá của riêng ta, là người đóng vai Ung Chính chán nhất từ trước đến nay, không có thần thái đế vương gì cả. Phim này như thế, nói lại cái phim Khuynh thế Hoàng Phi cũng thế. Truyện cũng là vương quốc tưởng tượng, thành phim là lại biến thành triều đại lịch sử thật.

    Cho nên đồng ý với bạn Dật Ly, chọn Mỹ nam nào đóng, có phải hay hơn ko, hihi.

    – Theo như trong truyện, mà ta đọc vài chương đầu và vài chương cuối, người mà vua duy nhất yêu là Hoàng Hậu đã chết, chị của bà hoàng hậu hiện tại. Nhưng cái bà đã chết kia, trong lòng lại yêu anh Vương gia chứ không yêu vua (ngang trái).

    – Sau này em Chân Hoàn vào cung, đầu tiên yêu vua, được vua sủng ái, cũng trải qua vài màn bị hãm hại này kia… nhưng hình như đến 1 ngày đẹp trời, phát hiện ra người vua yêu không phải là mình, (không nhớ rõ có chi tiết là vua sủng em này vì em này có nét giống bà hoàng hậu cũ hay ko), em này mới thất vọng tràn trề, cương quyết rời bỏ cung đi tu (nhưng để tóc).

    – Rồi lúc ở chùa mới cùng với anh Vương Gia yêu nhau (anh Vương gia thì thích em Hoàn từ trước rồi). Sau này vua giết chết anh Vương gia, rồi em Chân Hoàn trả thù. Lúc Vua chết em Hoàn trên 30, còn vua trên 40 (cho nên nhìn trước nhìn sau đều ko thể già như cái anh Tào tháo đóng Ung Chính kia được).

    – Theo truyện thì Chân hoàn để cho con của cô chị em tốt (ảnh trên, thứ 2 từ trái sang) lên ngôi (ko phải con của cô ý với vua mà là với người khác), còn theo phim thì tất nhiên là để cho Càn Long lên ngôi (càn long ko phải con của Chân Hoàn, mà là con 1 phi tử ko được sủng ái, mất sớm. Chân Hoàn gặp Càn Long côi cút tội nghiệp thì chăm sóc).

    Tóm lại, em này đi từ yêu–> phát hiện ra mình ko được thực lòng yêu –> thất vọng –> chuyển sang yêu người khác –> trả thù người cũ vì đã hãm hại người mới. Còn tất nhiên, phim lồng vào 1 đống các loại cung đấu này kia….

    Like

    • 1. Oh, thế có người đã đọc truyện và xem film, thế mà k thèm review giới thiệu hay là tư vấn em út nên hay ko nên xem cái film này ===> đấy, đồng bọn tốt thế đấy. Đề nghị người nào đó tự xem lại mình xem có trọn với cái 16 chữ vàng chưa nhỉ.

      2. Theo như các tiết lộ ở trên thì có vẻ cái film đi xa truyện gốc quá nhỉ… Thế trong phim, ông vua có yêu bà hoàng hậu đã chết hay ko? Mà tại sao bà hoàng hậu (em của bà hoàng hậu trước) ko giống bà chị mà lại để 1 em chẳng liên quan j giống nhỉ, em Chân Huyên/hoàn ấy? Hay là em này là con rơi, chị em vs 2 bạn hoàng hậu kia, hì, thời xưa hay có trò này phết…

      Thế theo truyện thì em Chân Huyên cũng chết à? Tưởng lên ngôi làm hoàng hậu 😀 Bà hoang hậu của Thái thiếu phân thì thế nào? Thãm ko?

      3. Phim này còn dc đón nhận nhiều hơn Bộ bộ kinh tâm cơ đấy (hôm qua đọc mấy trang nó đưa tin thế), 1 film là tình yêu kiểu thần tượng, 1 film là hiện thực đấu đá => “thị hiếu lệch lạc”? 😀

      Ngoài lề: Người ạ, em nói thật, mỗi ngày e xem dc tầm 10p phim “Ngọc sáng hoàng cung” :d (mỗi ngày tv nó chiếu 1 tập, phải đợi mẹ em xem xong cái film đài loan j đó thì mới dc xem) mà e ko nuốt dc vào người ạ. Đùa chứ, cả film thấy dc mỗi em j mà yêu anh tứ ak là ok nhất, em đồng lệ á ấy. Còn thì bạn Tứ ak vừa hèn hạ vừa bỉ ổi (phá hỏng hết ấn tượng tốt từ hồi xem Ung chính Đường quốc cường), em Tinh xuyên và bạn 8 aka thì nói thật, cứ lúc nào hiện lên màn ảnh là chỉ muốn kiếm cái dép đập vào mặt chúng nó, dở hơi nó cũng có chừng có mực thôi chứ, xem có mấy phút mà bực hết cả mình…

      anhca

      Like

  2. Sen says:

    À mà ta gửi cho nàng The Other Boleyn Girl rồi đấy, đọc đi, rất được đấy…

    Like

    • Chà, cãm ơn nhiều. Nhưng mà em lười đọc tr tiếng A lắm 😥
      Cái truyện này e xem film rồi, hic, đúng là người Đông Á điển hình, thik nhân vật Ann (Natalie Portman) mới chết chứ lị >_<

      Like

      • Sen says:

        Ann Boleyn, trừ bị Henry VIII chặt đầu ra, thì trong lịch sử ko có ai chê bà ý cả. Đời sau đều ngạc nhiên là làm thế nào mà bà ý giữ được sự cuồng nhiệt vua giành cho mình trong những 5 6 năm trời, và vì bà ý mà kiên quyết ly di hoàng hậu, và do đó tách Anh ra khỏi hệ thống thiên chúa Roma (à mà bà ý rất thông minh, kiên quyết ko cho vua động vào mình nếu như vua ko lấy–> kinh nghiệm từ bà chị/em có 2 đứa con hoang với vua và bị bỏ rơi).

        Hầu hết ngày nay đều cho là bà ý bị chặt đầu oan , chẳng qua là vua chán bà ý rồi, và bà ý cũng ko sinh ra được hoàng tử, nên mới tìm lý do để phế truất bà ý.

        Like

  3. Sen says:

    Rồi, vừa đi pha trà uống, giờ quay lại tám tiếp… câu hỏi: có thật là feudal society cruel hơn xã hội hiện đại ko? tại sao mọi người hay cho điều này là hiển nhiên, nghiễm nhiên đúng thế nhỉ? (one of the reason is bcs we believe in “progress”, while do we really progress socially is a big question).

    Like

    • Ơ, đúng là có progress hơn mà, chị xem, trước đây thì đa thê, thì áp bức, bóc lột công khai, danh chính ngôn thuận. XH hiện đại thì mấy cái này danh ko chính, ngôn ko thuận, thế mà chúng nó vẫn tồn tại => progress là ở chỗ này đây, biết cách che đậy, biết cách bao biện (xảo biện). Vd cái vụ đa thê đấy, thời bây g, là đại gia là phải bao nuôi chân dài, đó là quy luật tất yếu, là xu thế của thời đại, ai ko bao nuôi dc là nhục, chứ có ai xem nó là sai trái j đâu => XH ngày nay tiến bộ ở chỗ giúp ngta phát huy tích cực các phẩm chất tốt như tâm cơ giảo hoạt, tâm địa âm hiểm hơn 😀
      anhca

      Like

  4. Sen says:

    haizzz, truyện thì đọc vài chương như đã nói ở trên, và đọc bằng tiếng Trung, nên ko nhớ rõ chi tiết. Nói chung là vua interested in tính cách của em Hoàn. Trong vài chương cuối đọc, thì có 1 phần ngoại truyện về Vua, thấy tâm sự là người duy nhất ông ý yêu là bà hoàng hậu cũ đã chết.

    – trong phim cũng là ông ý yêu bà hoàng hậu cũ. Nhưng tất nhiên đấy là quá khứ, chỉ được nhắc qua, còn hiện tại thì ông ý vô cùng sủng em Hoàn. Nhưng tất nhiên, ông ý là vua, chả yêu ai thật lòng, phụ nữ nào cũng là phục vụ ông ý thôi –> dần dần các em nguội lạnh, hoặc thay lòng đổi dạ hết (trừ em Hoa Phi và Hoàng Hậu)

    – Trong truyện và phim em Hoàn ko chết, lên làm thái hậu, nhưng tất nhiên là số phận cũng bi thảm quá đi, mới có hơn 30, người yêu chết, chị em tốt chết, một mình sống. Trong truyện là em ý ngồi chơi đàn và nhớ lại anh Vương gia, nhớ những giây phút 2 người hạnh phúc bên nhau –> từ 30 trở đi là sống bằng kỷ niệm.

    – Phim cũng đã xem, nhưng mà ko recommend, vì vài lý do sau: (1) có một người từ trước đến nay tuyên bố ko thích diễn viên Tôn Lệ, mà người này đã ko thích gì là kiên quyết không xem, hoặc là xem để chê cho người ta ko ngẩng mặt lên được –> tại sao ta lại phải làm một việc mất công mất sức là giới thiệu này nọ nhỉ? 🙂 ; (2) phim quá dài và lê thê, 76 tập; (3) đoạn đầu xem, nhìn chị Chân Hoàn yêu và tình cảm với anh Ung Chính già nhìn phát gớm, mất hết cả cảm tình; (4) vì phim quá dài nên ta cũng xem rất qua loa, phát huy tối đa công đoạn tua, nên ko nhớ rõ mọi chi tiết.

    – (5) Các loại phim tung hô giá trị, phê phán hiện thực thì xem mãi rồi. Nếu muốn xem phim kiểu thế, xem hẳn mấy phim ngày xưa như kiểu Ung Chính hoàng đế của bác Đường Quốc cường… Còn nếu muốn xem giải trí, xem hẳn Mỹ Nhân tâm kế này kia… chứ như phim này thì… nói thật ta thấy thật hài hước, nhân vật chính ý.

    Như đã nói ở trên, là 1 con ranh 16 tuổi vào cung, gặp vua, được vua thích vì tính cách còn trong sáng, ngây thơ, lại thông minh, tốt bụng –> vua sủng ái –> yêu vua (cảm giác kiểu nửa yêu nửa thần tượng) –> trải qua 1 số sự việc, phát hiện ra đối phương ko yêu mình như mình mong muốn –> thất vọng với mối tình đầu đời –> bày tỏ thái độ thất vọng hờn dỗi này kia –> kiên quyết đòi rời khỏi hoàng cung —> ra ngoài rồi chuyển sang yêu người khác ??? —> what the hell? nếu so với thời hiện đại, thì chuyện này xảy ra như cơm bữa thôi, yêu, hết yêu, rồi yêu người khác. Nhưng nếu so với những người đàn bà khác cũng vào cung, cũng yêu vua, thì em này quá may mắn đi, và quá nực cười đi. Ít ra em ý được vua sủng ái hơn hẳn người khác, người khác đến chạm vào chéo áo của Vua cũng ko được, có đắng cay cũng cam chịu. Em này còn có cơ hội bày tỏ tình cảm, bày tỏ thất vọng, làm mình làm mẩy.

    Và sau đó em ý còn có lựa chọn là quay sang yêu và có con với người khác (nhưng mang về lừa vua làm cha của đứa bé hehe)–> mà tất cả chỉ là vì em ý là nhân vật chính, và em ý còn trẻ, vừa mới vào cung. Chứ còn mấy bà 30+ 40+ trong cung, coi như vùi đời ở đấy rồi, chẳng có anh vương gia trẻ nào mà yêu.

    Cô chị em tốt kia của em Hoàn cũng thế (ta ko nhớ tên cô này). Cũng 1 con ranh vào cung, cũng yêu vua, hết lòng với vua, mối tình đầu, sau vì bị đặt bẫy, vu oan gì đó khiến phải bị cấm túc trong cung để điều tra –> thât vọng vì vua ko tin mình –> mất niềm tin vào vua –> hết yêu vua –> chuyển sang yêu anh thái y và có con với anh này.

    Hai nhân vật này là điển hình đại diện cho lớp trẻ mới vào cung. So với lớp già (Hoàng hậu, Hoa phi), theo vua cả đời, yêu vua thật lòng (mặc dù tình yêu của các chị này cũng bá đạo, ích kỷ, thể hiện qua việc đấu đá hãm hại nhau và hãm hại người mới đến), nhìn vua thay lòng đổi dạ như cơm bữa nhưng vẫn phải nhẫn chịu, và đến kết cục vẫn yêu vua. So với lớp già này, thấy mấy em trẻ kia, sự đau đớn dai dẳng trong lòng đã đáng là gì.

    Thế mà cứ làm như các em ý sâu sắc lắm, thảm cảnh lắm (vẫn căn bản là vì các em ý là nhân vật chính, và các em ý được khắc họa là người tốt, còn mấy chị già thì đương nhiên độc ác hiểm trá để làm nền cho các em ý). Điểm duy nhất các em ý hơn là không yêu vua sống chết như mấy em già,và tuổi trẻ tài cao, thi nhau cắm mấy cái sừng cho vua.

    – Tóm lại xem phim này, thấy hay nhất là em Hoa Phi và Hoàng Hậu (chị Phân đóng vai gian ác nham hiểm rất đạt, chị ý đóng mấy vai loại này rồi) –> hehe, chắc mình già rồi, nên thông cảm cho những người đồng tuổi (shared identity là đây).

    Like

  5. Pingback: Tối độc phụ nhân tâm và thể loại phim/truyện cung đấu | Hoasinh_Anhca

Leave a comment