Tản mạn về Cải lương Hồ Quảng

Người ta lại còn ra vẻ ngây thơ vô số tội, nhắc khéo là “có kẻ tuyên bố sẽ viết cái gì đó về Vũ Linh cơ mà?” (nội dung chat ngày 26/5/2012–> trích nguồn tử tế, đạo đức cách mạng cao đến thế là cùng). Phải, thì đúng là có kẻ tuyên bố đấy, nhưng vẫn như cũ, lời của kẻ đó chỉ “nhất ngôn tứ đỉnh, song mã khả truy” thôi”, tin vào có mà “cạp đất mà ăn à?”

Bài học quan trọng tự rút: đã lười rồi thì từ nay đừng có bày đặt mà tuyên bố!!!

[Ngoài lề 1: hì, với tất cả lòng ngưỡng mộ đối với sắc đẹp của Ngọc Trinh, cũng như lòng thương hương tiếc ngọc đối với phái nữ nói chung, giải thích luôn rằng cái cụm từ “cạp đất mà ăn à” ở trên chỉ là tiện tay nhặt lấy, vì nó đang nổi bồng bềnh trên các mặt báo, chứ ko hề mang ý nghĩa đứng về phe các nhà văn hóa, nhà đạo đức, nhà phê bình xã hội vân vân và mây mây ném đá hay chỉ trích Ngọc Trinh]

[Ngoài lề 2: cụm từ “vân vân và mây mây” là học từ “người ta” – cái đứa ép tình ép duyên gì thì không ép lại cứ ép văn ép thơ ấy]

Vũ Linh – haizzz, vẫn là cổ nhân nói đúng, “tình nhân nhãn lý xuất Phan An, xuất Tống Ngọc”, với thể loại “Vũ Linh đích cuồng phiến” (quạt cuồng của Vũ Linh :-P), nếu viết về thần tượng thì chỉ có thương yêu và ngưỡng mộ. Mà do văn dở chữ kém, lại thiếu kiến thức chuyên môn về bộ môn nghệ thuật cải lương Hồ Quảng, thật ngoài hai chữ thương yêu và ngưỡng mộ ra cũng chẳng còn biết viết gì khác.

Vì thế cho nên, khi chẳng thể viết gì về thần tượng, thì con người ta xoay ra viết một bài tản mạn… về nội dung các tuồng cải lương Hồ Quảng… thông qua lăng kính poststructuralism 😀

Cần nói luôn là số lượng tuồng Hồ Quảng ta đây từng xem qua rất khiêm tốn, và chủ yếu là tuồng có Vũ Linh. Tất nhiên, là trừ 1 số vở nổi đình nổi đám như Mạnh Lệ Quân (2 versions: Lệ Thủy + Minh Vương; Phượng Mai + Kim tử Long) hay Con gái Mạnh lệ Quân/ Xử án Phi Giao (Ngọc Huyền + Chí Linh; Ngọc Huyền+ Kim Tử Long)…

[Ngoài lề 3: trong các đại mỹ nam TQ, Phan An, Tống Ngọc chỉ là những cái tên, riêng nhân vật  Lan Lăng Vương có lý lịch trích ngang và cuộc đời “hoạt động cách mạng” thật là đặc biệt, thật là đặc biệt.]

[Ngoài lề 4: chợt nghĩ, đáng ra phải lục mấy quyển truyện ngôn tình, học mấy cụm 4 chữ để miêu tả thần tượng cho thêm phần văn vẻ, đại loại như diện mục như ngọc, hình dung tú mĩ, nhân trung chi long, ngọc thụ lâm phong,  phong độ phiên phiên, khí độ quá nhân … hì nhưng mà thật cũng chẳng để làm gì]

Cải lương Hồ Quảng: hơi đáng tiếc, hầu hết cả vở cải lương Hồ Quảng (clHQ) đều dùng tích truyện TQ, hoặc lấy bối cảnh TQ. Không biết có phải do dùng tích TQ dễ bịa hơn, thích bịa thế nào thì bịa theo trí sáng tạo của người viết tuồng? Bối cảnh TQ thích ăn mặc trang điểm thế nào thì ăn mặc?

Chứ dùng bối cảnh VN, nhân vật lịch sử VN, kể cũng phiền hà? 😀 mấy cái phim cổ trang mới bước đầu thử nghiệm, đã bị bao nhiêu người lao vào ném đá, nào là đầu tóc giống tq quá, ăn mặc giống TQ quá vân vân và vân vân. Mà người VN chúng ta, với truyền thống cộng đồng  sắt son, sau lại càng được củng cố bởi tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa, cộng thêm dòng máu cách mạng luôn hừng hực trong tim, nên rất bạo dạn trong mấy vụ ném đá hội đồng, đã ném là ném cho sứt đầu mẻ trán cho biết mặt “sức mạnh tập thể” của các ông các bà mới thôi. Mà khổ nỗi, ném thì cứ ném, nhưng lại chưa ai chỉ ra được ngày xưa các cụ chúng ta ăn mặc như thế nào, để đầu tóc trang sức như thế nào (cho rằng người Vn xưa đội khăn xếp, mặc áo tứ thân, như cách chúng ta hay dress up cho mấy bức tượng bà Trưng bà Triệu, hay diễn những tuồng tích VN, cũng ko có gì là đúng nha). Nản hơn nữa, hầu hết người ném đá lại chẳng dựa trên sách vở tư liệu lịch sử gì, mà dựa trên reference là xem phim TQ 😛 Trong bối cảnh như thế, clHQ cho các anh hùng dân tộc ăn mặc giống TQ, hay cho vài màn yêu đương đàm tình thuyết ái chàng nàng “sến sủa”, xem chừng cũng khó quá hả… 🙂

Nhưng mà dù sao thì cũng vẫn tiếc, nếu tuồng về lịch sử Vn, con người Vn, sẽ càng đáng trân quý hơn [personal opinion]. Hay là, cứ bịa ra tên quốc gia, tên nhân vật như truyện cổ tích, thế cũng được.

Cải lương Hồ Quảng là thứ mà nhìn từ góc độ chống TQ, bài TQ đang nở rộ mấy năm gần đây (nhờ mấy vụ tranh chấp ở cái vũng nước trứ danh kia, mà làm cho ít nhất là 1 nhân vật trong nhà này đang đau đầu trầm cảm:-P), sẽ bị cho là sản phẩm của tình trạng “nô dịch văn hóa phương Bắc”, hì hì, còn nếu nhìn từ góc độ “hội nhập”, “toàn cầu hóa”, “đi tắt đón đầu”, “hòa nhập chứ ko hòa tan” and the like… thì là “tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại”, nhưng là “tiếp thu có sáng tạo”, cộng thêm đã “Việt Nam hóa” để phù hợp với “thuần phong mỹ tục” của người Việt Nam 😛

Ta đây vốn bản tính “cải lương dễ thỏa hiệp” (có muốn đâu, nhưng mà đặc điểm giai cấp nó như thế, làm sao đây 😦 ), nên chẳng muốn nghĩ mình nô dịch làm gì cho “đau đầu nhức óc”, lại phải “nếm mật nằm gai” đồ mưu đấu tranh cách mạng (chữ mượn trong Bình Ngô Đại cáo của thần tượng Nguyễn Trãi). Vì thế cho nên, hoàn toàn nhìn nhận clHQ theo ý nghĩa tích cực, tức là có học hỏi, có sáng tạo. Mà thực đúng là như thế cơ, truyện TQ, nhân vật TQ, nhưng tinh thần lồng trong đó lại rất VN (như sẽ được chứng minh ở dưới đây).

[Ngoài lề 5: hôm nay ta dùng chữ “cách mạng” hơi nhiều, phải chăng là “mặt trời chân lý” sắp “chói qua tim” rồi??? :D]

Cải lương Hồ Quảng – một vài nhận xét bên lề

– Xem/nghe clHQ, nói chung là đừng mong nhiều ở cốt truyện, đừng mong hành động, giật gân như phim Holywood, hay cao trào kịch tính như phim tâm lý tình cảm Hàn Quốc. Đại loại là có kịch tính, có lâm ly, có hành động, nhưng cái gì cũng ở mức vừa vừa phải phải. Mà cũng đừng mong cốt truyện chặt chẽ, thuyết phục, bởi vì nhiều tuồng cứ thủng lỗ chỗ ra đấy.

Nhớ gần đây nhất, xem vở Hoa bướm ngày xưa – Hai mảnh hoa tiên, thật là bực mình mà. Nhân vật An Đình (Kim Tử Long đóng) hùng hổ chia tay người yêu là Chiêu Lan (Phượng Mai đóng) ra trận để cứu nguy non nước, bảo vệ non sông này kia, sau khi đi nghe tin người yêu bị tuyển vào cung vua, lập tức quay giáo hàng giặc (??? à mà cũng đáng thông cảm, theo như trong tuồng thì “cháu nó” mới 18 20 tuổi). Một ngày đẹp trời anh An Đình lẻn quay về nước, giết phăng ngự lâm quân để cướp quần áo giả trang  vào cung vua tìm người yêu (thế mới sợ!!!). Gặp rồi, được em khuyên nhủ một hồi, nên quyết định lại quay về trung nghĩa với triều đình (hì hì, nghe hơi Ngô Tam Quế). Vì thế cho nên khi quay lại chốn sa trường, thân vẫn tại địch, cầm quân địch đánh nhau với quân nhà, nhưng cứu mạng tướng nhà là Hàn Phong Vũ (tên đẹp ghê, thần tượng của mình đóng :-D), xong sau đấy cùng tướng nhà nội ứng ngoại hợp đánh tan quân địch. Về phần em Chiêu Lan, được nhà vua gán cho anh Hàn Phong Vũ, làm vợ anh này nhưng vẫn tơ tưởng anh An Đình. Cho nên là, sau khi thắng địch, anh Hàn Phong Vũ dẫn ân nhân cứu mạng + anh em kết nghĩa trên sa trường chính là anh An Đình về ra mắt vợ. Thế là nhân lúc anh Hàn Phong Vũ không có mặt hai anh chị An Đình + Chiêu Lan có 1 màn hờn trách, dằn vặt, khóc lóc, bày tỏ nhớ thương. Câu chuyện còn, nhưng mà hic, đại loại là nó lãng nhách như thế đấy.

Lời clHQ: dùng nhiều từ Hán Việt, thơ cổ (TQ), điển tích cổ, nhưng đôi lúc lời/ điển tích/ thơ không phù hợp với nội dung tuồng cũng là chuyện bình thường. À mà thực ra vấn đề này cũng chẳng quan trọng mấy, clHQ vẫn hay tuyệt cú mèo, chẳng qua là tính ta tỉ mỉ nhỏ nhen, mới để ý kỹ lưỡng vậy thôi.

Ví dụ nha, xem tuồng Lương Sơn Bá Chúc Anh đài do Vũ Linh – Phượng Mai đóng, vừa đoạn trước, Lương huynh có một màn chỉnh đốn giới tính cho Chúc “đệ”, đại loại là chúng ta đều là đàn ông, làm sao có chuyện như đôi cá đôi ngỗng gì được
(xem ở đây http://www.youtube.com/watch?v=hADeEF5VA9U&feature=relmfu)
sang đến màn sau, lúc Lương Chúc nói lời chia tay, Lương huynh lại ngâm lên câu thơ: Cầu Ô thước đã chia đôi ngả – Giọt mưa ngâu là giọt lệ tình. Điển tích Ngưu Chức – cầu Ô thước.. là về tình yêu nam nữ (đúng ko nhỉ? nếu ta nhớ ko nhầm), Lương huynh ngâm hai câu này, thật ko hợp lý cho lắm.
(xem ở đây http://www.youtube.com/watch?v=RImnZ1kCuNw&feature=relmfu)

[Ngoài lề 6: by the way tuồng này Vũ Linh+ Phượng Mai hát hay ghê đi. Nhưng mà xem Lương Chúc, chỉ dừng đến đoạn Trả ngọc thôi, lại vẫn câu cũ, già rồi yếu tim nên ko xem được mấy đoạn thảm thiết về sau.
Ngoài ra, rất thích câu hát này của Lương huynh:
Hôm kia, còn yên vui
Hôm qua, còn hoa tươi
Hôm nay, buồn đau thương
Hôm nay, sầu ướt mi… tuôn tràn lan (ghi chú là mỗi version ca từ câu này lại được Lương huynh hát khác đi một chút) → tại sao lại thích câu này? chắc là cái bọn nghiên cứu chính trị đã dở hơi lại còn là tín đồ của postmodernism/ poststructuralism, rất thích các thể loại process tracing nên mới thích câu này 😛
(xem Lương Chúc Vũ Linh- Tài Linh trả ngọc ở đây http://www.youtube.com/watch?v=G33D-DxjmAE → Lương huynh nhìn thư sinh nho nhã thế thôi nhưng mà hất tay ném cái cốc vèo 1 cái, yêu ghê :-D)]

Ví dụ khác này, tuồng Gánh cải Trạng Nguyên, theo tuồng thì nhân vật chính (xem lâu rồi ko có nhớ tên, dĩ nhiên là Vũ Linh đóng :D) đi học chăm ngoan thi đứng thủ khoa cấp huyện hay gì đó, được 1 ông quan “biết hàng” mai mối cho cô con gái đến tuổi cập kê của mình, chắc là chờ thi đỗ trạng nguyên xong rồi cưới. Nhưng đến khi nhân vật này từ chối lời tán tỉnh của 1 em (không nhớ tên nốt – Tài Linh đóng), lại kể là “lương duyên tôi đã định rồi, giao hôn chỉ phúc với nàng họ Vương”. Hic giao hôn chỉ phúc là chỉ bụng hứa hôn lúc còn mang thai cơ…  Ngoài ra, nàng họ Vương kia trong lúc tương tư nghĩ đến chàng, đến hạnh phúc lứa đôi sau này lại ngâm bài Phong kiều dạ bạc mới kinh 😛

[Ngoài lề 7: trong tuồng này Vũ Linh- Tài Linh tung hứng rất xuất sắc, đáng xem,
tại đây – http://www.youtube.com/watch?v=oxZpp_5kKaQ; http://www.youtube.com/watch?v=d4z2U9vEEZI&feature=relmfu ]

Nữ phẫn nam trang: các đào cải lương phần đông hình dáng ko được thon thả, khi cải nam trang lại hay thắt đai quanh eo, nên nói chung nhìn hơi tròn, rất thiếu khí chất (đặc biệt kết hợp với kiểu đầu xịt gôm bờm sư tử ở trên nhìn rất gớm- Mốt những năm 90s đầu 2000s). Nên cho đến giờ, thấy cải nam trang đẹp nhất là Phượng Mai trong tuồng Lương Chúc, lúc đầu đội mũi, mặc áo ko thắt đai (link ở trên), chứ còn cái lúc ở trường học thì …

Nhân tiện tám luôn về Vũ Linh phẫn nữ trang: mới xem thần tượng phẫn nữ trang trong các tuồng: Phùng Bửu Sơn – Ngọc Quế Trang; Thái tử Đan giả gái; 1 cảnh nhỏ trong Phàn Lê Huê báo gia cừu; và gần đây nhất là Ngũ tử tư phạt Sở.

Thấy thần tượng nhìn duyên nhất là trong Phùng Bửu Sơn – Ngọc Quế Trang (http://www.youtube.com/watch?v=4alN2ADRidc), dáng điệu lúc hát câu “đuốc hoa ta động phòng trao thân” rất đáng yêu 🙂

Đến Ngũ tử tư phạt Sở (http://www.youtube.com/watch?v=iDe48ZUPz0s) thì… ôi thôi. Như đã kể với con chim, thần tượng cũng ko còn trẻ nữa, tuy vẫn thanh tú nhưng dù sao cũng ko còn được như ngày xưa, trong tuồng này thần tượng bị trang điểm quá đậm, quan trọng là màu sắc lại còn lạc tông với bộ áo cánh màu tím (màu tím là màu rất khó phối màu sắc). Bộ tóc ko hợp khuôn mặt. Ngoài ra, dù sao cũng là đóng vai võ tướng giả gái, ăn mặc kín đáo 1 chút như trong Phùng Bửu Sơn – Ngọc Quế Trang nhìn duyên hơn, mặc bộ đồ voan để làn da lấp ló, lại còn độn ngực lên cho gái 100%…  tóm lại là, dù thương yêu thần tượng lắm lắm thì cũng phải ngậm ngùi mà thừa nhận rằng nhìn Kỷ Xuân của thần tượng giống gái lầu xanh hết thời, hay gái nạ dòng phấn son lòe loẹt hơn là mỹ nữ, hic.

[Ngoài lề 8: hàn sinh ơi hàn sinh, bao giờ mới có đủ tiền mua mấy tuồng mới của thần tượng để xem đây??? Y_Y T_T Y_Y]

Trang phục trang sức tuồng: nhờ phước của nền văn hóa pop-rock đang lộng hành khắp thế giới, mà các loại công nghệ làm kim tuyến, kim sa, phụ kiện lóng lánh đạt đến đỉnh cao nghệ thuật. Cũng nhờ đó mà khiến cho trang phục tuồng ngày càng chói mắt. Ngày xưa kim tuyến kim sa gì đó chỉ đính viền áo, giờ dát nguyên cả bộ áo… Diễn trên sân khấu chấp nhận được, mang vào video hơi lóng lánh quá mức cần thiết (và quá tương phản với khung cảnh xung quanh). Bên cạnh đó, là đôi lúc các đào đeo mấy bộ tóc+ trang sức quá rắc rối, nhiều thứ lỉnh kỉnh ko khác gì đống rác trên đầu.

Cải lương Hồ Quảng và feminism (chủ nghĩa nữ quyền)

– ClHQ là một great feminist – thật đáng khen thay. Feminism thể hiện ở những chỗ xây dựng hình ảnh người phụ nữ rất tích cực:

+ Nhân vật nữ ra trận đánh giặc chí khí anh hùng ko thua gì nam giới. Thậm chí có khi còn hơn, không khỏi khiến người xem phải thắc mắc là đàn ông nam nhi đâu hết, sao toàn ngồi nhà để nữ giới ra trận là sao? (tuồng Ngũ Tiểu Thanh là 1 ví dụ – mà tuồng ngày cũng là 1 tuồng xem nội dung khá bực mình, mặc dù thần tượng của ta diễn cảnh ngượng ngùng “tình trong như đã mặt ngoài còn e” thật là hay, à ngoài ra còn có màn quay quạt siêu pro. Tuồng Lưu Kim Đính nữa, anh Cao Quân Bảo hùng hổ xông ra trận thì nằm ốm liệt giường, em Lưu Kim Đính ra trận thì hạ hết thành Đông đến thành Tây hic).

+ tự do tư tưởng, tự do truy cầu tình yêu, thể hiện qua mấy màn nữ trêu nam.

[Ngoài lề 9: nói đến nữ trêu nam, cứ thấy Tài Linh gặp Vũ Linh trên đường/ ngoài chiến trường là biết ngay sẽ có 1 màn nhảy vào trêu chọc, như trong mấy tuồng La Thông tảo Bắc, Thần nữ dâng ngũ linh kỳ, Mộc quế Anh dâng cây, Phàn Lê Huê báo gia cừu, còn gì nữa thì không nhớ (trừ Gánh cải trạng nguyên nội dung hơi khác biệt). Và mặc dù Tài Linh diễn cũng duyên lắm nhưng mà xem nhiều quá đến phát chán đi, đâm thấy hay nhất lại là màn Ngọc Huyền cua Vũ Linh trong Phàn Lê Huê phá hồng thủy trận (đúng ko nhỉ? đại loại là đoạn 2 người mới gặp nhau). Nhưng mà nói thế thôi, xem lần 2, màn Ngọc Huyền cua Vũ Linh trong Mộc Quế Anh cũng thấy chán nốt. Tóm lại, chẳng có chung kết….]

+ nếu lấy chồng rồi thì ngoan hiền đảm đang, hết lòng vì chồng, theo chồng.

+ Ngoài ra, nam đóng giả nữ không phải là hành động nhục nhã, mà toàn là anh hùng không (trong truyện Tam Quốc, Khổng Minh gửi quần áo đàn bà cho Tư Mã Ý, có ý bỉ thị lắm).

+ Tuy nhiên, có 1 tuồng lại đấu tranh cho nữ quyền 1 cách lộ liễu, là tuồng Tứ hỷ lâm môn, không thích, không thích, đâu phải cái gì cứ nói thẳng toẹt ra cũng là hay (by the way tuồng này có mấy màn tam ca Vũ Linh, Kim tử Long, Ngọc HUyền rất dễ thương, tuy nhiên, phản cảm vụ mặc quần áo giả trai, chân đi giày cao gót; đi giày cao gót kết hợp với trang phục đào võ trong Phàn Lê Huê thì còn tạm chấp nhận được).

Có 1 điều là, clHQ vô hình chung đã reflect, construct and reconstruct (hì, dịch ra tiếng Việt thế nào đây: phản ảnh, kiến tạo và tái kiến tạo, btw, cho ai vô tình đọc được dòng này, “kiến tạo” là từ chuyên môn nhé) hình ảnh, vị trí của người phụ nữ Việt Nam rất là mười phân vẹn mười, “ba sẵn sàng, ba đảm đang”, “chăm việc nước, đảm việc nhà”, “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” (hì hì, cụm cuối cùng vợt được trong phần bình luận về mấy cô nữ dân quân hay gì đó trong lễ diễu hành kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, có thể kiểm chứng ở đây 😀 http://www.youtube.com/watch?v=d63AqpclZtk)

Gần đây, bạn bè của ta kêu dữ lắm, có người thì nói, trên đời chỉ có 2 loại phụ nữ, 1 là phụ nữ hạnh phúc, 2 là phụ nữ Việt Nam (thãm hết biết), người khác lại kêu, đàn ông Việt Nam có giỏi thì chăm việc nước, đảm việc nhà đi (hì!!!). Cách kiến tạo hình ảnh người phụ nữ đa năng ở Vn thật là đeo tròng vào cổ phụ nữ mà (theo một cách vô cùng tinh vi :D, vừa đeo tròng vào cổ con nhà người ta, lại vừa khiến con nhà người ta tiếp tục phấn đấu khoác tròng và tự hào vì điều đó).

[Ngoài lề 10: cơ sở khiến Ngọc Trinh tự nhận là sống phụ thuộc vào tiền của người yêu bị các “liền anh liền chị” đức cao vọng trọng ném đá không tiếc tay là đây :-)].

– Có một điều này rất thú vị nha, trên chiến trường hay có mấy màn nữ đánh thắng nam (Mộc quế Anh dâng cây, La Thông tảo Bắc, Phàn Lê Huê (thắng cả Tiết Đinh San, cả Tiết Ứng Luông), Lưu Kim Đính, vân vân). Nhưng thường nàng thắng chàng là do dùng phép thuật. Suy ra là gì: (i) for some reason hình tượng người phụ nữ luôn gắn với phép thuật, không hiểu có phải dựa trên hệ tư duy là phụ nữ nói chung mê tín hơn đàn ông, nên dễ tin vào mấy chuyện phép thuật, dễ luyện mấy môn phép thuật hay ko :-)? Anh hùng hảo hán thường là “đường hoàng”, minh bạch, ko có chuyện dụng phép nha; (ii) Phụ nữ nói chung cũng cần phải có phép thuật thì mới thắng đàn ông, không thì đừng hòng. Tóm lại là trong đời sống thực thì đương nhiên không có chuyện này 🙂


Cải lương Hồ Quảng và Vietnamese nationalism (chủ nghĩa dân tộc Việt Nam)

– Vì clHQ hay lấy bối cảnh TQ, nên trước hết lạm bàn mấy câu về “the so-called” chủ nghĩa thiên hạ TQ (con chim kiến thức vững hơn nhớ correct cho ta vụ này).

Nếu các chuyên gia chuyên nghiên cứu về TQ (cả trong lẫn ngoài TQ) phân tích chính xác, thì cho đến cuối thế kỷ 19 ở TQ vốn không có thứ gọi là chủ nghĩa dân tộc 🙂 Thế giới quan của người TQ là chủ nghĩa thiên hạ (tiếng Trung: tianxia zhuyi, tiếng Anh: tianxiaism), và tư duy chính sách đối ngoại của TQ đối với lân bang là chủ nghĩa văn hóa (culturalism). Tức là gì: trên là trời, dưới là thiên hạ, nghĩa là TQ là thiên hạ, hoàng đế TQ cai trị toàn thiên hạ.  Vì hoàn cảnh mà bắt buộc TQ phải chấp nhận sự tồn tại của 1 vài vương quốc nhỏ xung quanh, nhưng các vương quốc này thần phục hoàng đế TQ (theo cơ chế triều cống, bao gồm cả VN trong đó), chấp nhận hoàng đế TQ là chủ thiên hạ. Ngoài ra các vương quốc này hoàn toàn inferior về văn hóa, bị người TQ gọi là man, di, địch, rợ, đại loại là ko có tư cách nói chuyện lân bang theo nghĩa bình đẳng.

Vì thế cho nên, TQ vốn là thiên hạ, chứ ko phải là 1 quốc gia-dân tộc theo cách mà chúng ta tưởng tượng (nhớ lời 1 học giả nào đó về tq ngày nay: a civilisation pretends to be a state). Do đó mới có chuyện, TQ cho đến khi bị phương Tây chia năm xẻ bảy  làm gì có tên nước (như tên TQ ngày nay), chỉ có tên các triều đại Hán Đường Tống Nguyên… làm bá chủ trung nguyên, cai trị thiên hạ mà thôi. Cái này ở Vn khác nha, chúng ta có các triều vua Lý Trần Lê… thay nhau trị vì, nhưng chỉ có 1 tên quốc gia là Đại Việt.

Thế nhưng theo thế giới quan rất đáng yêu của người VN, 🙂 được kiến tạo và tái kiến tạo qua bao nhiêu là thế hệ, như:
+ thế kỷ 11, “Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” (Lý Thường Kiệt),
+ thế kỷ 15, “Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác, Từ Triệu Đinh Lý Trần bao đời xây nền độc lập, cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương” (Bình Ngô Đại Cáo – Nguyễn Trãi)
+ thế kỷ 18: “đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” (Quang Trung Nguyễn Huệ)

luôn muốn khẳng định chúng ta là 1 quốc gia độc lập, bình đẳng với thiên triều đế quốc, nên rất là downplay các bạn TQ, hì hì. Tóm lại các bạn to thì có to, nhưng cũng chỉ là 1 quốc gia- dân tộc (như mọi quốc gia- dân tộc khác) mà thôi. Thế giới quan này đương nhiên càng được củng cố ở thời hiện đại, nhờ sự hình thành của hệ thống quốc gia- dân tộc trên thế giới.

ClHQ phản ảnh và kiến tạo tư duy này rất rõ, bằng việc gán tên cho các triều đại TQ thành Đường bang, Tống bang, Minh quốc (cứ như là tên của TQ thời đó là nước Đường, nước Tống :D) (trong nhiều tuồng, giờ ko nhớ nổi).

Chủ nghĩa dân tộc VN đáng yêu đấy chứ hả? 🙂

– Còn nữa, các bạn TQ ngày xưa vốn ko có quốc gia, nhưng có “thiên tử”, nên tư tưởng “trung quân” rất mạnh. Còn hệ thống value của người VN, như được thể hiện trong clHQ, “trung quân – ái quốc” luôn song hành. Thậm chí gần đây, soạn giả của tuồng Triệu phi loạn Yên Bang, Ngũ Tử Tư phạt Sở… còn quẳng luôn cả phần “trung quân”, chỉ giữ lại “ái quốc” 🙂 (such an interesting political implication!!!)

Mà “ái quốc” đối với người VN – vốn trải qua nhiều cuộc chiến tranh giữ nước – là một value tuyệt đối đúng, miễn thắc mắc, được coi trọng hàng đầu (không nói điều này là sai, chỉ chỉ ra hiện tượng là như vậy thôi), tất cả mọi hành động mang danh nghĩa “ái quốc” đều có thể được justified, bao gồm cả hành động gây chiến tranh 🙂

Xem link này trong Ngũ Tử tư phạt Sở – http://www.youtube.com/watch?v=EZrXk_aN-lc&feature=relmfu
và đây nữa http://www.youtube.com/watch?v=RdDLL84tsUU&feature=relmfu

[Ngoài lề 11: Nghe mấy link trên chợt nghĩ, Ngũ Tử Tư và Khổng Tử sinh ra cùng thời, thậm chí Ngũ Tử Tư còn cưỡi hạc trước Khổng Tử mấy năm, lúc Ngũ Tử Tư đang bận rộn ủ mưu báo thù cha, Khổng tử cũng đang dạy học/ làm quan, không biết lý thuyết Nho giáo của Khổng Tử lúc đó đã lan rộng đến bao nhiêu mà các nhân vật toàn thấy hát trung hiếu, đạo tam cang với ngũ thường (suy theo 1 khía cạnh nào đó thì hiển nhiên là chưa lan rộng lắm, nếu ko làm gì có vụ Ngũ Tử Tư- nếu được đào tạo “trung quân” một cách bài bản, trốn sang nước khác rồi chăm chăm quay về xử lý vua cũ). Hì, mà thực ra cũng chẳng quan trọng, tinh hoa văn hóa của người xưa, mượn thả vào bối cảnh nào chẳng được, giống truyện chưởng TQ ý, cứ thơ cổ mượn thả vào ầm ầm, bất chấp thời đại, kiểu như truyện lấy bối cảnh nhà Minh mà mượn thơ nhà Thanh. Tuy nhiên, kể ra 1 số thông tin nền hay ho sau cho ai có hứng thú: (i) tất nhiên sẽ rất sai lầm khi nghĩ rằng ông Khổng Tử là người sáng tác ra mấy cái tam cương ngũ thường này nọ, mà bản thân Khổng Tử cũng nói, ta có sáng tạo gì mới đâu, là người xưa nói hết rồi, chẳng qua là kế thừa thôi; (ii) tuy nhiên bản thân Khổng Tử không có viết sách, hệ thống hóa hệ tư tưởng của ông ý đâu, sau khi Khổng tử mất mới là các học trò tập hợp lời nói của Khổng Tử thành Luận ngữ này kia, mới ra bài bản; (iii) thời Xuân thu Chiến quốc là thời bách hoa đồng phóng, bách gia tranh minh, Nho giáo chỉ là 1 trong các học thuyết, phải đến thời Hán Vũ đế vài trăm năm sau đó mới trở thành độc tôn, là triết lý duy nhất được đề cao; (iv) interesting enough, Nho giáo trong vòng mấy trăm năm đầu chỉ đề cao giá trị “trung”, chứ ko hề có “trung quân”. Cũng phải từ Hán Vũ Đế trở đi, quyền lực tập trung vào tay hoàng đế, mới xuất hiện thứ gọi là “trung quân” – cái này đọc được từ 1 cuốn gọi là Luận ngữ chú giải của người TQ nhé :-)].

Lời kết (chẳng liên quan gì mấy đến những thứ viết ở trên)

Hôm nọ đọc được tin Việt Nam phải mời chuyên gia TQ sang dậy cho diễn viên VN đóng phim cổ trang, chợt nghĩ, sao ko mời luôn các nghệ sỹ Hồ Quảng (đặc biệt là thần tượng của mình)…

Kho tàng cổ thi Việt Nam cũng có nhiều bài thơ rất hay 🙂 các soạn giả clHQ nếu đào vào kho tàng này cũng hay lắm chứ…

Thực hiện xong lời tuyên bố, phù….


Vũ Linh đích phiến 🙂


About Hoasinh Anhca
Trì Trung Hoa sinh hưởng lạc - Chi Thượng Anh ca mạn đề

8 Responses to Tản mạn về Cải lương Hồ Quảng

  1. Ngoài lề: “Vũ Linh đích phiến” – cái quạt của Vũ Linh – Vũ Linh’s fan? Yêu nhỉ 😛

    Trong lề:

    – Đầu tiên là khen 1 tiếng hay cái đã – giọng văn e thik, đọc rất chi thoải mái, vui tươi, nhẹ nhàng (cơ mà cũng độc lạt phết, rất chi là thâm nho :P) => e nghĩ người đẹp nên luyện tập luyện tập (bằng cách viết thêm nhiều entries), sau này tất hữu dụng (vd, về vườn, viết tiểu thuyết ngôn tình, trinh thám, kiếm hiệp :P)
    – Khen tiếp về khả năng phân tích và tổng hợp, phân tích cụ thể (có cả process tracing, data khá phong phú), tổng hợp khá toàn diện. Nói chung rất có năng khiếu CMKH, trích lời ai-đó: bạn TM rất có khả năng làm NC 😛 => giáo chủ thực khiến tại hạ mở mang tầm mắt, ngưỡng mộ ngưỡng mộ 😛
    – Cảm ơn đã share nhiều thông tin bổ ích, về CLHQ cũng như nx thứ khác (từ nx vấn đề học thuật, nationalism, cn thiên hạ, Nho giáo, feminism, cho đến nx vấn đề thiết thực trong thời đại ngày nay – vd “cạp đất mà ăn” :P)

    Kiểu này chắc phải lên utube coi vài bộ CLHQ 😛

    Anhca

    Like

  2. Sen says:

    – nghe khen thật là xấu hổ. Nếu ta có năng khiếu CMKH, nàng cũng có năng khiếu CHMKH đấy hahaha
    – có người đem ngay từ độc lạt ra sử dụng.
    – Mà vấn đề là ở chỗ, ko phải khen người khác để đá bóng sang sân họ…. Bài phân tích về tâm lý Khổng Minh đâu? 😛

    Like

  3. 1. Ngoài lề số 3: Lâu lan Vương là ai thế? 😛

    2. Về cái việc dùng điển cố điển tích, thơ từ tiếng Hán 1 cách tùy tiện trong CLHQ, liệu có liên quan j tới “đẳng cấp” hay trình độ văn hóa gì gì đó của các soạn giả? Đại khái như, ng càng am hiểu về văn hóa cổ xưa của Tàu thì lại càng ít khi dùng loạn các thành ngữ, điển cố linh tinh? (Đây là câu hõi mang tính brainstorming, khuyến khích bạn YL đi tìm hiểu thêm về các soạn giả cãi lương :P)

    3. Feminism:
    – Em đồng ý cái vụ đeo 1 đống tròng vào cổ, chính ra là pn vn bị lừa nhiều phết đấy… Cứ như mình đây, chẳng đảm đang, chẳng sẳn sàng, cũng ko hiền lương thục đức gì, có tính là tỉnh táo, ko bị ngta lừa vào tròng ko? Hahaha, cãm ơn người cung cấp cho ta 1 cái cớ để bao biện cho cái sự thiếu tu dưỡng đạo đức cách mạng của phụ nữ vn của ta 😛

    4. Ờ, bạn cứ hõi mãi ta sao lại nói bạn “độc lạt”, ta điểm qua cho bạn mấy chỗ mà ta thấy “độc lạt” nhé hehehe: trích nguyên văn, cơ mà bạn dùng ngoặc kép rồi nên tớ ko bỏ của bạn vào ngoặc kép nữa vậy 😛

    – Suy ra là gì: (i) for some reason hình tượng người phụ nữ luôn gắn với phép thuật, không hiểu có phải dựa trên hệ tư duy là phụ nữ nói chung mê tín hơn đàn ông, nên dễ tin vào mấy chuyện phép thuật, dễ luyện mấy môn phép thuật hay ko ? Anh hùng hảo hán thường là “đường hoàng”, minh bạch, ko có chuyện dụng phép nha; (ii) Phụ nữ nói chung cũng cần phải có phép thuật thì mới thắng đàn ông, không thì đừng hòng. Tóm lại là trong đời sống thực thì đương nhiên không có chuyện này

    – Chủ nghĩa dân tộc VN đáng yêu đấy chứ hả?

    – Mà “ái quốc” đối với người VN – vốn trải qua nhiều cuộc chiến tranh giữ nước – là một value tuyệt đối đúng, miễn thắc mắc, được coi trọng hàng đầu (không nói điều này là sai, chỉ chỉ ra hiện tượng là như vậy thôi)

    AC

    Like

  4. Sen says:

    1. sory Lan Lăng vương chứ ko phải Lâu Lan Vương http://vi.wikipedia.org/wiki/Cao_Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_Cung (đã sửa cả ở trên)

    2. Ko có hứng thú tìm hiểu về các soạn giả cải lương. Nhưng cảm nhận dùng nhiều điển cố điển tích hay ko cũng là do sở thích của từng người. Ngoài ra thì chắc so với ngày xưa đã là giảm thiểu rồi, vì giờ mấy ai hiểu Hán Việt nữa đâu? Ngoài ra nữa thì, soạn giả cải lương trước hết phải am hiểu mấy trăm cái điệu hồ quảng, cải lương, lý liếc này kia, để viết được lời cho khớp cũng là chuyện ko đơn giản rồi, khó mà đòi họ phải am hiểu sâu xa về văn hóa cổ của Tàu như dân chuyên nghiên cứu về TQ được. Với cả ko phải ai xem ClHQ cũng là để phân tích từ ngữ này kia 🙂 có người nghe hát là chủ yếu, xem múa là chủ yếu (chỉ có đứa dở hơi, thích textual analysis mới để ý nhiều đến ca từ thôi)

    Với cả nhiều trường hợp, thì đúng là do văn hóa khác biệt, thế giới quan khác biệt, khó mà khiến người ta để ý đến tiểu tiết. Như vụ chủ nghĩa thiên hạ >< cn dân tộc chẳng hạn. Rất khó để người VN tưởng tượng TQ là thiên hạ, bởi như thế thì VN vất đi đâu??? Bên lề của thiên hạ chắc? 😀 trong thiên hạ của TQ thì chỉ có TQ, còn xung quanh là 1 đám man di mọi rợ ko đáng tính, còn trong thiện hạ của VN thì có cả TQ lẫn VN (và những nước khác).

    Thế giới quan ‘dìm hàng’ tq như thế này ko đáng yêu hay sao? (đừng có dĩ tiểu nhân chi tâm, độ quân tử chi phúc 😛 )

    Một ví dụ khác, ở VN chỉ có 1 khái niệm "vua", chúng ta gọi là vua cả hoàng đế TQ, cả các loại vương (vua của nước chư hầu), còn ở TQ "đế" và "vương" là 2 khái niệm khác nhau, phân biệt rất rõ ràng. Ngoài ra, thời Xuân thu Chiến Quốc chưa có chuyện xưng đế, vua các nước (chư hầu của nhà Chu trên danh nghĩa) đều xưng ''vương'', ko ai xưng đế, kể cả vua nhà Chu cũng ko xưng đế. từ Tần Thủy Hoàng đế trở đi người làm chủ thiên hạ xưng đế, con cháu, họ hàng hang hốc phong vương phong đất (vì thế Tần Thủy Hoàng mới là hoàng đế đầu tiên của TQ). Xem thử cái link Ngũ tử tư ở trên, có hát câu về Sở vương: 'tiên đế băng hà…'… bởi ở vn chúng ta cũng ko chú trọng lắm là tiên đế hay tiên vương, tất cả đều là vua thôi.

    Chợt nhớ chính sách đối ngoại VN thời phong kiến là "trong xưng đế, ngoài xưng vương" 😀 ko biết là các cụ ngày xưa có hẳn chính sách như thế này viết thành văn bản (trong tư tưởng hành động thì chắc chắn là có rồi), hay là do con cháu thời sau tổng kết và gán cho các cụ?

    3. Ta chẳng thấy mấy cái câu kia độc lạt ở chỗ nào. Không phải là phong trào đấu tranh nào chẳng cố giành ngọn cờ "yêu nước, thương dân" hay sao? 🙂 Viết tuồng về mấy anh hùng, cứ gán cho hành động của các anh thành yêu nước thương dân, là các anh thành người tốt hết, hành động là đúng hết (content của ''yêu nước, thương dân'' tất nhiên là debatable, mỗi phe 1 ý).

    Mà chủ nghĩa dân tộc/ chủ nghĩa yêu nước của vn đúng là mạnh thật. Đơn cử 1 trường hợp học thuật là trường hợp của sử gia Lê Tắc. Ông này thời Trần, theo chủ hàng nhà Nguyên, nên sách sử ông này viết ra ko có được công nhận. Các sử gia Vn sau thời Trần có tham khảo sách ông này, nhưng vẫn ko tính sách của ông này vào hàng chính thống. Phải mãi đến mấy năm gần đây sách này mới được dịch ra tiếng Việt, bày bán ở các hiệu sách VN (nói chung tội phản quốc là tội nặng ko thể tha thứ được).

    4. Nhưng ta biết độc lạt đã thành favourite word của bạn rồi, xem chừng ta sẽ còn phải chịu cái từ này dài dài, haizzzzzzzzzzz

    5. Đang lười quá, chưa có tâm trạng edit phần feminism theo gợi ý rất đúng đắn của bạn (kể ra bạn giúp edit hộ, hoặc thêm thắt vào thì tốt)… by the way, ko thích lắm dịch feminism thành chủ nghĩa nữ quyền (đấu tranh cho nữ quyền hình như chỉ là 1 phần nhỏ của feminism thôi???)

    Like

  5. Pingback: Lê Hoàng viết về Ngọc Trinh: Tại sao đàn ông chỉ lo cho đứa ngốc? – Thâm thúy? – Đọc và thu hoạch những gì? « Hoasinh_Anhca

  6. Pingback: Trú dạ lạc – Liễu Vĩnh | Hoasinh_Anhca

  7. Pingback: Tối độc phụ nhân tâm và thể loại phim/truyện cung đấu | Hoasinh_Anhca

  8. Mưa says:

    Xin chào!
    Em là người trẻ nhưng thích cải lương trong đó có tuồng cổ
    Đọc bài viết này e cũng muốn nói mấy điều để góp vui.
    – cải lương tuồng cổ: thứ nhất Trang phục nó chỉ còn 85% là của TQ nhìn một số vở Tuồng cổ như Hoa Bướm ngày xưa, Đất kỷ Trụ Vương, Tứ đại mỹ nhân( ta không hiểu Tây Thi theo lịch sử được Vua Việt Vương câu Tiễn dân vua ngô âm mưu chuốt lợi lịch sử Trung hoa cũng nói Tây Thi là người Việt vậy tại sao hiện tại người ta bảo bà sinh ra ở Trung Quốc phải chăng chỗ đó từng là đất Việt- lịch sử Việt Nam có Ghi Giao chỉ Cửu Chân là đất Việt cổ bị Trung Quốc đánh chiếm được. cũng theo nó Giao Chỉ tận Quãng Đông Quãng Tây china hiện tại tức là nó từng là đất Việt thì trên thực tế china chả có một liên quan gì đến biển vậy sao họ dành hoàng sa mà không ai dùng lý do này cải lại- tại sao Trung Quốc lại gọi người Quảng Đông là người Việt gọi tiếng Quảng Đông(một ngôn ngữ dùng chữ phồn thể ở Hong kong Quảng Đông một số vùng lân cận và người Hoa kiều) là tiếng Việt một số tin tức gần đây cho thấy họ buộc người ở các vùng này phải dùng tiếng QT thay vì ngôn ngữ địa phương và bị phản ứng kịch liệt các vùng đảo bán đảo điều ghét người đại lục???)chẳng hạn nhìn nó có một cái gì đó không giống phim cổ trang Trung Quốc nếu nói trang phục mà để giống hoàn toàn thì chỉ có thể loại Hát Bội thể loại được du nhập từ Kinh Kịch của Quảng Đông nó được ưa chuộng chủ yếu ở miền Bắc Trung bộ sau khi vào miền Nam thì ng Miền Nam cải cách để thành cải lương sau đó thì nó lang tỏa ra các vùng khác. hát bội mất đất diễn
    Nội dung: chúng ta ai cũng biết Trung bộ là vùng đất của champa vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga của nghệ sĩ Thanh Nga Biểu diễn đã khiến bà bị bắn chết.nhìn các phim cổ trang Việt Nam hiện nay cũng biết, khai thác lịch sử Việt Nam không đúng sẽ bị ném đá nên cải lương chọn nội dung Trung Quốc để đánh lạc hướng người Việt cũng có lý riêng của họ một số cải lương dùng lịch sử Trung Quốc nhưng nó hoàn toàn thuần Việt gần 90% có thể kể A Khắc Thiên Kiều(chiến Tranh Mông,Tây Tạng ), Đêm Lạnh Chùa Hoang(mông, Tây Tạng),Nàng Út ống tre(Tề,Sở) các nghệ sĩ diễn tài đến nỗi một số trẻ em Việt Nam thời bấy giờ cứ ngỡ là lịch sử Việt Nam
    Lại nói Lịch sử của ta cho Thấy ta với bọn man rợ hướng bắc lúc bắt lúc thả dành độc lập rồi lại bị tấn công cứ lặp đi lặp lại ảnh hưởng văn hoá là điều tất nhiên
    Nhưng trên thực tế ở Châu Á này người Việt Nam nhìn bề ngoài điều phân biệt được với các nước khác Trung Quốc Mắt híp đàn ông mặt góc cạnh, vuông. Hàn Quốc mắt híp cầm hơi nhọn khuôn mặt lại dài đàn ông cũng một số mặt vuông một số trái xoan, người Ấn Độ có râu quay nón và ở phụ nữ là mắt To
    Việt Nam nước ta là nước duy nhất ở Đông nam Á khác hoàn toàn với các nước còn lại các nước khác một số thì như Ấn Độ( thailand, cambodia, Myanma, Malaysia, Laos Indonesia người hồi) một số giống Hoàn toàn China (Singapore) riêng Philippines giống thuộc địa bị đống nhất Ba Lan điều tích cực ở những người lai âu á ở đây là họ luôn đđạt thành tích ở các cuộc thi sắc đẹp thế giới còn vietnam thì sao Đất và Đạo Phật nhờ người Ấn Độ, văn hoá hao hao china, Sài Gòn lại có nhiều kiến trúc Pháp khuôn mặt của người Việt ở nam là mặt Tròn, Trái lê luôn hót vào ở hai thái dương(kkể cả mặt trái xoan cũng có) mắt một mí nhưng không híp ở nữ mặt trái xoan vừa không quá dài như người Hàn lại có cầm nhọn mất hai mí nhưng không quá to như người Ấn
    Phim Cotrang Việt Nam bị hạn chế về Trang phục không biết nên chọn cái nào tại sao các nhà làm phim Việt Nam không nhờ khán giả Việt chọn phim Mỹ Nhân Kế là một sự thất bại về Trang phục nó được cắt ghép từ trang phục truyền thống mà ra thì làm sao người ta chấp nhận.

    Like

Leave a comment