Hồ Xuân Hương

Sau một hồi bỏ bút nghiên theo nghiệp binh đao (hì), dấn thân vào chốn giang hồ hung hiểm, ra sức chém gió tranh tài cùng quần hùng (vì cái gì chứ???), bây giờ các nàng quay trở lại với thơ văn ca phú, cho đúng với bản chất hiền thục, nết na, lãng mạn… 😛

Hồ Xuân Hương

Những gì nàng biết được về Hồ Xuân Hương từ trường học là một cái danh hiệu – Bà Chúa thơ Nôm, và một vài bài thơ ngang tàng ngạo đời, với những câu đại loại như Thân em vừa trắng lại vừa tròn, hay Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo, hay Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.

Cả một nền văn học, cứ hết người này đến sách kia, nhấn mạnh mãi cái khía cạnh đấu tranh nữ quyền, nhấn mạnh mãi cái sự sổ toẹt trong thơ của Hồ Xuân Hương, đến mức tạo lầm tưởng rằng tất cả những gì của Hồ Xuân Hương… là thế. Thậm chí còn có hẳn một trào lưu thơ gợi hình, gợi ý, ám chỉ chuyện xxx nhận là thơ theo phong cách Hồ Xuân Hương???

Tất nhiên không có ý vơ đũa cả nắm ở đây, nhưng ít ra đã có 1 người, chính là bản thân nàng, đã lầm tưởng, và đã vì cái sự lầm tưởng kia mà không để ý đến thơ Hồ Xuân Hương, hoặc tử tế ra là ‘ghé mắt xem ngang’ mấy bài thơ Nôm cho vui (chú thích thêm là nàng chưa bao giờ là học sinh giỏi văn, đề phòng động chạm những ai giỏi giang tâm huyết trong lĩnh vực này). Bởi vì thơ của nàng thi sĩ họ Hồ hình như ngang tàng, ngạo đời,  đôi chỗ dùng hình ảnh, dùng ý tứ tài tình đấy, nhưng tất cả chỉ là thế mà thôi.

Mãi đến 6 năm về trước, khi nàng đọc được bài từ Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ, nàng mới thay đổi hoàn toàn cách nhìn nhận về Hồ Xuân Hương. Tuy ko thể gọi là sớm, nhưng chắc là muộn còn hơn không.

Ngang tàng, ngạo nghễ thực ra chỉ là một phần nhỏ của Hồ Xuân Hương.

Hồ Xuân Hương là hơn thế, hơn thế rất nhiều. Tình của Hồ Xuân Hương mênh mang mà trầm lắng, thấm vào từng câu, từng ý thơ.

Không hiểu sao tự nhiên nàng nghĩ đến câu:

Đa tình tự cổ không dư hận

Thử hận miên miên vô tuyệt kỳ

Phải chăng hai câu thơ ‘chết người’ này cũng ứng vào con người tài hoa Hồ Xuân Hương?

述意兼柬友人枚山甫

花飄飄,
木蕭蕭,
我夢鄉情各寂寥,
可感是春宵。

鹿呦呦,
鴈嗷嗷,
歡草相期在一朝,
不盡我心描。

江潑潑,
水活活,
我思君懷相契闊,
淚痕沾夏葛。

詩屑屑,
心切切,
濃淡寸情須兩達,
也憑君筆發。

風昂昂,
月茫茫,
風月令空客斷腸,
何處是騰王?
雲蒼蒼,
水泱泱,
雲水那堪望一場,
一場遙望觸懷忙。

日祈祈,
夜遲遲,
日夜偏懷旅思悲,
思悲應莫誤佳期。

風扉扉,
雨霏霏,
風雨頻催彩筆揮,
筆揮都是付情兒。

君有心,
我有心,
夢魂相戀柳花陰。
詩同吟,
月同斟,
一字愁分離,
何人煖半衾。
莫彈離曲怨知音,
直須棄置此瑤琴。
高山流水晚相尋,
應不恨吟歎古今。

君何期,
我何期,
施亭來得兩栖遲。
茗頻披,
筆頻揮,
一場都筆舌,
何處是情兒?
好憑心上各相知,
也應交錯此緣綈,
芳心誓不負佳期。

Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ
Hoa phiêu phiêu,
Mộc tiêu tiêu,
Ngã mộng hương tình các tịch liêu,
Khả cảm thị xuân tiêu.

Lộc ao ao,
Nhạn ngao ngao,
Hoan thảo tương kỳ tại nhất triêu,
Bất tận ngã tâm miêu.

Giang bát bát,
Thuỷ hoạt hoạt,
Ngã tứ quân hoài tương khế khoát,
Lệ ngân chiêm hạ cát.

Thi tiết tiết,
Tâm thiết thiết,
Nồng đạm thốn tình tu lưỡng đạt,
Dã bằng quân bút phát.

Phong ngang ngang,
Nguyệt mang mang,
Phong nguyệt linh không khách đoạn tràng,
Hà xứ thị Đằng Vương?
Vân thương thương,
Thuỷ ương ương,
Vân thuỷ na kham vọng nhất trường,
Nhất trường dao vọng xúc hoài mang.

Nhật kỳ kỳ,
Dạ trì trì,
Nhật dạ thiên hoài lữ tứ bi,
Tứ bi ưng mạc ngộ giai kỳ.

Phong phi phi,
Vũ phi phi,
Phong vũ tần thôi thái bút huy,
Bút huy đô thị phó tình nhi.

Quân hữu tâm,
Ngã hữu tâm,
Mộng hồn tương luyến liễu hoa âm.
Thi đồng ngâm,
Nguyệt đồng châm.
Nhất tự sầu phân ly,
Hà nhân noãn bán khâm.
Mạc đàn ly khúc oán tri âm,
Trực tu khí trí thử dao cầm.
Cao sơn lưu thuỷ vãn tương tầm,
Ưng bất hận ngâm thán cổ câm.

Quân hà kì,
Ngã hà kì,
Lữ đình lai đắc lưỡng thê trì.
Dánh tần phi,
Bút tần huy,
Nhất trường đô bút thiệt,
Hà xứ thị tình nhi?
Hảo tư tâm thượng các tương tri,
Dã ưng giao thác thử duyên đề,
Phương tâm thệ bất phụ giai kỳ.

(Theo điệu Ức Giang Nam)

Kể ý mình và trình bạn là Mai Sơn Phủ (Đào Thái Tôn dịch)

Hoa xiêu xiêu
Cây xiêu xiêu
Giấc mộng tình quê thảy tịch liêu
Đêm xuân cảm khái nhiều.

Hươu ao ao
Nhạn ngao ngao
Vui sướng hẹn nhau một sớm nào
Tả hết được tình sao!

Sông bát ngát
Nước ào ạt
Ý thiếp lòng chàng cũng vu khoát
Lệ rơi thêm mặn chát.

Thơ da diết
Lòng thê thiết
Đậm nhạt tấc lòng ai thấu hết
Liệu bút chàng tả xiết?

Mây lang thang
Trăng mênh mang
Trăng gió xui ai luống đoạn tràng
Đâu là gác Đằng Vương?
Mây tơ vương
Nước như sương
Mây nước trôi đâu chỉ một đường
Một đường xa khuất rộn lòng thương

Ngày chậm rì
Đêm chậm rì
Sáng tối chạnh buồn lữ khách si
Nhớ thương đừng lỡ hẹn, sai kì.

Mưa trôi đi
Gió trôi đi
Mưa gió giục hoài cất bút thi (thơ)
Viết thi gửi tới khách “tình si”

Chàng có tâm
Thiếp có tâm
Mồng hồn lưu luyến bóng hoa râm
Thơ cùng ngâm
Rượu cùng trăng
Tự lúc buồn chia biệt
Ai người ấm nửa chăn?
Chớ đàn li khúc oán tri âm,
Đành xem như hết tiếng dao cầm
Hẹn nhau nơi non nước muộn mằn!
Chớ buồn mà than thở cổ câm(kim).

Chàng hẹn gì
Ta hẹn gì
Hai ta đều muộn, nói mà chi
Trà mà chi
Bút mà chi
Cũng là thiên lí cả
Ai là kẻ tình nhi
Hiểu nhau trong dạ khó khăn gì
Hãy nên trao gửi mối duyên đi
Lòng son ai nỡ phụ giai kì.

(nguồn: thivien.net)

Chú thích của thivien.net:

Tham khảo: Bản sao từ bản chép tay của Nguyễn Văn Hoàn, do Nguyễn Xuân Diện cung cấp –> hì hì, người quen!

Hoa Sinh

About Hoasinh Anhca
Trì Trung Hoa sinh hưởng lạc - Chi Thượng Anh ca mạn đề

13 Responses to Hồ Xuân Hương

  1. 1. Sau một hồi “bỏ bút nghiên theo nghiệp binh đao” thì bạn Anh Ca tự thấy là mình đúng là ko có khiếu cầm gươm, trở lại cầm bút đọc thơ có vẻ thoái mái hơn. Ây, cơ mà mỗi lúc như vậy lại lôi “Dụ chư tỳ tướng hịch văn” (the so-called Hịch Tướng Sỹ” của Hưng Đạo đại ca ra để xốc lại tinh thần, tiếp tục dấn bước vào cuộc “chém gió”

    2. Hỏi khí ko phải, có phải nàng HS phát hiện cổ vật này trong khi lang thang ở nhà bạn Diện của chúng ta hem? 1 công đôi việc nhẩy? ;))

    3. Về HXH, thú thực là xưa nay rất là ko thik bà này :P, vì làm thơ hơi dung tục, tính cách lại ngỗ ngáo, ngông cuồng, cá tính (mình là mềnh hem thik nx người bị/được gọi là “cá tánh”). Dĩ nhiên thừa nhận bà là 1 người rất thông minh, so sánh giữa người vs người, chứ ko phải so vs phụ nữ khác cùng thời 😛

    Về bài thơ này, cá nhân bạn Anh Ca thấy hay. Vì sao? Vì HXH viết theo lối ước lệ và lãng mạn của lối văn thơ cổ điển, chứ ko viết theo phong cách nôm na bình thường. Bài này có vẻ ko điển hình cho phong cách HXH và nx người yêu thơ Nôm chưa chắc thích :P.

    Mà thể thơ gì đây, lạ nhỉ? Các đoạn đầu nhìn qua hơi giống thể Từ theo điệu Trường Tương Tư 😛 – có điều chưa check thanh vận xem có đúng hem. Đoạn sau thì ngẫu hứng hay sao ấy? Có thể nói HXH đang làm “thơ tự do” hem nhỉ? :))

    Anh Ca

    Like

  2. Ví dụ 1 bài Từ theo điệu Trường Tương Tư của Lý Dục. Bài này rất hay 😛

    長相思

    雲一緺,
    玉一梭,
    澹澹衫兒薄薄羅。
    輕顰雙黛螺。

    秋風多,
    雨相和,
    簾外芭蕉三兩窠。
    夜長人奈何。

    Trường tương tư

    Vân nhất oa,
    Ngọc nhất thoa,
    Đạm đạm sam nhi bạc bạc la.
    Khinh tần song đại loa.

    Thu phong đa,
    Vũ tương hoà,
    Liêm ngoại ba tiêu tam lưỡng khoà.
    Dạ trường nhân nại hà.

    Bản dịch của Điệp Luyến Hoa trên thivien

    Một đoá mây,
    Một trâm cài,
    Nhàn nhạt tà áo nhẹ nhẹ bay.
    Mắt tô nhíu đôi mày.

    Gió thu hoài,
    Mưa trút đầy,
    Ngoài mành bóng chuối một đôi cây.
    Đêm dài biết sao đây?


    Anh Ca

    Like

  3. Si says:

    ở trên ghi là đọc được từ 6 năm trước… ko liên quan gì đến bạn chúng ta… cũng ko rỗi hơi lang thang cái blog đó 😀 ko mê món ca trù của bạn đó.
    ở dưới bài từ ghi chú đây là bài từ theo điệu Ức Giang Nam…
    Hình như thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương rất khác với thơ chữ Nôm… chưa nghiên cứu kỹ lắm
    Ngoài ra một số bài thơ Nôm kiểu như Thân em như quả mít trên cây, hay thân em như con ốc nhồi gì đó, hình như chỉ là đồn thổi là của HXH, còn thực sự có phải ko thì…
    Bài của Lý Dục hay quá

    Like

    • Đoạn sau thì e ko sure nhưng đoạn đầu chắc chắn là theo điệu Trường tương tự ah.
      1 bài từ thường có hai đoạn, mỗi đoạn 4 hoặc 5 câu tùy điệu, thường thì cấu trúc 2 đoạn theo luật giống nhau. Tống Từ viết ra chủ yếu là để hát cho nên điệu là constant, chỉ có lời là biến đổi.

      Cấu trúc của điệu Trường Tương Tư:
      仄: trắc
      平: bằng
      韵: vận

      仄仄平(韵),仄仄平(韵,平仄平平仄仄平(韵),平平仄仄平(韵)。
      仄平平(韵),仄平平(韵,仄仄平平平仄平(韵)。仄平平仄平(韵)。

      Luật của Ức Giang Nam, điệu này chỉ có 5 câu :((:

      平平仄,
      平仄仄平平(韵)。
      仄仄平平平仄仄,
      平平平仄仄平平(韵),
      平仄仄平平(韵)。

      Đây là điệp luyến hoa – 2 đoạn đều luật giống nhau cho nên viết 1 đoạn thôi nhé :P:

      仄仄平平平仄仄(韵),
      平仄平平,仄仄平平仄(韵)。
      平仄仄平平仄仄(韵),
      平平仄仄平平仄(韵)。

      Cái này e tham khảo nhiều trang, bật lên tắt xuống quên nguồn rồi, chủ yếu là từ trang Mặc hương (hình như của 1 thành viên thivien) có giới thiệu 1 số điệu từ và cấu trúc. Lúc nào rỗi thì nghiên cứu thêm đã 😛

      Anhca

      Like

      • Thế từ có theo luật Nhất tam ngũ bất luận, Nhị tứ lục phân minh như Thất Ngôn ko? hay cái gì đó đại loại như thế? – HS

        Like

  4. Thì vốn hồi trước cũng ko thích HXH vì cái điểm 3 của nàng, nhưng sau khi đọc bài này thì đã thay đổi cách nghĩ về HXH rồi.
    Trời có người còn nghiên cứu cả thanh vận của Từ nữa à? Ngưỡng mộ, ngưỡng mộ … Khi nào nghiên xong thì cho 1 bài giảng, để nếu có nhã hứng thì tập làm từ chơi….- HS

    Like

  5. Vũ Khánh says:

    Phong lưu nhân vật chăng là mới hiểu được nhân vật phong lưu. Thế mới ko phụ tấc lòng ấy trong trời đất ấy. Bản dịch của Đào Thái Tôn quả cũng đã ko phụ lòng nữ sĩ. Song, còn nữa, – cái người chọn bài ấy, bản dịch ấy?. Ngẫm ra ” Người trong muôn một ai là ai đây ” . ” Thơ nên dư khí liễm sát, từ nên xuân khí nồng nàn”. Vài dòng tán chơi, hai bạn Hoa Sinh_Anh Ca vui lòng nhé.
    Bản dịch của Đào Thái Tôn hay. Người chọn càng hay nữa.

    Like

  6. Si says:

    HI anh Vu Khanh, cai chu phong luu rat hay nhung cung lam kho con nguoi ta day ah.
    Chot nghi vn ko co dieu tu, nhung ben ca nhac cung co hang tram dieu ho, ly, ko biet co luat van dieu theo kieu tu hay ko?

    Like

    • E nghĩ là có, ví dụ như đặt lời cho hát bội (tuồng ấy) và cải lương thì hình như là có luật, ca trù e ko sure lắm, có thể là có :))

      Anh Ca

      Like

  7. Nàng Anh Ca xem làm sao muốn comment vào cái post Hàn Mặc Tử mà ko được? toàn bị thông báo là comments are closed??? -HS

    Like

  8. Vũ Khánh says:

    Thấy tư liệu mới về Nữ sĩ họ Hồ (Ko biết là có mới với HS_AC ?). Cứ comment nhé !
    Một mối tình của nữ sĩ Xuân Hương
    07:49 | 31/05/2011
    Ngoài những bài thơ chữ Nôm đặc sắc được truyền tụng rộng rãi trong dân gian, Hồ Xuân Hương (1772 – 1822 ) còn sáng tác thơ chữ Hán. Trong tập Lưu Hương ký, chủ yếu là các bài thơ chữ Hán được nhà nghiên cứu văn học Trần Thanh Mại phát hiện năm 1963, có hai bài thơ chữ Nôm nhắc đến vùng đất Yên Quảng (Quảng Ninh ngày nay) và liên quan tới mối tình của bà với Tham hiệp trấn Yên Quảng: Trần Phúc Hiển.
    Hai bài thơ đó là Bạch đằng giang tặng biệt (Tặng bạn khi chia tay ở sông Bạch Đằng) và Lưu biệt thời tại An Quảng, An Hưng (Ghi lại lúc chia tay tại An Hưng, An Quảng). Sau này học giả Hoàng Xuân Hãn còn phát hiện ra chùm thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương viết về vịnh Hạ Long – khi đó có tên là vũng Hoa Phong – Chu thứ Hoa Phong tức cảnh (Đậu thuyền ở Hoa Phong) trong tập Đại Nam dư địa chí ước biên, ở cuối mục giới thiệu tỉnh Quảng Yên, càng khẳng định Hồ Xuân Hương đã có thời gian sống ở vùng đất Yên Quảng.
    Nữ sĩ họ Hồ là một tài thơ hiếm thấy và có mối kết giao rộng rãi với các bậc văn nhân tài tử đương thời. Xuân Hương đã từng kết bạn với Nguyễn Du, Tốn Phong Thị, Chiêu Hổ, Tham hiệp trấn Sơn Nam Hạ Trần Quang Tỉnh… và đã từng làm lẽ vài lần. Những mối tình của bà luôn gắn với giai thoại lưu truyền trong dân gian và trong thơ ca. Mối tình cuối cùng của Hồ Xuân Hương là với Tham hiệp trấn Yên Quảng Trần Phúc Hiển. Hồ Xuân Hương làm vợ lẽ Trần Phúc Hiển vào khoảng năm 1814 đến 1818, và đây có lẽ là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của bà.
    Trần Phúc Hiển là người đàng trong. Ông vốn con nhà thi thư, năm Gia Long thứ 2 (1803), được bổ chức Hàn lâm viện thi thư, sau đó làm Tri phủ Tam Đái thuộc trấn Sơn Tây. Đến năm Gia Long thứ 12 (1813), Trần Phúc Hiển được thăng chức Tham hiệp trấn Yên Quảng, trấn lỵ Yên Quảng bấy giờ đóng tại Quảng Yên. Trần Phúc Hiển khi đó đã có vợ ở quê nhưng người vợ không theo chồng ra Bắc nên đã lấy lẽ Hồ Xuân Hương và đến sống ở Quảng Yên.
    Trong thời gian yêu và lấy Trần Phúc Hiển, Xuân Hương đã vài lần phải tạm xa chồng, bằng chứng là có hai bài thơ Nôm trong tập Lưu Hương ký ghi lại việc này. Bài thơ vừa đề tặng và cũng để nhắc nhở đấng phu quân chớ quên tình nghĩa vợ chồng. Đây là bài Bạch Đằng giang tặng biệt (Tặng bạn khi chia tay ở sông Bạch Đằng).
    Khấp khểnh đường mây bước lại dừng,
    Là duyên là nợ phải hay chăng.
    Vín hoa khéo kẻo lay cành gấm,
    Vục nước xem mà động bóng giăng.
    Lòng nọ chớ rằng mây nhạt nhạt,
    Lời kia này đã núi giăng giăng.
    Với nhau tình nghĩa sao là trọn,
    Chớ thói lưng vơi cỡi nước Đằng.
    Khi chồng giữ chức Tham hiệp trấn Yên Quảng, Xuân Hương đã được chồng nhờ giúp các công việc hành chính ở công đường và nổi tiếng là một tài nữ. Thời gian này, Xuân Hương đã đi thăm nhiều nơi. Trấn Yên Quảng có phủ Hải Đông gồm ba huyện (Yên Hưng, Hải Đông, Hoành Bồ) và ba châu (Tiên Yên, Vạn Ninh, Vân Đồn) với 16 tổng, 123 phường, phố, vạn, xóm. Vịnh Hạ Long – vũng Hoa Phong đã gây cho bà những ấn tượng đặc biệt, chùm thơ chữ Hán của Xuân Hương viết về vịnh Hạ Long là cảm nhận riêng về cảnh vật, con người và những hoạt động trên vùng quê sông nước. Năm bài thơ chữ Hán đó là Độ Hoa Phong (Qua vũng Hoa Phong), Trạo ca thanh (Trỗi tiếng ca chèo), Nhãn phóng thanh (Mắt tỏa màu xanh), Thủy vân hương (Về chốn nước mây) và Hải ốc trù (Ngóng đỉnh Toan Ngoan). Cả năm bài thơ về vịnh Hạ Long đều ghi lại những cảnh đẹp khác nhau của vùng biển và con người nơi đây. Dưới đây là bài Độ Hoa Phong (Qua vũng Hoa Phong).
    Lá buồm thủng thỉnh vượt Hoa Phong,
    Đá dựng bờ son mọc giữa dòng.
    Dáng nước lần theo chân núi chuyển,
    Mình lên nghiêng lối để duềnh thông.
    Cá rồng lẩn nấp hơi thu nhạt,
    Âu lộ cùng bay bóng xế hồng.
    Băm sáu phòng mây cùng động ngọc,
    Đâu nào là cái Thủy tinh cung?
    (HOÀNG XUÂN HÃN dịch)
    Nhưng ngày vui chẳng được bao lâu, năm Gia Long thứ 17 (1818) Trần Phúc Hiển bị người châu Vạn Ninh (Móng Cái) tố cáo nhận hối lộ, Phúc Hiển bị bắt giam và bị xử tử vào năm sau (1819). Sau năm 1819, câu hỏi về cuộc đời Xuân Hương vẫn còn bỏ ngỏ. Có ý kiến cho rằng sau đó Xuân Hương đã lên núi Yên Tử viết đơn, mong giải cứu cho chồng. Mặc dù mối tình của Xuân Hương với Tham hiệp trấn Yên Quảng Trần Phúc Hiển chưa hoàn toàn như ý nhưng chính mối tình này đã khiến chúng ta thấy được tình yêu của bà với vùng đất Yên Quảng qua hai bài thơ chữ Nôm và năm bài thơ chữ Hán miêu tả cảnh đẹp vịnh Hạ Long, điều hiếm thấy và đáng tự hào cho vịnh Hạ Long.
    Uông Triều
    (Nguồn: Báo điện tử ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN – 31.5.2011)

    Like

    • Thưa anh VK, mới ạ, rất mới ạ, vì em chưa bao giờ đi tìm hiểu kỹ càng lịch sử tình duyên của HXH! Cảm ơn anh.
      Hai comment vô cùng ngoài lề: 1. Thời Gia Long luật pháp nghiêm khắc thế, bị tố cáo nhận hối lộ là bị xử tử ngay 😀 (any way thì ngày xưa tù mang ý nghĩa khác bây giờ, cũng ko có chế độ tù chung thân).
      2. Anh VK là người của Quốc hội hay sao mà đọc báo Đại Biểu Nhân Dân 😀
      HS

      Like

  9. Vũ Khánh says:

    Người dịch rất có hồn bài của HXH đã vừa ra người thiên cổ – Đào Thái Tôn tiên sinh !
    Người nữ nhân tài tử phong lưu số 1 ấy của nước Nam ta đã từng ở Phủ Vĩnh Tường nhà a đó – Khóc ông Phủ Vĩnh Tường. Nếu AC hoặc HS cho biết thêm về người được Bà Chúa thơ Nôm tặng bài thơ ấy – Mai Sơn Phủ ? Chắc chắn đó cũng phải là nhân vật ” ra ngoài lề thói ” ở đời! Nhỉ ? Người xưa mới phong lưu làm sao !

    Like

Leave a comment