Viết lách thế này mà cũng đòi đấu tranh…?

Tình cờ đọc được một bài viết với cái tên vô cùng khiêu khích như sau:

Hủ nho lại đòi nho nhe ngóc đầu

Copy lại nguyên văn:

1- Hình ảnh mẫu của hủ nho trong lịch sử là gì? Đó là “học nhi ưu tắc sĩ”, tức học giỏi để làm quan. Thèm làm quan đến độ, lê la vào cung điện, đứng cách vua chúa cả vài chục mét, xúm đông xúm đỏ xem hai con dế bé tẹo như hai đốt ngón tay, chọi nhau, rồi hò la tán thưởng nịnh bợ vua chúa. Thật là không có chút nào liêm sỉ!

2- Cụ thể trường hợp của Từ Hi Thái Hậu là mẫu hậu quốc gia, vậy mà thấy hai con nô tì chải đầu giống mình, liền lệnh lôi ra chém. Than ôi, mẫu hậu quốc gia mà còn so đọ ghen tức với cả đứa nô tì vì mái tóc. Con người hủ nho thấp hèn đến thế là cùng!

3- Tổng thống dân quốc Viên Thế Khải sau khi để cho các cận thần vào triều được đứng thẳng người không phải quì như chó nữa, rồi còn đưa tay bắt mọi người tưởng sẽ được hưởng ánh sáng canh tân của nền dân chủ , cộng hòa, nào ngờ, về già y đóng cửa, cùng vợ đem long bào ra mặc, để thỏa mặc cảm khát vọng muốn làm vua. Trời ơi đấy có phải cái căn gốc của hạng nho giáo không gượng làm người tiến bộ được?

4- Thấy quan quân đi qua, một vài kẻ từ trong núi chui ra nói vài lời có cánh. Quan quân đi tìm muốn thỉnh thị hẳn hoi, nhưng mấy người này liển lủi mất dạng. Người ta chỉ còn cách than: đó là mầy người ở ẩn! Than ôi, ăn nói bâng quơ thì còn được vài câu rơi vãi hay ho, mời nói hẳn hoi thì không nói được câu ra hồn! Vì sao? Vì sợ trách nhiệm! Chơi cờ với vua còn không dám thắng, nói gì đến việc đòi đưa ra ý kiến kinh bang tế thế?! Đã ẩn lên núi nhưng cái bả công danh vẫn cám dỗ quá nên đòi lân la nói mấy câu nửa dơi nửa chuột. Than ôi cái ham hố của đám hủ nho!

5- Nhà triết học Pháp Francois Julien, chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc phát hiện, học vấn Nho giáo thiên về “cái nhạt”, tức là nhạt nhẽo, làm sao nói mà không nói, nói ẩn để không bị lộ mình, mong cầu toàn cho bản thân. Than ôi, lúc nào cũng lo thủ thế giữ mình, thì làm gì có được cái gì hay ho?!

6- Học giả lớn Lâm Ngữ Đường, người Trung Quốc có nói, Trung Quốc không hề có triết học và khoa học, vì người Trung Quốc không biết tôn trọng cái phổ quát thì làm sao có khoa học và triết học được.

7- Triết gia Hegel nói : “Dân tộc Trung Quốc dù lớn, nhưng không có sử thi, nên không phải là dân tộc có tâm hồn lớn”. Vì câu nói này, trong nhiều năm gần đây, giới văn hóa của Trung quốc lọ mọ đi tìm khắp nơi, nhưng vẫn chưa tìm được sử thi nào để cứu vãn độ lớn cho dân tộc cả.

8- Mới đây, khi người ta bàn đến sự nổi lên của Trung Quốc, một số chuyên gia đã thẳng thắn nhận định: Trung Quốc không bao giờ lãnh đạo được thế giới, vì họ không hề có hệ thống tư tưởng (than ôi lúc nào cũng đòi sống nhạt lấy đâu ra tư tưởng?!)

9- Trong vấn đề giải quyết biển Đông mới đây, khi các nước đòi giải quyết đa phương, nhưng Trung Quốc chỉ muốn giải quyết song phương. Than ôi một nước lớn gấp hai chục lần các nước xung quanh như vậy, mà giải quyết đòi song phương, thì ra họ chưa bao giờ biết đến tinh thần phổ quát sẽ là tiền thân của công lý?! (Thật đúng như nhận xét của Lâm Ngữ Đường về dân tộc mình).

10- Người Nhật Bản khinh bỉ nho giáo đến mức họ còn đề ra chủ thuyết “Thoát Á luận”, nghĩa là muốn xã hội phát triển thì phải ly khai những thứ dây cà dây muống của đám hủ nho.

11- Cái đầu tầu nho học đã vậy, mấy chú học lỏm ti toe ở Việt Nam sẽ thế nào? Chúng ta thử đọc : “Trì trệ và bất lực”
(Lương Đức Thiệp, Việt Nam tiến hóa sử, năm 1944)

Bị ý thức hệ nho giáo bảo thủ lung lạc, bị nguỵ thuyết của bọn Tống nho đưa lạc nẻo, bị chế độ thi cử chi phối, đẳng cấp nho sĩ Việt Nam không còn một chút hoạt lực(1) nào, không còn được một tính cách cấp tiến nào nữa. Bởi vậy họ đã chống tiến hoá chống cải cách. Phụ hoạ với triều định, họ đã lấy cái học bã giả(2) của Tống nho dựng một bức trường thành ngăn các trào lưu triết học khác không cho tràn tới địa hạt tri thức do họ giữ đặc quyền.
…”Thiếu độc lập về tư tưởng, hoàn toàn phục tùng cổ nhân Trung Hoa về cả mặt tình cảm, quá câu nệ về hình thức thơ Tàu, đẳng cấp Nho sĩ Vệt Nam chỉ sản xuất ra được những lối thơ nghèo nàn. Nhiều tập thơ mài giũa công phu nhưng không chút sinh khí.

Qua ngay hình thức của thơ, ta cũng thấy rõ tinh thần bảo thủ của đẳng cấp Nho sĩ và sự bất lực của đẳng cấp này trong mọi công cuộc sáng tạo xã hội có tính chất cấp tiến.
(1) sức sống.
(2) thường nói bã chả, với nghĩa cái phần dư thừa sau khi lấy hết tính chất và nát ngấu nhão nhoẹt.
(Nguồn: Thể thao văn hóa”)

Than ôi, Nho giáo bị coi là thứ bã chả, quả là thứ nước đờm nước dãi và nước thải! Thế mà vẫn cứ ti toe khoe chữ!

12- Nhà phê bình Hoài Thanh nói: Nho học chỉ là cái máy để đúc ra hàng vạn bài thơ dở. (tất nhiên là không thể nào viết được tiểu luận, chỉ bình vớ vẩn nhăng cuội).

13- Thời thơ Mới, có nhiều nhà thơ giỏi cả chữ Tầu cả chữ Tây, liền lớn tiếng thách thức bọn hủ nho rằng có giỏi thì dời núi xuống đây đọ làm thơ, nhưng bọn này im phăng phắc, chắc lại đang mỉm cười trên núi rằng “người quân tử không cần đấu?”

14- Câu của Khổng Tử là “Hương nguyên đức chi tặc giã”. Học trò hỏi, ông không trả lời, vì cách đây gần 2500 năm, ở Trung Quốc có 99% là nông dân, chẳng lẽ lại nói toẹt vào mặt họ : nhà quê là hại đức. Giờ nếu dịch là “ngụy quân tử là hại đức”, chẳng lẽ Khổng Tử lại dốt như vậy? vì sao:

– Ngụy quân tử hiển nhiên là kẻ lộ mặt xấu, việc gì phải nói ngụy quân tử là hại đức nữa. Nói thế có khác gì bảo “đồ giả là xấu!” hoặc đơn giản hơn, ai lại nói, phân là thối bao giờ. Than ôi, người Việt nói “chữ thầy trả thầy”. Có nghĩa học thế là phí cơm toi. Học thì phải biết suy luận, tại sao cứ chờ thầy bảo rồi mới dám nghĩ nhất nhất như vậy?!

Cái sở trường bé nhỏ của phương pháp hủ nho luôn luôn là tầm chương trích cú, không bao giờ hiểu cái lõi, chỉ đi tra cứu cái mẽ ngoài. Lúc nào cũng sợ hãi nói nước đôi, thì làm sao có thể nhận ra nội dung của sự việc?!

Tôi cũng là một người theo “Thoát Á luận”, trong mắt tôi, tôi không coi bọn hủ nho ra gì cả. Thời thơ Mới, đã có người thách thức đám hủ nho, giờ tôi cũng muốn thách thức đám này. Về toàn thể mặt trận vĩ mô đại cục, đám hủ nho đã phơi bụng trắng xóa rồi nay đòi cơ hội lê la vào lịch sử để kiếm chút hư danh ư?! Ở Việt nam, theo các thống kê, thì chỉ có hơn mười người viết được tiểu luận về văn học và xã hội học, trong số này hình như đám hủ nho không đủ tài. Làm một cái máy bay khó muôn vạn lần, nhưng để phá hoại nó chỉ cần ném vào một nắm cát. Giờ mời những đại biểu cao nhất của hủ nho, thôi thì cả túc nho cũng được, muốn tranh luận với tôi tử tế, thì xin viết một tiểu luận khoảng 1500 đến 2000 chữ cho. Lúc đó tôi cũng sẽ tranh luận bằng tiểu luận. Còn day dứt với commnet ấy à, nó chưa phải loại hình nào cả! Trước hết xin bàn về hai từ “vô lại” thôi. Và hãy phê bình thẳng vào bài hai trăm chữ “về sự sợ hãi” của Ngô Bảo Châu, xem có đủ trí thức và can đảm không?! Hãy cấu tự và bàn hẳn hoi đi, xem sở tài được bao nhiêu?!

Nhưng tôi cũng thú nhận, để chiến thắng hủ nho thật thiên khó vạn nan, vì Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học hàng đầu thế giới, được cả Tổng thống Pháp đọc lời chúc mừng, mà có khối kẻ còn coi như không có, thì tôi chẳng là cái gì để được chấp nhận cả. Ông Bá Dương trong cuốn “Người Trung Quốc xấu xí” có nói: người Trung Quốc rất khó khăn, dường như chẳng bao giờ biết xin lỗi. Cái văn hóa hủ nho là thứ cấu kết lạc hậu nhất trong lịch sử, thật là khó mà nghe được lời chấp nhận thua cuộc hay xin lỗi của họ.

Dù vậy, tôi đã ném găng cho đám hủ nho và xin sẵn sàng vào cuộc!

Nguyễn Hoàng Đức
Sinh nhật 25/04/2011

Ngán ngẩm…

Đây có thể coi là định nghĩa của tác giả về ‘hủ nho’ :

Hình ảnh mẫu của hủ nho trong lịch sử là gì? Đó là “học nhi ưu tắc sĩ”, tức học giỏi để làm quan. Thèm làm quan đến độ, lê la vào cung điện, đứng cách vua chúa cả vài chục mét, xúm đông xúm đỏ xem hai con dế bé tẹo như hai đốt ngón tay, chọi nhau, rồi hò la tán thưởng nịnh bợ vua chúa. Thật là không có chút nào liêm sỉ!

Thế nhưng sau đó lại dẫn chứng bằng Từ Hy Thái Hậu với Tổng thống dân quốc Viên thế Khải??? (Xếp Từ Hy Thái Hậu vào hàng hủ nho khá khen cho tác giả feminist gớm hehe :D)

Kỳ lạ lên đến cao trào cách mạng là từ một nhóm được gắn mác hủ nhỏ (tạm coi như chấp nhận định nghĩa của tác giả đi), mà hiển nhiên là nhóm này không đại diện gì cho Nho giáo hay Nho học, tác giả chơi 1 chiêu siêu khái quát hóa, devalue toàn bộ nền Nho học:

Nhà triết học Pháp Francois Julien, chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc phát hiện, học vấn Nho giáo thiên về “cái nhạt”, tức là nhạt nhẽo, làm sao nói mà không nói, nói ẩn để không bị lộ mình, mong cầu toàn cho bản thân.

Lại còn dẫn lời nhà triết học người Tây hẳn hoi, càng gớm hehehe (bác cứ làm như ko ai biết cái ông này là ai, mà 1 người vừa là nhà triết học, lại vừa là chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc, thế giới gọi là có một không hai đó nha. Không biết dựa vào đâu mà bác gán cho người ta cái danh chuyên gia hàng đầu về TQ??? –> chiêu để tăng trọng lượng argument đây mà –> hủ quá. Cũng đề nghị luôn là lần sau trích dẫn, nói hộ ông này phát hiện ở cái sách nào, trang nào để thiên hạ tiện việc kiểm chứng)

Tiếp đến, bác lại trích dẫn học giả lớn Lâm Ngữ Đường:

Trung Quốc không hề có triết học và khoa học, vì người Trung Quốc không biết tôn trọng cái phổ quát thì làm sao có khoa học và triết học được

Khoan hãy bàn nội dung của tuyên bố này, vì để tranh luận chuyện người TQ, mà suy rộng ra là cả người VN, vì bài nảy rõ ràng là nhằm vào đám hủ nho VN, có tôn trọng cái phổ quát hay không, mà tóm lại cái phổ quát là cái gì, thì phải viết cả quyển sách. Nhưng không hiểu cái ý này thì liên quan gì đến vấn đề hủ nho??? Có vẻ như bác muốn đẩy cao trào cách mạng lên cao ngất trời, từ hủ nho–> Nho giáo chỉ là mớ lèo phèo –> tiếp tục đến người TQ (which means nền văn minh Trung Hoa) là cái thứ ko ra gì!!!

Phủ nhận sạch trơn, đảm lược, có đảm lược!

Ý tiếp theo của bác càng chói lòa nha, lại còn đụng chạm đến tâm hồn:

Triết gia Hegel nói : “Dân tộc Trung Quốc dù lớn, nhưng không có sử thi, nên không phải là dân tộc có tâm hồn lớn”. Vì câu nói này, trong nhiều năm gần đây, giới văn hóa của Trung quốc lọ mọ đi tìm khắp nơi, nhưng vẫn chưa tìm được sử thi nào để cứu vãn độ lớn cho dân tộc cả.

Thôi thì cũng chẳng dám bàn về tâm hồn của người TQ, hay việc câu nói của Hegel chạm tự ái người TQ khiến TQ phải lọ mọ đi tìm sử thi hehehe (mà thông tin này từ đâu ra vậy???), nhưng dùng phương pháp suy luận logic ra thì dân tộc Ê đê ở Tây Nguyên – có sử thi Đam San, và dân tộc Mường – có sử thi Đẻ đất đẻ nước – mà ai cũng phải học thời phổ thông, là những dân tộc có tâm hồn lớn nhất ở Việt Nam (có lẽ nên gộp luôn cả TQ ở đây vì TQ làm gì có sử thi). (Không biết sử thi Đam San với lại Đẻ đất đẻ nước có phù hợp với định nghĩa sử thi của triết gia Hegel theo lời tác giả ko, nhưng theo tiếng Việt cũng gọi là sử thi đó). Ngẫm đến ý này thì thấy buồn cười nha, khéo giới văn hóa VN cũng nên bắt đầu lọ mọ đi tìm sử thi của người Việt (Kinh) đi là vừa, để cữu vãn cho cái tâm hồn (chưa tìm được bằng chứng là lớn) của dân tộc.

Đến ý này thì chịu ko hiểu tác giả nói gì:

Trong vấn đề giải quyết biển Đông mới đây, khi các nước đòi giải quyết đa phương, nhưng Trung Quốc chỉ muốn giải quyết song phương. Than ôi một nước lớn gấp hai chục lần các nước xung quanh như vậy, mà giải quyết đòi song phương, thì ra họ chưa bao giờ biết đến tinh thần phổ quát sẽ là tiền thân của công lý?!

“Tinh thần phổ quát sẽ là tiền thân của công lý”? Hình như tác giả có nhã hứng nói chữ, dùng từ Hán Việt (nhưng ko hiểu ý nghĩa từ)? Come on, show some elaboration.

Cuối cùng, để chứng minh hùng hồn cho cái không ra gì của Nho giáo, đến các bạn NB cũng được lôi vào cuộc (Kho^? các ba.n TQ và NB ða~ ghét nhau ro^`i co`n cu+’ ðu+’ng ngoài ðo^? da^`u vào lu+?a 😀 ):

Người Nhật Bản khinh bỉ nho giáo đến mức họ còn đề ra chủ thuyết “Thoát Á luận”, nghĩa là muốn xã hội phát triển thì phải ly khai những thứ dây cà dây muống của đám hủ nho.

Thôi từ đây thì khỏi cần “tầm chương trích cú” tiếp cho mất công. Mọi người tự cảm nhận.

Một bài viết thiếu logic, thủng lỗ chỗ thế này mà cũng bày đặt đấu tranh với tranh luận.

Bị thiên hạ ném đá cho là phải.

Việt Nam đúng là cái đất ngã ba văn hóa, nên mới sản sinh ra đủ dạng hủ nho, hủ Tây, lẫn hủ nửa mùa.

Hủ Sinh

About Hoasinh Anhca
Trì Trung Hoa sinh hưởng lạc - Chi Thượng Anh ca mạn đề

4 Responses to Viết lách thế này mà cũng đòi đấu tranh…?

  1. Muốn viết reply được linked với bài này của Hủ Sinh (aka Háo Sắc & others) thì làm thế nào, giống phú ni viết bài về phim cổ trang Việt ấy?
    😦 — Anh Ca

    Like

    • hic, (i) copy cai link; (ii) highlight câu mà muốn attach cái link đó; (iii) click vào biểu tượng add link ở phía trên, hình cái xích đó, sẽ có cửa sổ hiện ra; (iv) paste cái link vào đó; (v) xong 😀

      Like

  2. Hehe, tình hình là với thói quen GATO và thủ dâm tinh thần (AQ) của các bạn Á Đông (nước nào cũng có thì phải, esp. Hàn, Việt và Trung), hiện nay thấy xuất hiện cùng lúc hai phong trào, hơi ngược nhau: 1. bài xích thẳng tay, chê bai chặt chém, dùng mọi thủ đoạn để hạ nhục đối phương; 2. Vơ nx cái “ngon” (nx thứ mà phong trào 1 chặt chém) của họ làm của mình, hoặc ít nhất là đã từng của mình, sau đó bị đối phương ăn cắp… ôi chao là cái chauvinism 😀

    Anh Ca

    Like

Leave a comment