Ngọc lâu xuân – Án Thù

Tình cờ đọc được bài này, thấy có tình, nên đăng lên đây.

玉樓春
綠楊芳草長亭路,
年少拋人容易去。
樓頭殘夢五更鐘,
花底离愁三月雨。

無情不似多情苦,
一寸還成千萬縷。
天涯地角有窮時,
只有相思無盡處。

Ngọc lâu xuân
Lục dương phương thảo trường đình lộ,
Niên thiếu phao nhân dung dị khứ.
Lâu đầu tàn mộng ngũ canh chung,
Hoa để ly sầu tam nguyệt vũ.

Vô tình bất tự đa tình khổ,
Nhất thốn hoàn thành thiên vạn lũ.
Thiên nhai địa giác hữu cùng thì,
Chỉ hữu tương tư vô tận xứ.

Dịch nghĩa

Liễu xanh, cỏ thơm ở trường đình bên đường,
Tuổi trẻ dễ dàng bỏ người lại mà đi mất.
Trên lầu cao, tiếng chuông canh năm làm tỉnh giấc mộng,
Dưới hoa, mưa tháng ba gợi lại nỗi sầu ly biệt.

Kẻ vô tình đâu như (đâu thấu hiểu) nỗi khổ của người đa tình,
Một tấc tương tư cũng biến thành ngàn vạn sợi sầu khổ.
Chân trời góc bể cũng có nơi cùng tận,
Chỉ có lòng tương tư là không có kết thúc.

Ngọc lâu xuân là tên một từ điệu,

⊙平⊙仄平平仄(韵)⊙仄⊙平平仄仄(韵)⊙平⊙仄仄平平(句)⊙仄⊙平平仄仄(韵)

⊙平⊙仄平平仄(韵)⊙仄⊙平平仄仄(韵)⊙平⊙仄仄平平(句)⊙仄⊙平平仄仄(韵)

Ghi chú

仄: trắc
平: bằng
韵: vần

Chấm tròn ⊙ tức là tùy ý bằng trắc.

Từ thì thường được ca ngợi là tự do hơn Đường thi… (citation???). Nhưng mà có nx điệu từ ko có chữ tùy ý đâu. Hơn nữa trong thơ 7n8c thì vẫn có nx chữ dc tùy ý hả 😛

Đây là tiểu sử tác giả giới thiệu trên thivien.net:

“Án Thù 晏殊 (991-1055) tự Đồng Thúc, người huyện Lâm Xuyên (nay thuộc tỉnh Giang Tây), 7 tuổi đã làm văn, về sau làm quan tới Tể tướng. Từ của ông có phong vị xảo diệu, nùng diễm mà đối thê lương uyển chuyển, phong cách rất cao. Ông có vặp tập 240 quyển, song ông nổi tiếng trên văn học sử lại là tập Chân ngọc từ.”

Thêm nữa Án Thù là papa của Án Kỷ Đạo cũng rất nổi tiếng về từ, có mấy bài tình lắm.

Chợt nhớ bình luận của nàng Dật Ly hôm nào, người triều Tống đắm chìm trong âm nhạc, thơ ca khá ủy mị, vì thế thế nước yếu, liên tục thua trận. Ngẫm ra quả cũng đúng. Tống từ ta từng đọc qua, ko gọi là nhiều, nhưng phần lớn thấy rất nhiều về chủ đề  luyến ái. Án Thù làm quan to đến chức tể tướng, mà thơ văn cũng tương tư đa tình 🙂 (xem ra giống Nguyễn Du hơn là Nguyễn Trãi), thì nói gì đến giới tài tử văn nhân.

(Cũng may thời này các bạn yếu tương đối, nên phong trào ly khai ở Đại Việt mới có bối cảnh quốc tế thuận lợi để đi đến thành công chứ hả :-))

Bài này hai câu cuối rất quen, chắc là mượn ý câu  ‘Thiên trường địa cửu hữu thì tận – Thử hận miên miên vô tuyệt kỳ’ trong Trường Hận Ca của Bạch Cư Dị.

Ngẫm rằng blog này chưa dịch và bình thơ/từ chủ đề luyến ái bao giờ??? nên đăng lên đây có ý mời mọi người dịch/bình chơi.

Ta đã có bản dịch, nhưng đợi mọi người, khoảng 2 tuần nữa sẽ đăng lên.

Yên Liên

Ngọc Lâu Xuân

(theo từ điệu )

Lối trường đình cỏ thơm liễu biếc

Xuân vội đi người thêm lẻ chiếc

Chuông canh năm giục mộng nhanh tan

Mưa tháng ba khơi sầu cách biệt

Vô tình đâu hiểu đa tình kiếp

Một tấc cũng đau thương vạn kết

Đất trời còn có chốn là cùng

Ly hận tương tư khôn kể xiết.

bản dịch ra thất ngôn bát cú Đường luật 1

Liễu xanh cỏ biếc lối trường đình

Trôi dễ tuổi xuân tuyệt ảnh hình

Lầu vọng chuông canh tàn giấc điệp

Hoa rung mưa gợi biệt sầu tình.

Vô tình đâu hiểu đa tình khổ

Một tấc cũng thành vạn sợi quỳnh

Trời đất còn kia nơi giới hạn

Tương tư ly hận mãi triền miên.

bản dịch ra thất ngôn bát cú Đường luật 2

Trường đình liễu biếc cỏ thơm hương

Trôi dễ tuổi xuân khuất dáng sương

Lầu vọng chuông canh tàn giấc điệp

Hoa rung mưa gợi biệt sầu thương

Vô tình đâu hiểu đa tình khổ

Một tấc hóa tơ vạn vấn vương

Trời đất còn kia nơi giới hạn

Tương tư ly hận mãi vô phương.

bản dịch lục bát

Trường đình cỏ biếc liễu xanh

Mặc người xuân đã vội vàng rời đi

Chuông canh vọng, mộng còn gì

Dưới hoa mưa gợi chia ly tình sầu

Vô tình chăng hiểu tình đâu

Một tấc hóa vạn tơ sầu đau thương

Đất trời còn thấy giới cương

Tương tư ly hận vô phương là bờ.

YL

About Hoasinh Anhca
Trì Trung Hoa sinh hưởng lạc - Chi Thượng Anh ca mạn đề

17 Responses to Ngọc lâu xuân – Án Thù

  1. 1. Bài từ hay tuyệt, nhưng ko ngờ lại từ tay 1 tể tướng. Thích bác này rồi đây 😛

    2. Tâm đắc cái câu này ghê “Vô tình bất tự đa tình khổ”

    3. Từ điệu là fix đấy chị ạ, về thanh và vận, nó như là các điệu hát của mình ấy. Nội dung là khác nhau nhưng cùng 1 điệu từ thì khi đọc/hát lên thì sẽ nghe nhạc điệu như nhau.

    E ko hiểu cái bình luận là Đường thi thì strict hơn Tống từ là như thế nào, vì cả 2 đều niêm luật chặt chẽ.
    Nhưng mà nói là Đương thi 7n8c là khó làm hơn Tống từ thì đúng, vì ko những phải bảo đảm niêm luật mà còn 4 câu đối, và câu kết phải cực hay, càng ý tại ngôn ngoại, càng vang sâu vang xa càng tốt; trong khi đó Từ thì ko cần ý tứ sâu xa (toàn sướt mướt thôi mà), ko cần đối chỉnh…

    AnhCa

    Like

  2. Si says:

    ừ, điểm 3, chị cũng suy từ đó ra. Các điệu hát thì có lên có xuống. Nhưng xét thấy, ví dụ như các điệu cải lương, lý nhà mình, có những chỗ lên xuống đôi khi ko phụ thuộc vào ca từ, mà phụ thuộc nhiều vào người hát luyến láy mà lên thành điệu (vì thế mới có chuyện nghe hát thỉnh thoảng nghe nhầm,ko hiểu tac giả viết là dấu gì), ngoài ra có thể thêm bớt từ, ko nhất thiết phải giữ nguyên (người hát thì có thể ngân dài điệu hoặc hát nhanh)… vì thế cho nên mới nói, ko hiểu luật ở đây strict đến độ nào. Nàng mà có time, thử check xem cái bài nguyên gốc kia có giữ đúng theo luật bằng trắc ở dưới ghi ko…. Ít ra đã thấy bài toàn câu 7 từ, còn cái bài ghi luật có 2 câu 3 từ đấy…

    btw, nghe Lý cây bông??? (bông xanh bông trắng rồi lại vàng bông…) thần tượng của ta hát này (đoạn đầu) 😀 😀 😀

    Like

  3. Bonus 1 bài Ngọc lâu xuân của Âu Dương Tu

    玉樓春其一

    Ngọc lâu xuân kỳ 1

    Ngọc lâu xuân kỳ 1

    尊前擬把歸期說,
    未語春容先慘咽。
    人生自是有情痴,
    此恨不關風與月。

    離歌且莫翻新闋,
    一曲能教腸寸結。
    直須看盡洛城花,
    始共春風容易別。

    Tôn tiền nghĩ bả quy kỳ thuyết,
    Vị ngữ xuân dung tiên thảm yết.
    Nhân sinh tự thị hữu tình si,
    Thử hận bất quan phong dữ nguyệt.

    Ly ca thả mạc phiên tân khuyết,
    Nhất khúc năng giáo trường thốn kết.
    Trực tu khán tận lạc thành hoa,
    Thuỷ cộng xuân phong dung dị biệt.

    Bản dịch lục bát của Nguyễn Chí Viễn nào đó trên thivien

    Trước ly tính chuyện về nhà,
    Ngại ngùng chưa nói, xuân đà biến suy.
    Thế nhân là giống tình si,
    Hận này đâu phải tại vì gió trăng.

    Chia tay ngại khúc ly ca,
    Một chương đã đủ xót xa ngậm ngùi.
    Thử trông thành Lạc hoa rơi,
    Gío mưa xuân cũng dễ thời biệt ly.

    Like

  4. Si says:

    Vị ngữ xuân dung tiên thảm yết. –> Cái câu này thực có nghĩa gì? có phải đại loại là chưa nói mà mặt mày đã buồn bã –> dù thế nào cũng ko thích câu dịch này: Ngại ngùng chưa nói, xuân đà biến suy.
    Thế nhân là giống tình si,
    Hận này đâu phải tại vì gió trăng.
    –> hic, hay quá, đề nghị blog chúng ta chuyển sang thời kỳ Tống từ đi thôi… sau 1 năm luyện Cải lương hồ quảng của Vũ Linh thần tượng hy vọng đã đủ độ tình để cảm nhận từ… 🙂

    Like

    • Đồng ý vs người là bản dịch ko hay, nhưng tại lười nên hôm qua ko check. Đợi tuần sau e thi xong sẽ xem lại bài này và tìm 1 số bài từ hay post lên. Tống Từ hay mà (tại nó có vẻ hợp với tính sến sủa của các thành viên blog :P)

      Like

  5. Si says:

    hihi nàng khó tính hơn ta rồi nhé, ta thấy bản dịch này được (hic mình dịch ko được bằng), chỉ có mỗi cái câu thứ 2 là ko thích thôi, by the way dịch giả cũng có tiếng lắm thì phải…

    Like

    • Tại vì e thấy bài nguyên tác các chữ cuối thường vần trắc => “khổ độc”, giọng điệu đanh chát => cảm giác nó chua cay đơn độc kiểu gì ấy.
      Còn chuyển sang 6-8 thì toàn vần bằng cuối câu => giọng điệu lê thê và miên man => cảm giác sầu bi, sướt mướt 😛

      Like

  6. Si says:

    có phải từ hay dùng vần trắc hơn thơ ko?

    Like

    • Cái này e cũng ko rõ, có lẽ là tùy formula của từng điệu.
      Đường Thi, vd 7n8c cũng có 3/8 vần trắc đứng cuối
      Lục bát thì hầu như toàn vần bằng cuối câu, ít vần trắc lắm.
      Mà e để ý, người V kể cả tên tuổi cũng prefer các chữ thanh ngang-huyền, mềm mại êm dịu => người V peaceful 😉

      Like

  7. Si says:

    đang ko nói câu nói chung, mà các câu theo vần. Thơ đường thấy các câu theo vần (1, 2, 4, 6, 8) thường là bằng, các câu ko theo vần (3, 5, 7) là trắc. bài từ như bài này ngược lại, theo vần là vần trắc, còn ko theo vần mới là bằng…

    Like

  8. Pingback: Vân thường C53 « michachan123

  9. Giờ em mới phát hiện người đã dịch bài này rồi 😛
    Hâm mộ nha. Bài Từ điệu nghe hay, mấy bài kia cũng hay, lúc nào rỗi e sẽ cmmt cụ thể.

    Anhca

    Like

  10. Pingback: Án Kỷ Đạo « Hoasinh_Anhca

  11. Pingback: 1 số bài Tống Từ của Án Kỷ Đạo « Hoasinh_Anhca

  12. Pingback: Tống Nhân Đông Du – Ôn Đình Quân « Hoasinh_Anhca

  13. Pingback: VTTNH 2 | My Blog

  14. Pingback: [ChanBaek] [Edit] Yêu (thập cửu) – Always With You

Leave a comment