Trú dạ lạc – Liễu Vĩnh

昼夜乐

洞房记得初相遇,便只合、长相聚。
何期小会幽欢,变作离情别 绪。
况值阑珊春色暮,对满目、乱花狂絮。
直恐好风光,尽随伊归去。
一场寂寞凭谁诉,算前言,总轻负。
早知恁地难拚,悔不当时留住。
其奈风流端正外,更别有、系人心处。
一日不思量,也攒眉千度。

Trú dạ lạc

Động phòng ký đắc sơ tương ngộ, tiện chỉ hợp, trường tương tụ.

Hà kỳ tiểu hội u hoan, biến tác ly tình biệt tự.

Huống trị lan san xuân sắc mộ, đối mãn mục, loạn hoa cuồng nhứ.

Trực khủng hảo phong quang, tận tùy y quy khứ.

Nhất trường tịch mịch bằng thùy tố, toán tiền ngôn, tổng khinh phụ.

Tảo tri nhẫm địa nan biện, hối bất đương thời lưu trú.

Kỳ nại phong lưu đoan chính ngoại, cánh biệt hữu, hệ nhân tâm xứ.

Nhất nhật bất tư lương, dã toàn my thiên độ.

Luật (có vẻ như chính Liễu Vĩnh là người đặt ra từ điệu này, thấy mỗi trang ghi luật 1 khác, ko biết đường nào mà lần, chưa có thời gian so sánh để chọn bản chính xác cho vào đây).

Đây, luật đây:

T B T T B B T, T T T, B B T

B B T T B B, T T T B B T

T T B B B T T, T T T, T B B T

T T T B B, T B B B T

T B T T B B T, T B B, T B T

T B T T B B, T T B B B T

B T B B B T T, T T T, T B B T

T T T B B, T B B B T.

(Xem ra thì những chỗ in nhạt ko nhất thiết phải là trắc or bằng).

Ta ấn tượng với bài này, bởi vì câu cuối: Nhất nhật bất tư lương, dã toàn my thiên độ (một ngày không tưởng niệm, cũng  chau mày ngàn lần) [Chú thích thêm là trong Cải lương Hồ Quảng rất hay sử dụng chữ “tư lương”  hihi].

Vì thế google Liễu Vĩnh, ra wiki, giới thiệu một lý lịch rất “cách mạng”: Ví dụ như đoạn giới thiệu sau:

Nội dung chủ yếu của từ Liễu Vĩnh là phản ánh tâm trạng buồn bực, bất mãn của đại bộ phận trí thức (trong đó có ông), có tài nhưng không gặp cơ hội trong xã hội phong kiến, hoạn lộ trắc trở, nên đi đến chỗ lạnh nhạt với công danh lợi lộc. Có thể thấy những điều đó trong các bài từ làm theo điệu “Phụng quy vân”, “Quy triều quan”, “Khán hoa”, “Bát thanh Cam Châu”, “Vũ lâm linh”,…[5].

Ở khía cạnh khác, mặc dù xuất thân trong một gia đình quan lại theo Nho học mấy đời, nhưng Liễu Vĩnh từng “nhiều phen du ngoạn cùng hiệp khách”, “thích làm các khúc ca trong hoa dưới nguyệt” ở chốn lầu hồng, như những bài từ làm theo điệu “Hạc xung thiên”, “Trường thọ lạc”, “Mê tiên dẫn”,…[6]. Ở đấy, trên quan điểm của một văn nhân bất đắc chí, ông mô tả cuộc sống của các kỹ nữ, và bày tỏ sự cảm thông với họ. Thành thử, ông làm cho từ có nội dung xã hội nhiều hơn [7].

Phát huy truyền thống nghiên cứu suýt đến nơi đến chốn của nhà này, kéo trang wiki xuống tận cùng xem cái danh sách tài liệu tham khảo, thấy trích dẫn toàn hàng “khủng” cả, nào là Từ điển văn học, Lịch sử văn học TQ này kia…

Chợt tự hỏi không biết mấy sách này soạn khi nào, chắc cũng tham khảo sách của TQ, mà sách bên TQ kia ko biết soạn khi nào, mà nhà thơ từ nào cũng lôi tuồn tuột vào hàng ngũ cách mạng, thơ từ là phải “phản ánh tâm trạng buồn bực, bất mãn của đại bộ phận trí thức (trong đó có ông), có tài nhưng không gặp cơ hội trong xã hội phong kiến”, hoặc là tuy xuất thân nhà Nho nòi nhưng thơ từ lại mang nội dung xã hội (aka gần gũi với quần chúng nhân dân lao động (kỹ nữ included) chứ không phản ảnh đời sống của tầng lớp thống trị) 😛 By the way, thì ko thấy “trên quan điểm của một văn nhân bất đắc chí” liên quan gì đến bày tỏ thông cảm với các kỹ nữ cả, chẳng nhẽ văn nhân không bất đắc chí thì không thông cảm??? (Cụ Nguyễn Du nhà mình cũng con nhà nòi, con đường hoạn lộ cũng coi là hanh thông, thế mà vẫn viết ra Kiều đấy thôi).

Không đọc hết từ của Liễu Vĩnh, để biết lời giới thiệu trên đúng đến bao nhiêu %, nhưng bài chép ở nhà này, cứ cảm nhận như một bài tương tư tình cảm bình thường thôi (hoặc có lẽ nó không nằm trong phần “nội dung chủ yếu”, còn ai kia nhìn ra nội dung cách mạng thì chỉ bảo với).\

Thấy trên mạng giải thích đây là một bài hồi ức lúc còn hoan ái bên nhau và nỗi tương tư, thương tâm, hối hận sau khi ly biệt, trang này còn ghi là bài từ khuê oán, tóm lại nhân vật chính trong bài từ là phụ nữ (chết thật, đầu năm mới mà lôi cái bài này lên, coi ko có lợi cho đường tình duyên nha :-)).

Giải nghĩa

Vẫn nhớ lần đầu gặp gỡ trong khuê phòng, dù chỉ biết là phải ở bên nhau đến trọn đời

Ngờ đâu cuộc gặp riêng tư vui vẻ ngắn ngủi đó, đã trở thành mối ly tình biệt tự (chữ u này trong u ám, u cư (ở ẩn), từ điển giải nghĩa là sâu kín, tối tăm…chắc hiểu là hai người gặp nhau riêng tư, ngấm ngầm, gặp trong khuê phòng mà).

Huống vào buổi chiều muộn  sắc xuân tàn  phai, đầy trước mắt, hoa loạn tơ cuồng bay.

Chỉ sợ cảnh xuân đẹp, tất cả đều theo chàng đi mãi.

Một trường tịch mịch biết nương vào ai để tỏ bày, những lời nói trước đây, đều đã coi  nhẹ, cô phụ hết.

Nếu sớm biết (tình này) khó dứt bỏ thế này, thật hối hận lúc trước không giữ (chàng) lại.

Sao ngoài vẻ phong lưu đoan chính (của chàng), càng đặc biệt có điểm trói buộc con tim của người ta vậy.

Một ngày không tưởng niệm, cũng ngàn lần chau mày.

Thật ra cái chữ “y” trong “tận tùy y quy khứ” để chỉ nam cũng được, mà nữ cũng được.  Nên nếu bài này để nói người đàn ông thương hận, tương tư người con gái, cũng ko có gì sai???? Tất nhiên đây là cách lý giải của thời hiện đại (đã có ảnh hưởng của truyện ngôn tình :-P), còn ngày xưa, ko ai thích gắn hình ảnh của người đàn ông với nhớ thương, sầu hận vì tình cảm cả.

Bản dịch của Yên Liên

Động phòng vẫn nhớ khi tương ngộ

Những  tơ tưởng, luôn đoàn tụ

Ngày vui ngắn ngủi ngờ đâu

Hóa mối ly tình biệt tự.

Huống lúc chiều tàn xuân sắc nhạt

Loạn trước mắt, hoa cuồng tơ vũ

Chỉ sợ cảnh xuân xinh

Mãi theo người xa xứ

Một trường tịch mịch cùng ai nhủ

Lời nguyền xưa, thảy khinh phụ

Sớm hay khó dứt nhường này

Hối buổi đầu sao không giữ

Ngoài vẻ phong lưu đoan chính nọ

Càng có điểm, trói tim người chứ

Một khắc chẳng tương tư

Cũng ngàn lần mày rủ.

YL

About Hoasinh Anhca
Trì Trung Hoa sinh hưởng lạc - Chi Thượng Anh ca mạn đề

8 Responses to Trú dạ lạc – Liễu Vĩnh

  1. Chà chà, khai bút đầu xuân, khai bút đầu xuân…
    Mà sao bài buồn thế này 😀
    Em vừa vào trang Liêu Vĩnh, thấy ông này làm thơ có vẻ sầu não nhỉ, thấy thích thích bài Bát Thanh Cam Châu.
    Bài thơ này có vẻ sướt mướt quá 😀 Ko phải là đàn ông ko tương tư, nhưng mà bài này, có lẽ là phụ nữ tương tư, do câu:

    “Tảo tri nhẫm địa nan biện, hối bất đương thời lưu trú” – hì hì, tại vì, cái hình ảnh 1 anh nam tử hán sướt mướt níu kéo 1 phụ nữ – có vẻ là đang dứt khoát muốn đi – hơi hơi điêu dân :D. Nhưng cũng ko trừ trường hợp, cô này là nữ đại gia, nữ hiệp, công chúa,… (đại khái là có quyền có thế) còn anh này là kỹ nam hehe. (Ngoài lề, chưa nghe chữ “tư lương” bao giờ, hic)

    Cái tiêu đề 昼夜乐 thực là kỳ quái: 昼夜 – day and night, continuously, without stop, 乐 vui vẻ. Thế mà bài thơ thì rõ thực là 昼夜愁.

    Nói đến ly sầu biệt oán, lại nhớ tới 1 bài thơ hồi xưa e thích thích. Bài này khá nổi, của Trương Cửu Linh, thời Đường.

    望月懷遠

    海上生明月,
    天涯共此時。
    情人怨遙夜,
    竟夕起相思。
    滅燭憐光滿,
    披衣覺露滋。
    不堪盈手贈,
    還寢夢佳期

    Vong Nguyệt Hoài Viễn

    Hải thượng sinh minh nguyệt,
    Thiên nhai cộng thử thì.
    Tình nhân oán dao dạ,
    Cánh tịch khởi tương tư.
    Diệt chúc liên quang mãn,
    Phi y giác lộ ti.
    Bất kham doanh thủ tặng,
    Hoàn tẩm mộng giai kỳ.

    Nhìn trăng nhớ xa xôi

    Trăng sáng mọc trên biển,
    Lúc này soi chung cả chân trời.
    Người có tình buồn oán đêm xa cách,
    Suốt đêm trường thương nhớ nhau.
    Tắt nến đi vì yêu ánh sáng chan hoà,
    Khoác áo vào mới biết sương móc thấm ướt.
    Khó lòng lấy tay vốc ánh sáng để tặng nhau được,
    Ngủ đi may được gặp nhau trong giấc mơ.
    (thivien)

    Anhca

    Like

  2. Sen says:

    Đúng là mỗi người 1 suy luận nhỉ. Theo tưởng tượng của chị, thì là 2 người gặp gỡ, thích nhau, nhưng lúc đầu ko sâu nặng đến độ như thế, hoặc ko ngờ đến chuyện sẽ sâu nặng đến độ như thế. Có thể lúc đó toàn là sự vui vẻ, đơn giản là lâng lâng trong cảm giác yêu, toàn suy nghĩ tích cực bên nhau trọn đời, nên người ta ko nghĩ gì đến sự chia ly, thương tâm, không bao giờ gặp lại này kia. Rồi một người ra đi, sự ra đi này rất tự nhiên, nên cũng ko có sự níu kéo chết đi sống lại gì cả. Lý do ra đi ko biết. Cái gọi là ra đi cũng rất ước lệ. Cũng có thể như kiểu Kim trọng biệt Thúy Kiều. Cũng có thể là đi lấy vợ ko chừng.. cũng có thể đơn giản là đi chu du giang hồ, hoặc rời nhà đến thành phố khác… he he dù sao thì cái lúc bạo gan hẹn gặp gỡ nhau trong phòng ngủ chắc cũng còn trẻ, sau đó có thể có rất nhiều chuyện ngoài ý muốn xảy ra.

    Câu Toán tiền ngôn, tổng khinh phụ.. cũng ko chỉ là ai khinh phụ. Đơn giản chỉ là mối thương tâm về quá khứ, về những lời nói lúc còn bên nhau ko còn được giữ nữa…có thể là cả hai cùng khinh phụ, ko coi trọng nó. Hoặc 1 người ko giữ lời hứa. Ngoài ra đây cũng chỉ là lời nói lúc trước, chứ chưa chắc là lời thề non hẹn biển gì (cái này ko được nói rõ trong bài).

    Tóm lại là lúc đã xa nhau rồi, suốt ngày ngồi tương tư, thương tâm, hoài niệm, mới thấy hóa ra là ko dứt được, mới nghĩ là lúc trước biết thế này đáng ra phải quyết liệt níu giữ (con cá mất là con cá to hị hị) (by the way thì theo lý luận hồi trước của nàng DL, nhân vật trong bài thơ này cũng là middle class trở lên, mới có lắm thời gian ngồi ngắm hoa bay với cả thương tâm, chứ còn tầng lớp nhân dân lao động lúc này còn đang trồng tơ nuôi tằm, chăm gà chăm heo, lấy đâu thời gian mà sầu bi…).

    Nếu người ra đi bạc tình, đi theo kiểu giật áo bỏ đi, phũ phàng… chắc trong tim người ở lại cũng ko nhớ nhung day dứt như thế.

    Tóm lại chung là hai người này có duyên nhưng ko có phận. Để lại là tương tư, thương hận.

    Chắc chắn bài này tác giả nói về phụ nữ. Nhưng đang nói là nếu một người đàn ông, cỡ bi lụy kiểu như Án Kỷ Đạo, Lý Thương Ẩn gì đó, mượn bài này để nói nên nỗi niềm tương tư của mình, cũng ko có gì là ko được cả…

    Like

    • Thực ra ko phải là mỗi người 1 suy luận, mà là hôm qua đọc, em ko hiểu rõ lắm ý nghĩa của bài này, viết có vẻ phức tạp 😛
      http://baike.baidu.com/view/240976.htm
      Xem ở đây thì có người lại có 1 cách hiểu khá tân tiến – gặp gỡ ban đầu rất tâm đầu ý hợp, muốn dc lâu dài (tuy nhiên, gặp trong phòng ngủ => mấy người này cũng thực “tân thời” :D), tuy nhiên, 1 trong 2, hoặc cả 2 làm gì đó thương tổn, khiến mối quan hệ bị chặt đứt – có phần của tác giả/người đang kể lể, vì thái độ của người này thể hiện sự hối tiếc, ảo não giá như mình đừng làm/ko làm điều gì đó, khiến người kia bỏ đi… Nếu hiểu như thế này, thì bài này có 1 điểm hay so vs các bài thơ từ tương tư ly biệt, đó là ko ước lệ, chung chung kiểu như bỏ nhau vì 1 người vốn tính bạc hạnh, hoặc anh này bị bắt đi lính, đi thi làm quan rồi lấy vợ mới, hoặc cô này bị gia đình gả đi nhà khác, hoặc cô này chết; mà bỏ nhau chỉ vì cả 2 đương thời ko biết quý trọng mà thôi 😛 (giống kiểu film lãng mạn Hàn xẻng, taiwan, quỳnh dao quỳnh kéo :D)

      Về nội dung xã hội, tính cách mạng – có thể là bài này viết về số phận 1 cô/ các cô kỹ nữ – có thể gặp dc nx người mà mình rất thích, nhưng hầu như ko bao giờ có thể “sở hữu” dc nx người này , bất kể vì lý do gì, cho nên chỉ biết ngồi than phân khóc thận 😛

      Ngoài lề, Nguyễn Du cũng hay bất đắc chí, kể cả lúc loạn lạc, khi nhà Lê bị Tây Sơn “phản loạn” chèn ép, và cuối cùng là sụp đổ, ông ko phục, ở ẩn, cũng có thể nói là trốn tránh, tị nạn (sợ chết :P). Khi làm quan cho nhà Nguyễn, ông cũng ko hài lòng lắm vs thời thế, ko chỉ về xã hội mà còn bao gồm cả về chính trị.
      Tác phẩm tiêu biểu cho tinh thần bất đắc chí này là bài Phản Chiêu Hồn đã từng học thời phổ thông. [ngoài lề của ngoài lề: tác giả của bài Chiêu Hồn là anh Tống Ngọc, 1 trong mấy vị mỹ nam thời xưa – anh này đáng hâm mộ, tài sắc vẹn toàn như Kiều, hiếm có :P]

      anhca

      Like

  3. Ngoài lề của ngoài lề của ngoài lề: Search thử anh Tống ngọc + chiêu hồn, ra cái đoạn này:

    Tống Ngọc, người nước Sở đời Xuân Thu

    Tiểu sử của Tống Ngọc còn mơ hồ. Người ta biết ông có tài văn chương qua các thiên “Chiêu hồn”, “Ðại chiêu”, “Cửu biện” và nhiều bài phú như “Ðăng đồ tử hiếu sắc phú” , “Cao đường phú”… Chỉ có biết chắc hơn ông là người đẹp trai, lãng mạn, đa tình….

    Về văn chương có một số đặc sắc sở trường về miêu tả, như trong hai thiên “Chiêu hồn” và “Ðại Chiêu”, ông tả mỹ nhân thì môi son, răng trắng, xương nhỏ, thịt đầy, mày cong và dài, dung nhan tú nhã, vui vẻ khoan thai; tả cung thất thì nào sân, nào hiên, cửa son, gác tía… Trước ông, chưa ai tả tỉ mỉ, đầy đủ chi tiết như thế.

    Tương truyền, một lần vua Sở hỏi Tống Ngọc:
    – Tiên sinh hẳn có khuyết điểm trong tính hạnh nên trong nước không có mấy người khen. Phải thế chăng?
    Tống Ngọc đáp:
    – Trong nước không có ai khen, hạ thần thực rất lấy làm vẻ vang. Khi xưa ở kinh đô, có một nhà ca nhạc trứ danh. Buổi đầu hát khúc “Hạ lý ba nhân”, cả thiên hạ đều nức nở khen hay; rồi hát khúc “Dương a hệ lộ” thì người khen còn có vài trăm; lại hát đến khúc “Dương xuân bạch tuyết” thì chỉ còn hơn mười bằng lòng. Vì khúc hát càng cao, người hiểu lại càng ít. Chim phụng giương cánh bay chín tầng mây, dọc ngang trong khoảng mênh mông vô tận; chim én đậu ở hàng rào, không cùng chim phụng biết đất trời là rộng nên chê chim phụng lung lăng. Cá côn sớm dậy ở Côn Lôn, trưa nằm vườn non Kiệt Thạch, tối bơi về biển Mạnh Trư; cá chép ở ao tù, không cùng cá côn biết sông biển là lớn nên chê cá côn hiếu sự. Người ta tư tưởng càng cao, tính hạnh càng quý lại càng ít có người biết đến. Cho nên, lời chê của thiên hạ, hạ thần vui lòng nhận lấy, và lại mong thiên hạ ngày càng chê thêm mãi lên…”

    Nếu tương truyền quả thực như thế, Tống Ngọc là một người có tư tưởng khác thường nhưng lại quá tự cao.

    http://vuhuu.edu.vn/null/Ebook/Dien_Tich_Kieu/bai50.htm

    ===> anh Tống Ngọc này thực là quá bá đạo 😛

    Like

  4. Sen says:

    Copy lại link nàng gửi ở đây vì câu chuyện thú vị. Đã có phim là Thư kiếm tình hiệp, nhân vật chính tên là Liễu Tam Biến do Lâm Chí Dĩnh đóng, chắc là lấy cảm hứng từ Liễu Vĩnh… ta mới ngó qua 1 2 tập đầu, hiện cũng ko nhớ rõ, nhưng cũng có thơ từ, gái lầu xanh, hình như còn có mối quan hệ tình yêu tay ba phức tạp giữa Liễu Tam Biến, vua, và 1 em nào đó…

    BTW, phunutoday câu khách hết biết… dùng từ “gái điếm” (chứ ko phải gái lầu xanh), rất mang tính “hiện thực”, “thời sự”, rồi lại còn “toàn TQ” –> cứ như là TQ ngày nay.

    Có lẽ chính vì thế nên báo pháp lý lấy về, ko hiểu người lấy bài có đọc ko, hay báo Pháp Lý ko còn mục nào khác để xếp bài này vào, nên đã xếp vào mục Nhịp sống đương đại/ Phóng sự khám phá…. 😀 😀 😀

    http://phaply.net.vn/nhip-song-duong-dai/phong-su-kham-pha/khach-lang-choi-duoc-gai-diem-toan-trung-quoc-nguong-mo.html

    Khách làng chơi được gái điếm toàn Trung Quốc ngưỡng mộ

    Liễu Vĩnh được coi là ông vua chốn lầu xanh. Kỹ nữ nào không biết tiếng ông sẽ bị chúng bạn cười cho là kẻ hủ lậu giống như người thời nay không biết Micheal Jackson vậy…

    Liễu Vĩnh tên thật là Tam Biến, tự là Kỳ Khanh, là người tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, sống vào đời Tống. Do Liễu Vĩnh là con thứ 7 trong nhà nên còn gọi là Liễu Thất. Liễu Vĩnh làm quan tới chức Đồn điền Viên ngoại lang vì thế người ta còn gọi ông là Liễu Đồn Điền. Ông cũng từng làm qua chức cai quản ruộng muối và giám sát việc sản xuất muối. Cũng vì thế, Liễu Vĩnh là người rất thấu hiểu tình cuộc sống khổ cực của các diêm dân. Ông từng có một bài thơ có tên là “Chử hải ca” (Bài ca nấu biển) kể lại cuộc sống vất vả của những người làm muối.

    Không có gái làng chơi thì… chết đói

    Liễu Vĩnh thuộc loại người đa tình và bốc đồng, mà một khi bốc đồng có thể chọc cho hoàng đế giận tới chết mới thôi. Việc Liễu Vĩnh cả đời lưu luyến chốn hồng nhan cũng có liên quan trực tiếp tới tính cách này của ông.

    Gia tộc Liễu Vĩnh nhiều đời đỗ đạt, từ cha, chú, anh, con cho tới cháu đều đỗ tiến sĩ. Để không thua kém những người khác trong gia đình, Liễu Vĩnh cũng “sôi kinh nấu sử” chờ ngày tham dự khoa thi để được có tên trên bảng vàng. Tuy nhiên, Liễu Vĩnh là kẻ tài hoa, đặc biệt trong việc điền từ lại không chịu kết giao với những kẻ quyền quý vì thế chẳng có bao nhiêu mối quan hệ trong xã hội thượng lưu. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới con đường làm quan của Liễu Vĩnh sau này.

    Kỳ thực, Liễu Vĩnh mặc dù là người thanh cao, song mộng ước làm quan vẫn rất lớn. Khi còn trẻ, lần đầu tiên tới trường thi, do luống cuống mà bị trượt. Tới lần thứ hai, dù đã bình tĩnh hơn song dường như vẫn chưa phát huy được hết thực tại, Liễu Vĩnh lại bị trượt. Có lẽ lần thi trượt thứ hai này là một cú sốc rất lớn đối với Liễu Vĩnh. Tuổi trẻ bồng bột, lại không biết giữ mồm giữ miệng, Liễu Vĩnh đã viết một bài thơ oán thán cho thân phận mình, đặt tên là “Hạc xung thiên”.

    Trong bài thơ này có câu rằng: “Nhẫn bả phù danh, hoán liễu thiển đê xướng” (tam dịch: nỡ lòng nào lấy cái công danh phù phiếm để đổi lấy những thú vui cuộc đời). Câu thơ này của Liễu Vĩnh coi chuyện công danh khoa cử chẳng bằng chén rượu, bài hát, những thú vui của kẻ phong lưu thời bấy giờ. Điều này cũng có thể “suy rộng ra”, Liễu Vĩnh đang chỉ trích chế độ khoa cử của triều Đại Tống không đáng một đồng tiền, là một sản phẩm thất bại.

    Viết xong bài thơ này, Liễu Vĩnh đương nhiên cảm thấy vô cùng sảng khoái, trút hết bực dọc do bị đánh trượt tới hai lần. Tuy nhiên, bài thơ của Liễu Vĩnh khiến nhiều người cảm thấy khó chịu. Trong số những người ấy, không may mắn cho Liễu Vĩnh lại có một người không thể coi thường, ấy là hoàng đế Đại Tống.
    Nguyên nhân cũng vì bài “Hạc xung thiên” nổi tiếng quá nhanh, chỉ vài ngày sau đã được truyền tới kinh thành và nằm trên bàn của Tống Nhân Tông.

    Thực chất, Tống Nhân Tông là một kẻ rất mến trọng hiền tài. Từ Phạm Trọng Yêm, Âu Dương Tu, Phú Bật, Vương An Thạch, Tư Mã Quang, Tô Thức… những người nổi tiếng trên văn đàn Đại Tống đều xuất hiện và có những cống hiến quan trọng trong thời kỳ Tống Nhân Tông trị vì. Bài thơ của Liễu Vĩnh chẳng bằng một bản án, phủ định toàn bộ công tích cả đời của ông ta hay sao? Vì thế, nếu nói rằng, Tống Nhân Tông không tức giận mới là chuyện lạ.

    Ba năm sau, Liễu Vĩnh lại tới kinh thành tham gia ứng thi. Lần này, Liễu Vĩnh không còn run, cũng phát huy hết được khả năng vì thế vượt qua được vòng khảo thí, chỉ chờ hoàng đế đánh dấu để ghi tên lên bảng vàng.
    Không ngờ, Tống Nhân Tông khi xem trong danh sách những người đỗ năm đó nhìn thấy tên của Liễu Vĩnh. Chuyện năm xưa bỗng nhiên trở lại, Tống Nhân Tông lập tức nổi giận cầm bút gạch bỏ tên của Liễu Vĩnh, đồng thời viết sang bên cạnh: “Đã đi uống rượu nghe hát, còn cầu công danh phù phiếm mà làm gì?” Sau đó, Liễu Vĩnh dù tiếp tục tham gia thi rất nhiều lần song vẫn không đỗ được tiến sĩ.

    Một vì không có việc, hai là vì không có tiền mà một người chỉ biết viết thơ điền từ như Liễu Vĩnh thì cũng chẳng biết kiếm việc gì để làm ra tiền. Tín tới tính lui, Liễu Vĩnh đành phải tới khắp các thanh lâu kỹ viện viết các bài từ cho các cô kỹ nữ ở đây hát để kiếm chút tiền “nhuận bút”. Tuy nhiên, là một kẻ sĩ, lại là con nhà dòng dõi, Liễu Vĩnh luôn miệng nói rằng, mình “phụng chỉ hoàng đế mà làm công việc điền từ”. Dẫu sao, Liễu Vĩnh vẫn là một từ nhân (người viết từ) xuất sắc bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc.

    Cho tới nay, Liễu Vĩnh chỉ để lại khoảng hơn 200 bài từ, tuy nhiên, ông đã dùng tới hơn 150 điệu từ mà trước đó chưa từng xuất hiện. Ngoài ra, riêng những điệu từ do ông cải biên từ các điệu cũ hoặc tự sáng tạo ra đã có tới 17-18 điệu.

    Đây được coi là một cống hiến quan trọng của Liễu Vĩnh đối với việc giải phóng và thúc đẩy sự phát triển của thể loại từ, thể loại thành công nhất trong thời kỳ nhà Tống. Hơn nữa, trong các điệu từ của Liễu Vĩnh thường xuyên sử dụng các từ ngữ thông tục, thậm chí là khẩu ngữ, vì thế được lưu truyền rất rộng rãi, dễ đọc, dễ hát.

    Cũng vì Liễu Vĩnh viết từ nổi tiếng khắp cả nước nên thời bấy giờ, các kỹ nữ không ai không biết tiếng ông. Thậm chí, nếu như có cô kỹ nữ nào nói rằng không biết Liễu Vĩnh là ai sẽ bị chúng bạn cười cho là kẻ hủ lậu giống như thời nay người ta nói rằng không biết Micheal Jackson vậy.

    Thời bấy giờ, giới kỹ nữ trong thành còn truyền tai nhau một khẩu hiệu rằng: “Không muốn mặc gấm lụa, chỉ cần dựa vào Liễu Thất ca; Không cần chiếu của quân vương, chỉ cần được Liễu Thất gọi; Không cần vàng ngàn cân, chỉ cần được lòng Liễu Thất; Không cần gặp thần tiên, chỉ cần được quen biết với Liễu Thất”.

    Được yêu chuộng như vậy, đương nhiên Liễu Vĩnh không hiếm những cuộc tình với các ca nữ nổi tiếng. Trong bài “Giang Tây nguyệt” Liễu Vĩnh viết rằng: “Trêu chọc Sư Sư là quen thuộc nhất, Hương Hương quyến rũ đa tình, Chung Chung với ta cũng là chỗ thân thiết…”

    Ở đây, Sư Sư, Hương Hương, Chung Chung chính là 3 kỹ nữ nổi tiếng đương thời: Trần Sư Sư, Triệu Hương Hương và Từ Chung Chung. Thực tế thì ba người này chỉ là những người tương đối nổi tiếng, được nhiều người biết tới trong số những tình nhân không thể đếm xuể của Liễu Vĩnh mà thôi.

    Vì thế, Liễu Vĩnh cả đời sống phóng túng, không giỏi làm ăn, chẳng có nhà cửa gia sản, toàn bộ cuộc sống đều do các “hồng nhan tri kỷ” này chu cấp. Nếu không vì những cô kỹ nữ đều yêu thích từ của mình, có lẽ Liễu Vĩnh đã chết đói trên phố từ lâu.

    Chết trong nhà kỹ nữ

    Ở chốn thanh lâu, Liễu Vĩnh có được sự tôn trọng, có tiền sống, lại có được hồng nhan tri kỷ, do vậy, cả đời Liễu Vĩnh cũng không cần tới cuộc sống hôn nhân.

    Thực tế thì Liễu Vĩnh cũng có một thời gian cùng chung sống với người khác. Lúc bấy giờ, tại Giang Châu có một kỹ nữ nổi tiếng tên là Tạ Ngọc Anh. Họ Tạ không chỉ sinh đẹp mà tài năng văn chương cũng có thể gọi là hiếm có đặc biệt lại rất yêu thích những bài từ do Liễu Vĩnh viết.

    Liễu Vĩnh sau đó từng đổi tên và tham gia thi mới đỗ được tiến sĩ, tuy nhiên chỉ được phong làm quan huyện Dư Hàng. Trên đường đi qua Giang Châu, theo thói quen lại lân la tới chốn thanh lâu kỹ viện mới quen biết với Tạ Ngọc Anh.

    Khi vào phòng của Tạ Ngọc Anh, Liễu Vĩnh mới nhìn thấy trên giá sách có một cuốn “Các bài từ mới của Liễu Thất”. Đây là cuốn sách tập hợp những bài từ của Liễu Vĩnh do Tạ Ngọc Anh kỳ công ngồi chép lại.

    Liễu Vĩnh biết rằng mình đã gặp được hồng nhan tri kỷ vì thế hai người trò chuyện rất tâm đầu ý hợp. Trước khi chia tay, Liễu Vĩnh viết một bài từ mới nói rằng sẽ không bao giờ thay đổi tình cảm với Tạ Ngọc Anh. Tạ Ngọc Anh cũng thề rằng từ nay sẽ đóng cửa không tiếp khách nữa, chỉ đợi một mình Liễu Vĩnh mà thôi.

    Liễu Vĩnh trị nhậm ở Dư Hàng 3 năm, tiếp tục kết giao với rất nhiều kỹ nữ danh tiếng khác, tuy nhiên vẫn không quên được Tạ Ngọc Anh. Hết nhiệm kỳ, Liễu Vĩnh trở về kinh, trên đường qua Giang Châu lại quay lại gặp Tạ Ngọc Anh không ngờ bắt gặp việc Tạ Ngọc Anh vẫn tiếp khách.

    Liễu Vĩnh giận lắm, cầm bút viết một bài lên bức tường hoa ngoài cổng thuật lại nỗi nhớ trong 3 năm xa cách, đồng thời thể hiện nỗi buồn khi Tạ Ngọc Anh không giữ lời hứa năm xưa. Viết xong liền bỏ đi. Khi Ngọc Anh trở về, thấy bài từ của Liễu Vĩnh mới cảm thấy hối hận bèn bán hết cả gia sản lên Đông Kinh tìm Liễu Vĩnh. Sau nhiều tuần vất vả, Tạ Ngọc Anh tìm thấy Liễu Vĩnh tại nhà của Trần Sư Sư. Từ đó, hai người sống cuộc sống như vợ chồng ở ngay trong nhà của Trần Sư Sư.

    Sau nhiều năm sống phóng túng ở khắp các chốn thanh lâu, cuối cùng, Liễu Vĩnh đã chết trong nhà của kỹ nữ Triệu Hương Hương. Do không vợ không con cũng chẳng có bạn bè trong giới quan lại vì thế, sau khi Liễu Vĩnh qua đời, chẳng có ai thân thích lo liệu.

    Triệu Sư Sư, Trần Sư Sư cùng những ca nữ một thời gắn bó với Liễu Vĩnh bèn góp tiền để lo đám tang cho ông. Ngày đưa tang ông, toàn bộ kỹ nữ trong thành Khai Phong nghỉ tiếp khách một ngày tới tham dự tang lễ của ông.

    Tạ Ngọc Anh là người thân thiết nhất với Liễu Vĩnh vì thế cũng là người đau xót nhất trước cái chết của ông. Hai tháng sau khi Liễu Vĩnh qua đời, Tạ Ngọc Anh cũng mắc bệnh mà chết.

    Trần Sư Sư và Triệu Hương Hương đã chôn cất Tạ Ngọc Anh ngay cạnh mộ của Liễu Vĩnh để hoàn thành tâm nguyện của hai người khi còn sống. Là khách làng chơi mà tới khi chết còn được các kỹ nữ lo lắng, Liễu Vĩnh chẳng hổ danh là “ông vua trong chốn thanh lâu”.

    Theo Phunutoday

    Like

    • Hì, bài này là do đang search cái j đó về TQ ấy, rồi tự dưng nó lọt vào trong trang kết quả, rồi thì thấy cái tên nó quá sức cám dỗ đi… Cũng là rất hâm mộ các bạn lá cải về cái trình đặt title. Phải học hỏi.
      anha

      Like

  5. Chà, thất lễ thất lễ, giờ mới thấy bạn YL đã dịch bài từ rồi… Ngưỡng mộ quá!

    Like

Leave a comment