Những Ngày ở Miến Điện – Burmese Days (George Orwell)

George Orwell là 1 cây bút đặc biệt. Mặc kệ quan điểm chính trị như thế nào, mặc kệ sự châm biếm chua cay tới đâu, thì những dòng viết của ông đều toát lên 1 loại tinh thần nhân đạo giản dị mà thực tế 😀 (Hình như những tác phẩm của ông không được phép xuất bản ở Vietnam?)

[ Ngoài lề: thân thế, tiểu sử, cuộc đời hoạt động văn nghệ văn gừng => check wiki http://en.wikipedia.org/wiki/George_Orwell]

Có lẽ là, những người đọc (kể cả bạn AC) ko khó gì mà đi đến 1 nhận định chung rằng là 1984 và Trại Súc Vật là 2 tác phẩm nổi bật nhất/thành công nhất/hay nhất của ông. Tuy nhiên, trong số các tác phẩm từng đọc của Orwell, bạn AC lại ấn tượng sâu sắc nhất vs Những Ngày ở Miến Điện. Vì sao ấn tượng thì cũng không nhớ, có lẽ là do 1 sự tổng hợp của 1 bức tranh ảm đạm ở 1 xứ thực dân, 1 tâm lý u uẩn vương vất và 1 sự vỡ mộng nhỏ nhoi của 1 bạn tiểu tư sản hơi bị lãng mạn quá mức (khá khôi hài trong mắt của đa số người xem) nó hợp với cái tình trạng tâm lý lúc bạn AC lần đầu nhìn thấy cuốn này trên thư viện (lúc ý đang đọc về tình trạng nhân quyền ở Myanmar để viết luận văn và than vãn cho cái cuộc sống nhàm chán vô phương vô hướng của mình :P)

Image

Có thể tìm thấy bản mềm tại đây, bằng tiếng Anh và nhìn có vẻ hơi khó đọc

http://gutenberg.net.au/ebooks02/0200051.txt

Về nghệ thuật: Ngòi bút đầy màu sắc và sống động, khung cảnh ngột ngạt, đầy màu sắc, mùi vị ở 1 xứ thuộc địa vùng nhiệt đới hiện ra như có thể đụng chạm vào được, với mùi cà-ri ngào ngạt tới tắc thở, mồ hôi nhễ nhại của người lao động dưới cái nắng hè gay gắt, và ruồi muỗi hàng đàn ở xứ nhiệt đới  :P. Sự châm biếm là có, nhưng không lộ rõ như những tác phẩm khác, viết rất chi là “khách quan” và thờ ơ, nhưng nghe ra 1 đống vị chua cay 😛

Về nội dung: Đây là 1 câu chuyện buồn 😦 nhưng viết với 1 ngòi bút thờ ơ nên nó ko éo le và lấy nước mắt như truyện Quỳnh Dao (và các phiên bản phim truyền hình 1 thời làm mưa làm gió trên thị trường nghe nhìn). Còn sót lại ở người đọc là 1 cảm giác hơi chua xót và tiếc thương cho 1 vài số phận…

–         Xuyên suốt cuốn tiểu thuyết là 1 thái độ chán chường với chủ nghĩa thực dân, nhưng nó không dẫn đến 1 sự phản kháng kịch liệt và triệt để. Theo quan điểm cách mạng, thì là tác giả vẫn còn tàn dư tư sản, tinh thần chống đối thường chỉ dẫn tới 2 kết quả: 1. thỏa hiệp, cải lương, hoặc là 2. rơi vào u uất, bất đắc chí, tự kỷ tự bế. Có vẻ nhân vật chính trong truyện này (và cả Orwell trong những năm tuổi trẻ?) rơi vào trường hợp số 2.

–         1 bức tranh về đời sống dưới chế độ thực dân ở 1 thuộc địa xa xôi, những người bản địa “mọi rợ” bị khinh thường và bêu riếu với đủ các tật xấu (từ ngoại hình tới tính cách :P), những người thực dân với những nỗ lực bảo vệ nếp sống “văn minh” (ngoặc kép :P) trong 1 bối cảnh “nhơ nhớp” ở thuộc địa, những cảnh đời nhàm chán, buồn bã và những mơ mộng mang tính lý tưởng và lãng mạn (tiểu) tư sản dần bị vỡ tan…

–         1 khát khao về tự do, chủ yếu là về tinh thần/linh hồn, dĩ nhiên là cuối cùng không có đạt được, thãm (bi kịch mà :()

Trích đoạn:

Time passed and each year Flory found himself less at home in the
world of the sahibs, more liable to get into trouble when he talked
seriously on any subject whatever. So he had learned to live
inwardly, secretly, in books and secret thoughts that could not be
uttered. Even his talks with the doctor were a kind of talking to
himself; for the doctor, good man, understood little of what was
said to him. But it is a corrupting thing to live one’s real life
in secret. One should live with the stream of life, not against
it. It would be better to be the thickest-skulled pukka sahib who
ever hiccuped over ‘Forty years on’, than to live silent, alone,
consoling oneself in secret, sterile worlds.
……
Since then he had not even applied for home leave. His father had
died, then his mother, and his sisters, disagreeable horse-faced
women whom he had never liked, had married and he had almost lost
touch with them. He had no tie with Europe now, except the tie of
books. For he had realized that merely to go back to England was
no remedy for loneliness; he had grasped the special nature of the
hell that is reserved for Anglo-Indians. Ah, those poor prosing
old wrecks in Bath and Cheltenham! Those tomb-like boarding-houses
with Anglo-Indians littered about in all stages of decomposition,
all talking and talking about what happened in Boggleywalah in ’88!
Poor devils, they know what it means to have left one’s heart in an
alien and hated country. There was, he saw clearly, only one way
out. To find someone who would share his life in Burma–but really
share it, share his inner, secret life, carry away from Burma the
same memories as he carried. Someone who would love Burma as he
loved it and hate it as he hated it. Who would help him to live
with nothing hidden, nothing unexpressed. Someone who understood
him: a friend, that was what it came down to.

A friend. Or a wife? That quite impossible she. Someone like Mrs
Lackersteen, for instance? Some damned memsahib, yellow and thin,
scandalmongering over cocktails, making kit-kit with the servants,
living twenty years in the country without learning a word of the
language. Not one of those, please God.

Dĩ nhiên, nx dòng giới thiệu của bạn AC có vẻ đuổi khách 😛 nhưng thực sự đây là 1 cuốn sách rất đáng đọc, vả lại đọc xong mới thấy, nó thực ko ảm đạm như bạn AC viết đâu.

Highly Recommended cho người thích đọc về lịch sử, tâm lý, văn học châm biếm và người muốn luyện English 😛

….

Anhca

About Hoasinh Anhca
Trì Trung Hoa sinh hưởng lạc - Chi Thượng Anh ca mạn đề

8 Responses to Những Ngày ở Miến Điện – Burmese Days (George Orwell)

  1. Sen says:

    chưa bao giờ đọc sách của ông này. Nhưng bây giờ lười lắm, mấy thể loại phê phán, hiện thực, châm biếm này kia là ko có đọc. Tóm lại là mấy thể loại văn học cao sang là ko đọc. Chỉ thích đọc gì dễ dãi như tiểu thuyết ngôn tình thôi 🙂

    Like

    • Truyện này thì có j mà cao sang, khác j ngôn tình đâu, chỉ là cuộc tình ko có thành công thôi 😛 (e thì toàn đọc mấy thứ rẻ tiền thôi, chứ các loại Alex Dumas vs lại Chiến tranh hòa bình thì e đọc ko có vào :))

      Like

  2. Sen says:

    mà làm thế quái nào lại vào viết blog được thế? nhà hết chặn hay là lại có cách nào vượt tường lửa? khiếp mấy hôm rồi nhà 1 kiểu, mạng thư viện lại 1 proxy riêng, cứ thay đổi loạn hết cả lên, cuối cùng chẳng vào được đâu…

    Like

    • Hình như đã hết chặn? E cứ clik thử new post, thấy gõ dc chữ, post dc bài… chứ e thì biết j về tường lửa proxy này nọ đâu =.= (e dùng vnpt)

      Like

  3. Sen says:

    tóm lại là em cứ tóm tắt cho chị nghe mấy quyển tiểu thuyết của ông này nội dung như thế nào?

    Like

  4. Sen says:

    Hôm nọ vẫn chưa hỏi hết… mà mấy hôm vừa rồi nằm bẹp trên giường, tinh thần cũng theo sức khỏe mà đi xuống, tự cảm thấy giống cái dòng mà nàng Banka miêu tả “rơi vào u uất, bất đắc chí, tự kỷ tự bế”… mới nhớ đến cái post này của nàng… cảm giác xung quanh là một không khí thuộc địa bức bối 🙂 hỏi nàng recommend quyển này, là đọc vào để có thêm kiến thức về lịch sử, hay để hiểu colonialism (Western perspective of course), hay để thưởng thức nghệ thuật miêu tả tâm lý của tác giả?

    Hỡi ôi….

    Like

  5. Pingback: Đọc Harry Potter và tán nhảm về Quan hệ Quốc tế… « Hoasinh_Anhca

Leave a comment