Tống Nhân Đông Du – Ôn Đình Quân

Giới thiệu tác giả (trích wiki cho nhanh nhé :P)

Ôn Đình Quân (chữ Hán: 溫庭筠, 813?-870?), vốn tên Kỳ (岐), tự Phi Khanh (飛卿); là nhà thơ, và là nhà làm từ Trung Quốc thời Vãn Đường.

Ôn Đình Quân là người đất Kỳ, phủ Thái Nguyên (nay là huyện Kỳ, tỉnh Sơn Tây), là cháu nội của Ôn Ngạn Bác, tể tướng triều Đường Cao Tông.
Ông thông minh, giỏi văn thơ, âm nhạc ; nhưng dung mạo xấu xí và có tính phóng đãng. Ông “thường cùng bọn con em vô lại các nhà quý tộc ra vào nơi ca lâu, rượu chè, bài bạc, say đắm nữ sắc, vì thế bị các sĩ đại phu đương thời khinh rẻ, suốt đời không đỗ được tiến sĩ” .
Có một thời, ông hay lui tới nhà quan tướng quốc Lệnh Hồ Đào (con Lệnh Hồ Sở), nhưng sau vì việc riêng, Hồ Đào đâm ra ghét ông.
Đến khi người ông quen là Từ Thương đi trấn giữ Tương Dương, ông được theo làm tuần quan, nhưng rồi vì bất đắc chí, ông xin thôi chức để sống đời phiêu lãng.
Mãi đến khi tuổi đã cao, đời vua Đường Tuyên Tông, ông mới nhận làm chức úy ở Phương Thành, rồi đổi sang huyện Tùy. Năm 866, ông được cử làm chủ thí, cuối cùng Quốc tử trợ giáo. Sau, ông lại bỏ chức, từ giã kinh thành Trường An, đi lưu lạc giang hồ cho đến khi mất.

Trước đây, người ta thường coi Lý Thương Ẩn và Ôn Đình Quân là hai nhà thơ cùng một phái, và gọi là “Ôn Lý”. Song, theo các nhà nghiên cứu văn học gần đây, thì gọi như thế có phần không chính xác, vì phong cách nghệ thuật của hai ông rất khác nhau. Về thành tựu thơ ca, Ôn Đình Quân còn kém xa Lý Thương Ẩn, vì thơ ông có phần “phù phiếm, nông cạn, thiếu những tình cảm chân thành”; nhưng nói về từ thì ông có nhiều bài rất đặc sắc. Từ của Ôn Đình Quân hiện còn hơn 70 bài trong Kim thuyên tập, nội dung hầu như đều viết về phụ nữ, về những mối sầu tương tư; và lấy màu sắc nồng đượm, lời lẽ hoa mỹ, tạo thành phong cách “thơm tho mềm mại, tràn ngập hương vị son phấn” của riêng ông. Phong cách này có ảnh hưởng đến các nhà làm từ đời sau, hình thành “Phái trong hoa” (Hoa gian phái) mà ông được tôn vinh là người đứng đầu.

Cho nên khi nói về từ đời Đường, học giả Nguyễn Hiến Lê cũng đã có lời khen ngợi từ của ông như sau:

Từ Ôn Đình Quân rất diễm lệ, lại sáng tác được nhiều điệu mới, ảnh hưởng đến đời sau rất nhiều. Ông đứng đầu trong nhóm từ gia có tác phẩm chép trong bộ “Hoa gian tập”. Ông chiếm một địa vị đặc biệt ở giữa cái thời thơ suy mà từ thịnh.

Thực ra nghe tên Ôn Đình Quân rất nhớ lâu, tại là thường dc nhắc kèm vs Lý Thương Ẩn (như ở trên), lại là người đứng đầu trong cái Hoa Gian Phái nổi tiếng, thêm nữa là tên nghe rất hay 😛 tuy nhiên là do ông viết nhiều Từ nên ta cũng ít khi đọc (lười đọc từ phết :P). Đọc tiểu sử thì thấy người ta có vẻ phê phán, haha, giới văn sỹ ăn chơi đàn đúm thì hình như thời nào cũng bị người đời dè bỉu 😛

Tuy nhiên, ko hiểu sao, theo lời mô tả ở trên, bác này dung mạo xấu xí, tính tình phóng đãng, nhưng mà thơ, nhất là từ, thì lại rất nhã nhặn, có thể xem tại đây

http://www.thivien.net/viewauthor.php?ID=52&Page=3

Vd 1 đoạn trong bài Vũ Y Khúc nhé:

Quản hàm lan khí kiều ngữ bi,
Hồ tào tuyết oản uyên ương ti.
Phù dung lực nhược ứng nan địch,
Dương liễu phong đao bất tự trì.

Dc dịch thơ thành:

Tiếng buồn theo ngọn sáo lan
Hồ cầm tay tuyết dây đàn uyên ương
Như phù dung yếu vấn vương
Như cành liễu cuốn trước cơn gió vày.

Trên thivien.net có 1 loạt các bài Từ của bác Ôn, nhưng mà trong bối cảnh blog đang bị tràn ngập bởi các bài từ bi thương, Âu Dương Tu, Bạch Cư dị, Lý Thanh chiếu, và nhất là Án Kỷ đạo, e rằng đưa từ của bác Ôn, mặc cho bi thương hay sặc mùi son phấn, vẫn sợ rằng chúng vẫn sẽ bị chìm nghỉm mất 😛

Tại hạ chú ý hơn đến thơ của Ôn Đình Quân, hì hì, chủ yếu bởi vì bị chê quá, vd “phù phiếm, nông cạn, thiếu những tình cảm chân thành”. Dĩ nhiên là trên thivien có 1 ít, có lẽ là chưa đủ bộ sưu tập, hoặc là chỉ post nx bài hay nhất (thông tin này để nàng Sen giỏi tiếng Bông sẽ check lại), nhưng đọc qua thấy cũng rất khá. Thực ra ta khá là phãn cảm với cách chê bai chủ quan như cái quote ở trên. Cái j là phù phiếm, là nông cạn, ai quy định cái j là chân thành… Đấy, biết đâu đời sống của ông Ôn chỉ quen thuộc vs nx hoạt động “phù phiếm”, vs nx kẻ phấn son đàn đúm, cũng như bác Án suốt ngày lang thang trong mộng, mỗi người mỗi cuộc đời, mỗi hoài bão, ước mơ riêng, làm sao ép dc người ta cứ phải làm “thơ dĩ tải đạo”, phải nói về nx tư tưởng lớn lao ???

Cũng có thể người ta chê phù phiếm và ko sâu sắc là bởi thơ của bác Ôn có vẻ ít sáng tạo, hay ước lệ, và thường tả cảnh là nhiều, vd:

Xuân Nhật Ngẫu Tác (Viết linh tinh ngày xuân)

Tây viên nhất khúc diễm dương ca,
Nhiễu nhiễu xa trần phụ bệ la.
Tự dục phóng hoài do vị đắc,
Bất tri kinh thế cánh như hà.
Dạ văn mãnh vũ phan hoa tận,
Hàn luyến trùng khâm giác mộng đa.
Ðiếu chử biệt lai ưng cánh hảo,
Xuân phong hoàn vị khởi vi ba.

Dc dịch thơ bởi Lý Tứ (trên thivien)

Tây viên văng vẳng khúc xuân ca
Xe cuốn bụi mờ phủ bệ la
Vẫn muốn thanh nhàn mà chửa được
Chưa tường thế sự sẽ kinh qua
Luyến lưu chăn ấm chờ cơn mộng
Ào ạt mưa đêm giật cánh hoa
Ly biệt, bến câu giờ hẳn đẹp
Gió xuân vẫn gợn sóng vì ta ?

Đọc qua mấy bài thơ trên thivien, thì bạn AC thích nhất là bài

送人東遊

荒戍落黃葉,
浩然離故關。
高風漢陽渡,
初日郢門山。
江上幾人在,
天涯孤棹還。
何當重相見,
樽酒慰離顏。

Tống Nhân Đông Du (Tiễn người đi về phía Đông)

Hoang thú lạc hoàng diệp,
Hạo nhiên ly cố quan.
Cao phong Hán Dương độ,
Sơ nhật Dĩnh Môn sơn.
Giang thượng kỷ nhân tại,
Thiên nhai cô trạo hoàn.
Hà đương trùng tương kiến,
Tôn tửu uỷ ly nhan.

Nghĩa là

Ngoài đồn lính xa xôi, lá vàng rơi tùm lum
(Người) Hào sảng mà rời cửa ải xưa (1)
Gió thổi mạnh ở bến phà Hán Dương
Mặt trời vừa lên đỉnh Dĩnh Môn (2)
Trên sông có còn mấy người
Chân trời thuyền cô độc bơi về (3)
Ko biết lúc nào lại gặp lại
Ly rượu an ủi gương mặt đi xa /nỗi niềm ly biệt.

(1) “Hạo nhiên”: theo bạn YL hôm xưa giải thik thì là “to lớn, vĩ đại”, còn có nghĩa là “kiên định, khẳng khái, hào sảng”

(2) Trên trang baidu, thấy giải nghĩa là: Gió mạnh thổi thuyền qua phà (ferry) Hán Dương, tới lúc mặt trời mọc là có thể đi đến núi Dĩnh Môn.

(3) 2 câu này có lẽ có 2 cách hiểu: mấu chốt là do cụm “cô trạo hoàn”, tại sao lại dùng chữ “hoàn” –  nghĩa là quay lại?

Hoặc là: người tiễn đứng trên bến song ở Hán Dương, nhìn theo thuyền của người đi, lẻ loi ở chân trời, xuôi dòng về phía Đông. Như vậy, “hoàn” ở đây ý là “hoàn Đông” – trở về phía Đông, “hoàn” là động từ của người đi. Và nếu vậy thì nghĩa câu này sẽ tương tự: “Cô phàm viễn ảnh bích ko tận – Duy kiến trường giang thiên tế lưu” 😛

Hoặc là: người đưa tiễn cùng lên thuyền với người đi về Đông, qua phà Hán Dương, người đi sẽ lên bộ đi tiếp về phía núi Dĩnh Môn, còn người đi tiễn sẽ “hoàn” – quay thuyền lẻ loi trở về (đồn hoang nơi biên ải), lúc này trên thuyền sẽ bớt người, còn lại mỗi tác giả, vì vậy nói: “Giang thượng kỷ nhân tại” (Trên sông có còn ai). Bạn AC thì ủng hộ cách hiểu số 2 này, vì nó có điểm thú vị hơn cách kia, cảm giác cái ý “giang thượng kỷ nhân tại” thê lương hơn 1 chút, nó khác vs Lý Bạch tống Mạnh Hạo Nhiên, và vì vậy người đọc dễ nhớ hơn 1 chút 😛

Dc nhà thơ Ngô Văn Phú dịch từ đã lâu (thể 6-8)

Đồn hoang đang rụng lá vàng
Ải xưa khảng khái rộn ràng ra đi
Hán Dương gió lộng bến bờ
Dĩnh Môn vầng nhật vừa nhô khỏi rừng
Mấy người còn lại trên sông?
Mái chèo đơn lẻ bềnh bồng cõi xa
Gặp nhau lại biết bao giờ
Ngại nhìn mặt nhắp chén khà biệt ly.

Bài thơ này, lần đầu tiên bạn AC đọc lên thì thấy rất có ấn tượng, bởi vì nó là thể ngũ ngôn I like (sở thik cá nhân của bạn AC thôi). Ko biết thơ V ngta có hay làm thể này hay ko, chứ đọc Hán Việt thì thể ngũ ngôn thanh âm nghe rất gọn gàng, chắc chắn mà thanh thoát (còn thất ngôn thì ngân vang, èo uột và lãng mạn hơn 1 chút, hihi).

Chủ đề là đưa tiễn – cũng thường gặp trong văn thơ xưa. Có 2 danh từ riêng, và vì thế khả năng sẽ gây phản cảm vs bạn Sen? 😛 Trừ 2 cái câu đó, thì còn lại, câu thơ nào cũng thấy hay. Thik nhất là 2 câu đầu, và 2 câu 5-6.

Xem 1 hồi thì mới để ý thấy bài này dc chọn trong tập Đường Thi Tam Bách Thủ, hehe, té ra đã famous từ đời nào rồi 😛

Bạn Sen nếu có hứng thú thì dịch ngũ ngôn nhé. Lại muốn hào hứng thêm thì có thể rủ Bonny – đại danh đỉnh đỉnh hehe

Luật thơ ngũ ngôn (bát cú): Giống thất ngôn bát cú, nhưng bỏ hai chữ đầu ở mỗi câu, tùy ý chọn thể 7n8c vần bằng hay 7b8c vần trắc.

—–

Anhca

—————

Tống Nhân Đông Du (Tiễn người đi về phía Đông)

Bản dịch lục bát của Yên Liên

Đồn xa lá rụng vàng trời

Thênh thang cất bước chân rời ải xưa

Hán Dương gió thổi lộng bờ

Dĩnh Môn đỉnh nọ chói mơ ánh hồng

Mấy ai vẫn ở trên sông?

Mái chèo cô bạc ngàn trùng sóng mây

Bao giờ gặp lại nhau đây

Chén nâng an ủi tình này phân ly..

Bản dịch chơi ngũ ngôn

Đồn xa vàng lá rụng

Ải cũ bước thênh thang

Bờ Hán Dương đầy gió

Dĩnh Môn đỉnh nắng tràn.

Ai còn nơi bến nước?

Thuyền lẻ giữa mênh mang

Biết có ngày tương hội

Rượu chia nỗi nhớ chăng?

Hàn Sinh

About Hoasinh Anhca
Trì Trung Hoa sinh hưởng lạc - Chi Thượng Anh ca mạn đề

22 Responses to Tống Nhân Đông Du – Ôn Đình Quân

  1. Sen says:

    vừa ngủ dậy, chưa kịp ngâm cứu kỹ…
    Đây là lần đầu tiên làm quen với thơ từ của tác giả này. Thank you. Tuy chưa đọc kỹ nhưng cũng thấy hay, ko hiểu do đâu bị chê hời hợt? Mà là người TQ chê là hời hợt hả? Nếu là người TQ thời trước đổi mới, đại loại là thời Mao – Đặng gì đó thì ko nên tin hehehe… vào cái thời đó bài nào phê phán xã hội phong kiến mới là hay ạ, hoặc như bạn Anh Ca nói, văn dĩ tải đạo mới được coi là hay –> hay là bây giờ individualism ở xã hội chúng ta đang lên nên chúng ta lại thưởng thức mấy thứ hời hợt nhỉ? 😛

    Mấy bài thơ đường hồi cấp 3 chúng ta học cũng thế, trừ Hoàng hạc lâu với Tĩnh dạ tứ, còn lại mấy bài đỗ phủ với lý bạch gì đó, nhức đầu bỏ xừ. À nhức đầu ko phải là do ko hay, mà là do cứ bị áp đặt phân tích xoáy vào mấy cái chi tiết phê phán xã hội phong kiến này nọ.Kể cả hoàng hạc lâu với tĩnh dạ tứ thì cũng phải là ca ngợi tình yêu quê hương nhớ quê hương (chủ nghĩa xã hội kết hợp nhuần nhuyễn với chủ nghĩa dân tộc :-P)

    Thơ ngũ ngôn hình như dịch mấy lần rồi? còn có thể giữ vần câu 2 4 6 8 thôi thì phải… (cũng đã từng thấy bài dịch thế này rồi, tức là bỏ vần câu đầu).

    Chị bonny nhà em hình như chỉ làm thơ thôi, chứ ko dịch thơ?

    Thế chưa điều nghiên Ai tư vãn của Lê Ngọc Hân à? 🙂

    Like

  2. Sen says:

    Cao phong Hán Dương độ,
    Sơ nhật Dĩnh Môn sơn.
    –> đọc 2 câu này, chợt nhớ đến bài ngũ ngôn tứ tuyệt của Trần Quang Khải (nhân tiện thấy luôn là ông cha ta cũng làm thơ ngũ ngôn)

    Đoạt sáo Chương Dương độ
    Cầm Hồ Hàm tử quan (hơi giống giống)
    Thái bình tu trí lực
    Vạn cổ thử giang san

    🙂 nationalism cao nhỉ!!!

    by the way, chữ “hoàn” có bắt buộc phải là động từ ko?

    Ngoài ra, phản đối phản đối phản phản đối câu này: ‘thông tin này để nàng Sen giỏi tiếng Bông sẽ check lại’ tiếng Bông tớ đọc toàn đoán, chứ còn chính tả ko có vững, khéo đoán toàn sai…

    Like

    • Theo ngữ pháp thì câu “Thiên nhai cô trạo hoàn”, “hoàn” có thể là động từ hoặc trạng từ, “trạo” là main verb (chèo thuyền), nhưng dù sao thì nó cũng có nghĩa là “trở lại” 😛

      Like

  3. Sen says:

    nghĩa “trở lại” là nghĩa đen thôi, đặt trong các bối cảnh khác nhau, có thể hiểu rộng ra theo nhiều nghĩa khác đi một chút? không nhất thiết phải là ai trở lại, cái gì trở lại (địa điểm nào đó) theo một cách cơ học?!

    Ví dụ check trang từ điển này:http://www.nciku.com/search/all/%E9%82%84
    + Phần từ điển Trung Anh
    – 还(還)[hái]
    1. still, yet 2. even more 3. still 4. even 5. really 6. as early as more

    – 还(還)[hái]
    1. still; yet 2. even more; still more 3. also; too; as well 4. passably; fairly 5. even 6. used for emphasis more

    – 还(還)[huán]
    1. return 2. return 3. repay more

    – 还(還)[huán]
    1. go back; come back 2. give back; return; repay 3. to do something in return 4. back

    + Phần từ điển Trung Trung

    – 还(還)[hái]
    1. 表示动作或状态保持不变,相当于”仍然”
    2. 用在上半句里作陪衬,下半句作出推论,相当于”尚且”
    3. 表示在已指出的范围以外有所增益或补充
    4. 跟”比”连用,表示被比较事物的性状、程度有所增加,相当于”更加”
    5. 用在形容词前,表示勉强达到一般的程度
    6. 表示超出预料,有赞叹的语气
    7. “还”与”又”都可以表示动作再一次出现,但”还”主要表示未出现的动作,”又”主要表示已出现的动作。如”吃了一个还要吃一个””吃了一个又吃一个”。

    – 还(還)[huán]
    1. 返回;恢复(原状)
    2. 把借来的钱或物归回原主
    3. 回报

    – 还(還)[xuán]
    旋转。

    Theo cái từ điển Trung Trung này, thì huán (động từ) ở đây, ko nhất thiết là “đi trở về” (phản hồi), mà còn mang nghĩa là hồi phục nguyên trạng …

    Like

    • “Hoàn” nghĩa đầu tiên ngày xưa học, nghĩa là “trả lại tiền” 😛

      Vấn đề là, trong cái câu “thiên nhai cô trạo hoàn” thì e nghĩ nó chỉ có nghĩa là trở lại thôi… trở lại đâu thì ko biết.
      “Trạo”: 1. cái để chèo thuyền, 2. chèo thuyền, 3. con thuyền.
      => “cô trạo hoàn” nghĩa là:
      1. cái chèo thuyền trở về nguyên trạng (là nằm im, ko chèo nữa??? :P)
      2. một mình “trạo” (chèo thuyền) quay lại (hoàn là trạng từ phương hướng hay j đó, bổ nghĩa cho “trạo”))
      3. con thuyền cô độc (“cô trạo”) quay về (“hoàn” – động từ chính)

      Các nghĩa khác của chữ 还 có vẻ ko liên quan j lắm.

      Like

  4. Sen says:

    hạo nhiên hình như nằm trong 1 cụm là “hạo nhiên chi khí” (chắc trong 1 câu nói, hay sách vở nào đó), ý nghĩa to lớn, ví đại, hào sảng gì đó, cũng là do bắt nguồn từ cụm này (khí hạo nhiên), chứ ko phải là nằm tách biệt ra và mang nghĩa to lớn vĩ đại theo nghĩa đen thông thường đâu.

    Like

    • Tại nhớ đến “trống đồng hạo nhiên” – nghĩ là nó có nghĩa là “vĩ đại” thông thường hahaha

      Like

    • Sen says:

      Không biết là câu “trống đồng hạo nhiên” kia trong hoàn cảnh nào, nhưng theo ta cũng mang nghĩa là trống đồng mang khí hạo nhiên, nghĩa là trống đồng chứa đựng khí chất/ khí độ… đại loại là tâm hồn, văn hóa to lớn của dân tộc…

      Like

      • Hehehe, trống đồng hạo nhiên là trong “khi về chở cả trống đồng hạo nhiên” – 1 trong nhiều kiệt tác thơ ca dc trưng ở Đại Nam – mà có lần đã dc mentioned trên 1 post riêng 😛

        Like

  5. Sen says:

    lẻ loi hoàn lẻ loi, cô độc hoàn cô độc…
    trên sông còn có mấy người? (có thể là người đi tiễn đã tản về hết, cũng có thể là thuyền đã rời bến đi quá xa rồi (thiên nhai) cho nên ko còn nhìn thấy ai trên bờ nữa…) nên rốt cuộc chỉ còn lại 1 chiếc thuyền cô độc. Một mình ra đi, lúc đưa tiễn thì bạn bè thân thuộc dập dìu, nhưng về sau thì cũng vẫn chỉ còn là 1 thân 1 mình trên 1 con thuyền lẻ loi thôi. Nghĩa của chữ hoàn theo ta hiểu là thế.

    Thế còn Hoa gian phái là gì? đặc điểm của phái này là thế nào?

    Like

    • Hoa Gian Phái là 1 “trường phái” (bỏ vào ngoặc kép, nghĩa là nó cũng lỏng lẻo thôi) chuyên viết từ, xuất hiện tầm cuối thời Đường (Ngũ Đại).
      Lục Du dc coi là 1 người tiên phong, ông tổ của phái này, nhưng 2 người đại diện nổi bật nhất là Ôn Đình Quân và Vi Trang.
      Chủ đề của phái này là chủ yếu về các chuyện tình cảm yêu đương ly biệt, niềm oán hờn của thiếu phụ phòng khuê… phấn son vớ vẩn-“hời hợt” – kiểu như thế 😛
      Hoa Gian Phái có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và nở rộ của thể loại từ dưới thời Tống. Tuy nhiên, để ý là, Hoa Gian Phái ko được đời sau coi trọng lắm 😛 Cái này để e có thời gian rỗi thì sẽ coi thêm…

      Các từ phái khác, có:
      – Uyển Ước phái (hình thành trong thời Bắc Tống, nội dung vẫn rất tương tự với Hoa Gian Phái, nhưng dc đánh giá cao hơn Hoa Gian phái 1 chút, tại nghe bảo là tinh tế hơn, nhã nhặn hơn, tiêu biểu như Án Thù, Liễu Vĩnh, Âu Dương Tu, Lý Thanh Chiếu…
      – Hào Phóng phái, hình thành cuối Tống và kéo dài tận thời Thanh, phong cách thoáng đãng, thậm chí là phá cách trong vần điệu, âm luật (tiêu biểu như Trần Dư Nghĩa, Diệp Mộng Đức… là nx ai thì bạn AC chưa đọc đến :P)

      Nguồn: Wiki và Baidu, cộng thêm 1 ít trang tiếng Tàu, e đọc hồi trước, giờ lười đi check lại. Keyword: 花間派, nếu rỗi thì người tự check thêm 😛

      Like

    • Sen says:

      Thank you. Những tên Trần Dư Nghĩa, Diệp Mộng Đức cũng chưa nghe bao giờ. Liễu Vĩnh cũng chưa nghe bao giờ. HÌnh như trong 1 post nào đó nàng nói Âu Dương Tu cũng bị chê phá cách vần điệu âm luật?

      Like

      • Liễu Vĩnh thì e có đọc qua hồi trước 1 ít rồi. 2 người kia thì chưa đọc, hôm nào hứng thú sẽ coi sau, căn bản bây g hơi chán chán từ, chưa hồi lại hứng thú 😛
        Thực ra hầu như ai cũng có lúc phải phá 1 vài luật nhỏ trong âm điệu hoặc vần mà, nhưng nhóm Hào Phóng kia chắc là mạnh dạn made radical/prominent/regular changes trong vần điệu thì mới dc đặt thành tên như vậy.
        Thêm nữa, để ý là, cách chia phái này 1 phần dựa trên phong cách, 1 phần khác cũng dựa trên địa lý, lịch sử nữa.
        Hoa gian phái coi như là tiên phong cho việc đưa từ thành popular (vì ở thời Vãn Đường mà), mà các tác giả trong phái này cũng ở gần nhau (nhớ là hình như loành quanh ở vùng đất Thục – khỉ ho cò gáy). Đoán là họ nhậu nhẹt đàn đúm nhiều, mà nhậu nhẹt thì cần con hát, cho nên họ mới lấy các điệu hát để đặt từ – theo kiểu tự biên tự diễn ấy 😛 rồi tạo thành phong trào.
        Uyển ước phái thì ở thời Bắc Tống, lúc này hoàn cảnh khá an bình, văn thơ có dịp nở rộ, cho nên từ lan rộng ra các vùng khác nữa… Mà nhiều người viết từ, thì nx bài từ quá đơn điệu sẽ bị đào thải thôi, cho nên kỹ thuật của thời này có thể nói là đỉnh cao. Thêm nữa là 1 số người của triều cũ có tâm tư hoài cổ, u buồn, vd Lý Dục (Đường Hậu Chủ) ko là vua giỏi, nhưng là người vô cùng có tài văn nghệ (có bài Trường Tương Tư đã dc giới thiệu ở post nào đó trc đây), cho nên nội dung của từ dần dần đi xa khỏi nx vấn đề son phấn, tình cảm nữ nhi, hoặc là mượn nx topics này, nhưng ý đồ lại khác, vd Âu Dương Tu…
        Hào phóng phái thì là thời Nam Tống, vãn Tống, và kéo dài về sau nữa…

        AC

        Like

      • Sen says:

        cheers.

        Like

  6. Sen says:

    Ngại nhìn mặt nhắp chén khà biệt ly. –> câu dịch này của Ngô Văn Phú nghe hơi bị lủng củng một tý nhỉ?

    Like

    • Hehe, câu này nghe kiểu, chén chú chén anh, uống xong “riệu” là phải “hạo nhiên” “khà” 1 phát cho có khí thế 😛
      Thế nào, đến cụ Ngô dịch còn thấy lủng củng, người đẹp ra tay 1 phen thôi…
      Vừa đọc trên FB nàng Bonny, thấy có dịch thơ tiếng Hán đấy, “thơ” phong bút pháp rất chi là ưu thương, hoài niệm 😀

      Anhca

      Like

    • Sen says:

      Bài này dịch ra ngũ ngôn khó đấy. Bài gốc câu 3+4 đối nhau chỉnh. Nhưng sang tiếng Việt Hán Dương và Dĩnh Môn cùng vần bằng, đều muốn giữ cho đối nhau sẽ sai luật thơ…

      Like

    • Sen says:

      nàng thử bảo nàng đó dịch bài này cho nàng chơi… ta là đang cạn chữ.

      Like

  7. Sen says:

    mình vừa comment 1 cái như bt, thế mà bị cho vào spam mới sợ… thỉnh thoảng wp cũng vui tính. Có 1 bản dịch lục bát rồi… nhưng chưa đưa lên (ngâm dưa cũng là 1 việc làm hay ho). Ngũ ngôn nghĩ mất công, chữ lại đang trong lúc cạn… chắc phải ngồi nghe Vũ Linh thần tượng hát cải lương Hồ Quảng 1 vài tuần mới lấy lại cảm xúc 😀

    Like

  8. Pingback: Vi Trang (836-910) | Hoasinh_Anhca

Leave a comment