Tống Huy Tông – Triệu Cát

Tống Huy Tông (1082 – 1135) – nổi tiếng hả 😛 nhưng mà đối với người Việt thì ông này gọi là notorious chứ không phải famous 😀 – Xem Thủy Hử để biết thêm chi tiết.

Hồi nhỏ, xem phim Lý Sư sư hay Thủy hử gì đó, thấy ông vua này nhu nhược quá, suốt ngày ăn chơi rượu chè, gái gú, để rồi cuối cùng thì mất nước tan nhà. Bản thân thì bị bắt vào ngục, rất chi là nhục. Hồi ý mình nghĩ là do bác mê gái mà đến nông nỗi như vậy 😛

Sau này đọc 1 ít về thư pháp TQ, lác mắt vì bác viết chữ quá đẹp, thực ra là quá độc. Vì bác sáng tạo ra 1 phong cách mới, gọi là Sấu Kim Thư 瘦金體. Thể chữ này gầy guộc như dát bằng sợi chỉ vàng, nhìn loằng ngoằng như vậy nhưng bác viết rất đúng quy tắc của Khải thư. Nét bút gầy guộc, cứng cỏi nhưng cảm giác bác ấy viết rất nhanh và có sự nối tiếp, nói chung là uyển chuyển làm sao ấy… Ko biết nói thế nào 😀 Nét chữ của bác ấy được ngta ví sắc bén như vũ khí, lại như những chiếc lá lan lá trúc đung đưa trong gió.

Nói thật, để có công phu luyện ra được chữ như này thì chẳng thừa nhiều thời gian cho gái gú lắm đâu 😛

【 宋 赵佶《小楷千字文》 】 《小楷千字文》为宋徽宗赵佶二十三岁时用独创的瘦金体所书,原件藏上海博物馆。间架开阔,笔划劲利,清逸润朗,别具一格。

宋徽宗

(Cảm nghĩ cá nhân: rất thích nhìn kiểu chữ của bác này, thấy đẹp kiểu gì ấy)

So sánh với Khải thư của Liễu Công Quyền và Âu Dương Tuân (thường dc coi là tiêu chuẩn)

Ngta kêu nét chữ nét người 😀 Có vẻ bác để tâm quá nhiều vào các thể loại vẻ vời sáng tạo, quá lãng mạn và xa rời hiện thực (quá hưởng thụ), đến lúc mất nước lúc nào cũng không hay. Hic, đúng là bi kịch bi kịch.

Dưới đây là 1 bức tranh của bác, tiên phong cho việc kết hợp vừa thi, vừa thư, vừa họa…

山禽矜逸態
梅粉弄輕柔
已有丹青約
千秋指白頭

Sơn cầm căng dật thái
Mai phấn lộng khinh nhu
Dĩ hữu đan thanh ước
Thiên thu chỉ bạch đầu

Chim rừng khoe vẻ lười biếng
Phấn hoa vương vãi nhẹ nhàng
Đã có lời ước thề đỏ xanh (*)
Ngàn thu sẽ bạc đầu.

(*) đan thanh: Tức đan sa 丹砂 (đỏ) và thanh hoạch 青雘 (xanh), chất màu dùng để vẽ => Chỉ về hội họa. Còn có nghĩa là “Sáng rõ, minh hiển” => đan thanh ước nghĩa là lời thề rành rành? 🙂

Làm vua thì thất bại, nhưng với tư cách của 1 nghệ sỹ thì bác đã để lại dấu ấn lớn lao trong lịch sử TQ, ngoài việc tự bác là 1 nghệ nhân thì bác còn là người bảo trợ tích cực cho giới nghệ sỹ đàn đúm thời bấy giờ.
Tương tự như bác này, có 1 bác tên là Lý Dục (Nam Đường Hậu chủ), cũng lãng mạn tài hoa và cũng làm vua mất nước 😛 Ông này có bài Trường Tương Tư đã được giới thiệu đâu đó trên blog chúng ta.

Anhca.

About Hoasinh Anhca
Trì Trung Hoa sinh hưởng lạc - Chi Thượng Anh ca mạn đề

13 Responses to Tống Huy Tông – Triệu Cát

  1. si says:

    1. Trước hết là ca ngợi bạn dạo này viết blog.
    2. Sau đó là thắc mắc tại sao blog của chúng ta lại có 1 cái tag mới với tên gọi “bài Tàu” hehe ??? vì không thấy nội dung bài viết có gì “bài” Tàu, đâm ra mình chột dạ không biết mình có hiểu rõ nghĩa từ “bài Tàu” hay không? Bài Tàu ở đây là tẩy chay Tàu, hay là có nghĩa gì khác ạ?
    3. Thừa nhận chữ ông này vô cùng đẹp. Ta tưởng tượng như một người con gái đang múa (người con gái này đương nhiên là gầy gò như Triệu Phi Yến, chứ không phải như mấy em vũ nữ Ả Rập bụng lắc đung đưa).
    4. Vô cùng cảm ơn vì đã cung cấp thêm kiến thức mới. Nhân tiện việc này, bạn nên chẳng đổi tên blog thành Mỗi ngày một kiến thức…??
    5.Vì mình không hiểu gì về các trường phái thư pháp, nên bao giờ bạn rảnh và có hứng có thể viết 1 bài giới thiệu được không ạ? Nếu được thì biết ơn lắm lắm.
    6.”Đan thanh” từng đọc giải thích ở đâu đó là nét vẽ đẹp, tinh tế? hoặc là để chỉ bức tranh đẹp nói chung? Khiếp trang này đưa ra 9 cái nghĩa http://baike.baidu.com/subview/17195/11186456.htm
    7. Làm mình lại thèm khát học thư pháp….

    Like

    • 1. 😀 Vâng, mình xin cảm ơn, nhưng mà bạn không thấy nhột khi mình cứ viết liên tiếp mà bạn chẳng viết sao? hí hí
      2. “bài Tàu” để nhắc nhở ko nên sa đà 😥
      3. Công nhận, nhìn chữ bác này nó như đang chuyển động ấy
      4. Tại sao lại đổi tên? -_-
      5. Khi nào em đủ kiến thức chị nhé, bây giờ e chỉ biết 1 ít về Khải thư với 1 ít Hành thư thôi (là kiểu chữ chân phương, tiêu chuẫn ấy) còn Thảo thư xem vẫn chưa hiểu nên chưa cảm được.
      6. Đan thanh, trên cái trang từ điển Hán Việt gì ngày xưa c sent cho em, thấy có 2 nghĩa chính: hội họa vẽ vời và rõ ràng sáng sủa.
      7. Em thì khi nào về VN sẽ đi học thư pháp, e quyết rồi. Coi bộ cái trò thư pháp này hợp với những người hay tự kỷ (aka nx người làm nghề nghiên cứu nhưng lại lười nghiên cứu :D)

      Like

    • si says:

      đang stress nặng mà. Check thêm từ điển trung anh nữa đi nàng…

      Like

      • Trên cái link baidu của chị 丹青色艳而不易泯灭,故以比喻始终不渝 (đan thanh sắc diễm nhi bất dịch mẫn diệt, cố dĩ bỉ dụ thủy chung bất du) nghĩa là màu xanh đỏ sặc sỡ nhưng khó phai, dùng để chỉ cái gì đó vững vàng, không thay đổi

        Like

      • si says:

        không có ý tranh luận là nó ko có nghĩa vững vàng không thay đổi, hay là rõ ràng minh hiển. Mà chỉ chỉ ra là nó có nhiều ý nghĩa, bởi từng gặp từ này vài lần và nó mang hàm ý hơi khác nhau. Vậy thôi.

        Like

  2. si says:

    Quên mất, mà lười edit comment trên, nên comment thêm 1 cái vậy.
    Dĩ hữu đan thanh ước này, vì thế ta nghĩ hiểu là: Đã có ước hẹn là sẽ vẽ một bức tranh đẹp, hoặc cam kết tình cảm với hội họa :-P…(ước ở đây là ước với lòng, hoặc là ước hẹn với cảnh đẹp, không muốn cô phụ cảnh đẹp).

    Đây chỉ là suy đoán, đáng ra để kỹ càng thì phải google cả bài thơ để xem các bạn TQ giải thích thế nào, nhưng mà ta đang lười quá…. (đang stress nặng).

    Like

  3. si says:

    Để cho ai lạc chân vào bài này, thì bức tranh+bài thơ họa ở trên được giải thích là: cành cây có đôi chim đậu ở trên, có một cành chìa vào 2 câu: Dĩ hữu đan thanh ước, Thiên thu chỉ bạc đầu.

    Câu bạc đầu trùng với với hình đôi chim vẽ đầu mầu trắng. Cho nên hai câu này được hiểu là (cái này là do người TQ giải thích): Đã có bức tranh này làm ước hẹn, Chỉ nguyện ngàn năm được bạc đầu bên nhau.

    Like

    • Em thì lại nghĩ đan thanh ở đây có ý nghĩa chung chung, kiểu sắt son không sờn, chứ ko chỉ đích danh bức họa. Anyway, có lẽ mỗi người hiểu một kiểu 🙂

      Like

  4. kadaj97 says:

    tống huy tông không chỉ chữ đẹp mà còn họa tài nữa. mình đọc sách hội họa về trung hoa không bao giờ thấy sót tên ông luôn í. Ông còn lập ra cái viện gì gì đó để chuyên nghiên cứu về thủy mặc nữa mà, ông rất nổi tiếng về thể loại tranh “hoa điểu”.
    mà tớ chỉ nghe nói ông để mất nước vì quá đắm chìm trong nghệ thuật chứ chưa bao giờ nghe nói vì đắm chìm tửu sắc cả, lạ thật!

    Like

    • Cảm ơn bạn comment nhé 😀

      Thực ra, gái gú là một phần trong các nguyên nhân, chứ mình cũng không nói bác ấy mất nước là vì gái gú. Ý mình là truyền thông đại chúng làm cho mình có một ấn tượng như vậy về bác ấy.

      “Tửu sắc” ngày nay có lẽ chỉ có nghĩa là gái gú, nhưng ngày xưa thì hình như đa dạng hơn rất nhiều, thơ thẩn, ca từ, đàn ca nhảy múa… cũng thường được gộp chung vào luôn, nói chung là các hoạt động ăn chơi (mặc dù có khi cũng có tính nghệ thuật).

      Vấn đề là, các nhà chuyên môn nhìn vào Huy Tông thì thấy ông là một nhà văn hóa tài hoa xuất chúng, nhưng quần chúng nhìn vào ông thì thấy 1 ông vua sa đọa (quần chúng có cần biết, mà cũng có biết gì nhiều về nghệ thuật đâu). Chẳng thế mà người ta thêu dệt bao nhiêu chuyện về ông và cô Lý Sư sư nào đó (mà có khi chỉ là nhân vật hư cấu) và cả các phụ nữ khác. Điều này đc thể hiện trong kịch, trong truyện truyền kỳ thời xưa, và trong phim ảnh, báo lá cải thời nay :P, vd kiểu này này:
      http://afamily.vn/tinh-yeu-hon-nhan/cuoc-tinh-day-bien-dong-va-dau-kho-cua-ky-nu-ly-su-su-20120509050043852.chn

      Thực sự thì, ông này là một trong những ông vua có nhiều con nhất trong lịch sử TQ, 65 người (Đường Minh Hoàng nổi tiếng vậy mà mới có 60 à hehe, mấy ông vua Tống khác thì có khoảng 20 người, Khang Hy 35 và Càn Long 27). Ông này 52 tuổi và tại vị 26 năm, so với các ông khác thì cũng không phải là lâu dài lắm. Hehe, nói chung, người ta bảo, có lửa thì mới có khói 😀

      Ngoài lề: Mấy số liệu này là ở trong sách Emperor Huizong của Patricia Buckley Ebrey, viết năm 2014, trang 301-302 (trên googlebook có preview, trong trường hợp bạn nào tò mò)

      Like

  5. Lại muốn mua cuốn sách này rồi, giá mà nó bán ebook….
    http://www.hup.harvard.edu/catalog.php?isbn=9780674725256&content=reviews

    Đời của ông này đúng là minh họa đỉnh cao cho câu “lên voi xuống chó” mà 😥

    Like

Leave a comment